- vừa được xem lúc

Tìm hiểu khái quát về React Server Component

0 0 8

Người đăng: Nguyen Huy Cuong

Theo Viblo Asia

React Server Component là gì?

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ lại thông tin ít ỏi mà mình tìm hiểu được trên mạng về Server Components, một khái niệm hoàn toàn mới vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và phát triển. Vậy Server Components là gì ?
Đầu tiên phải chắc chắn là chúng ta đều nắm rõ khái niệm về components trong Reactjs đã nhé. Hiểu đơn giản thì components là một function, nhận vào một loạt các tham số đầu vào (các props) và trả về một React element, chỉ định những gì sẽ hiển thị ra màn hình. Components cho phép chúng ta chia nhỏ giao diện thành các phần độc lập, dễ dàng tái sử dụng và tuỳ biến. Chúng ta tạm gọi components mà chúng ta biết hiện nay là Client Component.
Server Component có thể coi là một loại component mới, sẽ render ở phía server trước khi được gửi về phía client (trình duyệt).
Khi nghe qua như vậy thì mình thấy khá giống với cách thức mà Nextjs, frameworks giúp xây dựng ứng dụng react theo hướng server render đã khá là phổ biến và mạnh mẽ. Thực tế thì mặc dù không hoàn toàn giống nhau nhưng Server Component cũng mang lại rất nhiều ưu điểm tương tự với Nextjs như là:

  • Dễ dàng hơn trong quá trình phát triển khi ta có thể kết nối trực tiếp với các nguồn phía server như là cơ sở dữ liệu (database) hay các service nội bộ.
  • Mang lại hiệu năng tốt hơn nhờ giảm độ trễ khi giao tiếp giữa clientserver.
  • Giảm nhẹ kích cỡ của mã nguồn. Các thư viện chỉ sử dụng ở phía server sẽ không cần phải truyền tải về client.

Ngoài ra Server Component còn một ưu điểm khác đó là tự động chia mã nguồn thành các phần nhỏ, sau đó clients chỉ cần load những phần cần thiết giúp tối ưu hiệu năng hơn. Nghĩa là chúng ta sẽ không cần phải viết code như thế này nữa

const AppComponent = React.lazy(() => import('./app'))

Mà cứ import trực tiếp component chúng ta cần mà thôi:

import AppComponent from './app'

React Server Component và React Component.

Như mình đã nói thì tư tưởng của Server Component nghe qua khá là giống với cách làm Server Render (SSR) bằng một số công cụ như Nextjs hiện nay.
Trong SSR, khi trình duyệt yêu cầu một trang (page), component sẽ được render thành HTML bởi công cụ react-dom/server, sau đó được gửi về client. Quá trình render này chỉ diễn ra một lần tương ứng mỗi lần chúng ta truy cập tới trang đó. Trong quá trình này, chúng ta hiển là react-dom/server đã làm một việc là đọc hiểu toàn bộ cấu trúc React Element của trang đó và chuyển thành HTML tĩnh. Sau lần render lần đầu tiên này, trang của chúng ta sẽ không khác gì một ứng dụng React thông thường. Khi cần cập nhật dữ liệu, Client sẽ phải gửi request tới API Server, tương tự như cách mà ứng dụng SPA thực hiện, hoặc là chúng ta refresh lại trang để quá trình render phía server được thực hiện lại. Cả hai quá trình sẽ đòi hỏi component phải render lại từ đầu.
Đối với Server Component, component cũng được render từ phía server, sau đó gửi kết quả về client qua một giao thức tuỳ biến. React nhận dữ liệu đó và tiến hành hợp nhất (merge) giao diện mới với cấu trúc hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái của client. Quá trình này có thể diễn ra bao nhiêu lần cũng được. Hơi trừu tượng phải không, có thể hiểu là Server Componentcomponent được render hoàn toàn từ phía server chứ không phải chỉ một lần như cách làm SSR hiện nay.
Có thể hiểu là, đối với client, React Server Component (RSC) không hoàn toàn giống như components hiện nay nữa. Trước hết RSC có thể cập nhật chỉ một phần nhỏ giao diện, khác với SSR, RSC sẽ không bao giờ gửi về cả một trang HTML hoàn chỉnh trong lần tải trang đầu tiên. Mà lần tải này sẽ có phần tương tự như đối với cách làm SPA, nhận về một trang HTML gần như chưa có nội dung.

Để dễ hình dung hơn, chúng ta cùng xem xét một ví dụ sau, giả sửa ta có một ứng dụng nhỏ hiển thị một danh sách các bộ phim và một ô input với chức năng tìm kiếm. Mỗi khi ta thực hiện tìm kiếm thì trên giao diện sẽ cập nhật kết quả danh sách mới tương ứng. Đối với cách xây dựng bằng components thông thường, quá trình có thể được mô tả khái quát như sau:

  1. Mỗi khi bạn thực hiện tìm kiếm, một request sẽ được thực hiện tới một Server API, nhận về một kết quả dạng JSON.
  2. Khi nhận được kết quả, chúng ta thực hiện đưa tới components (thông qua việc thay đổi state hay props tương ứng).
  3. React Component nhận thấy sự thay đổi và tiến hành render lại và hiển thị kết quả mới ra màn hình.

Đối với React Server Component, quá trình thực hiện sẽ hơi khác một chút như sau:

  1. Một yêu cầu mạng (network request) được gửi tới server backend, server này có khả năng cung cấp RSC.
  2. Component sẽ tự mình thực hiện render ở phía server (bước 2 và 3 ở trên) và trả về cho client kết quả là một dạng static markup không phải HTML hay JSON.
  3. Phía Client sẽ thực hiện đọc phần kết quả nhận được và render ra giao diện tĩnh. Phía client không cần thực hiện request dữ liệu tới serverrender kết quả đó. Mà chỉ thực hiện chuyển hoá kết quả render từ phía server thành HTML tĩnh.
Một số lưu ý ở thời điểm hiện tại
  1. Server Component không thể có những tương tác (không thể sử dụng được các api như useState hay useEffect) bởi vì chúng chỉ đảm nhận việc cập nhật giao diện.
  2. Server Component vẫn có thể chứa Client Component, và những component này vẫn sẽ hoạt động đầy đủ tính năng như bình thường.
  3. Props truyền vào RSC phải ở dạng serializable, nghĩa là props có thể ở dạng strings hay JSON, nhưng không thể ở dạng jsx.

React Server Component hiện nay vẫn đang trong quá trình phát triển và thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là một bước phát triển tiếp theo của reactjs giúp hỗ trợ tốt hơn cho SSR cũng như tối ưu ứng dụng react tốt hơn. Chúng ta hay cùng chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để được trải nghiệm thực tế thay đổi này nhé.

Nguồn tham khảo:
React Server Components Explained
Introducing Zero-Bundle-Size React Server Components

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 83

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 109

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 45

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 39

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 40

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 69