- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Composition trong vuejs

0 0 115

Người đăng: zZzZ

Theo Viblo Asia

Ở bài trước tớ có giới thiệu về lifecycle Vue 3, trong thời gian tìm hiểu kết hợp với google dịch ?)) thì tớ mới phát hiện Vue 3 có cho ra mắt phần mới cũng được coi là phần core của nó, Nó được gọi là Vue Compostion API và hiện tại nó đã được ra mắt. Vô tình thì tớ thấy lifecycle hook chỉ là một phần nhỏ trong một cái to to. chúng ta cùng tìm hiểu nhé :3.

À quên để đọc hiểu phần này chúng ta cũng nên có chút gì đó để hiểu cơ bản của Vue và cách hoạt động chúng ra làm sao . chúng ta cùng tìm hiểu lần 2 nhé :v.

Why Composition API ?

Compostion API sinh ra để nhằm giải quyết những bất cập và hạn chế lớn nhất thường gặp của Vue2, cụ thể sẽ là một số hạn chế thường gặp sau :

  • Một component được phát triển sẽ phình to ra, lớn hơn thì khả năng đọc hiểu code hoặc sửa chữa lại code sẽ cực kì khó khăn.
  • Code khó sử dụng lại được.
  • Có hạn chế hỗ trợ typescript

Xem chi tiết tại đây nhé

Composition API

Basics of Compostion API

Để bắt đầu làm việc với Composition API chúng ta cũng nên biết chỗ mà chúng ta cần làm việc khai báo và sử dụng nó. Ở trong vue component nơi chúng ta sử dụng là setup

setup component option

Setup component option được thực thi trước khi component được tạo.

Bởi vì setup thực thi trước component được tạo, trong setup sẽ không có this, ngoại trừ props thì không thể truy cập các thuộc tính đã khai báo trong compoent ví dụ: computed, local state, methods ...

setup sẽ nhận hai tham số đầu vào là propscontext , khi trả về từ setup chúng ta sẽ có thể sử dụng nó với thành phần còn lại. ví dụ :

<script> import {ref} from 'vue' export default { props: { post : { type: Object, required: true } }, setup(props, context) { console.log(props); // {post : ''} console.log(context); const stt = ref(123); return { // khi bạn return chúng ta có thể sử dụng nó như là một thành phần component stt, // trả về mộtvailable } }, }
</script>

Ref - reactive variables

reactive variables được hiểu như là một vùng chứa các variables mà khi thay đổi variable thì tất cả những gì sử dụng variable đấy sẽ lập tức thay đổi.

Chúng ta có thể tạo được nhiều variables khi sử dụng ref function. ví dụ :

import { ref } from 'vue'
const value = ref(0);

ref nhận tham số đầu vào và trả về một đối tượng có key là value, sao đó chúng ta có thể sử dụng và thay đổi chúng.

Việc bao bọc bởi một đối tượng có thể bạn sẽ nghĩ là không cần thiết, nhưng khi có yêu cầu thống nhất giữa các loại dữ liệu trong javascript thì chúng ta cần sử dụng đối tượng, Có nghĩa là nếu value là một kiểu numberString thì bạn thay đổi giá trị chứ không phải là tham chiếu.

Lifecycle hook Registration inside setup

Để sử dụng được lifecycle hook trong setup function thì chúng ta sẽ thêm tiền tố on:X

ví dụ:

hook function on:X
beforeCreated setup()
created setup()
beforeMount onBeforeMount
mouted onMouted
beforeUpdate onBeforeUpdate()
updated onUpdated()
beforeUnmount onBeforeUnmount()
unmouted onUnmounted

Reacting to Changes with Watch

Watch được định nghĩa để giám sát thay đổi của một thuộc tính trong Component và dưới đây là cách mà Compostion sử dụng trong setup.

<script>
<template> <div class="composition"> <button @click="stt = Math.random(1, 199)">click</button> </div>
</template> <script>
import {ref, watch} from 'vue'
export default { setup() { const stt = ref(123); watch(stt, (newValue, oldValue) => { console.log(newValue); console.log(oldValue); }); return { stt, } },
}
</script>

watch function chấp nhận ba tham số truyền vào

  • Reactive Reference hoặc một get function mà chúng ta muốn theo dỗi
  • a callback
  • xử lý

Computed

Tương tự với refwatch, computed properties có thể được tạo bên trong setup cùng xem ví dụ nhé .

<template> <div class="composition"> <p>{{ sttComputed }}</p> </div>
</template> <script>
import {ref, computed} from 'vue'
export default { setup() { const stt = ref(123); const sttComputed = computed(() => stt.value + 10) return { stt,sttComputed } },
}
</script>

chúng ta cần return computed thì mới có thể sử dụng được và tớ nghĩ khá dễ hiểu để làm ví dụ. Cùng tớ tìm hiểu tiếp về setup function nhé.

Setup

Khi sử dụng setup function chúng ta nên setup function sẽ có 2 tham số truyền vào

  • Props
  • context

Props

props là tham số truyền vào đầu tiên của setup funtion, bên trong setup chúng ta có thể sử dụng và mỗi khi props thay đổi chúng vẫn sẽ cập nhập như bình thường.

<script> export default { props: { post: { type: Object, required: true } }, setup(props) { console.log(props.post); }, }
</script>

Context

Context là tham số thứ hai truyền vào setup funtion, Context là một đối tượng gồm có các thành phần:

  • attrs : hiển thị các thông tin thuộc tính mà component cha truyền vào ví dụ,class
  • slots: quản lý slot truyền vào từ thằng cha
  • props: quá quen thuộc rồi ?)
  • emit: truyền ngược lại lên thằng cha

Tớ cũng không biết giải thích như thế nào cho phù hợp ý :3. thôi đành quăng ví dụ lên cho mọi người hiểu rõ @@

// composition.vue
<template> <div class="composition"> <demo class="demo demo2" v-bind:user="1232" v-on:send="getEmit"> 123123123 </demo> </div>
</template> <script> import Demo from "../components/demo"; export default { components: {Demo}, setup() { function getEmit(emit){ console.log(emit); } return { getEmit, } }, data() { return { message: 123, } }, }
</script>

file demo.vue

<template> <div class="container"> <p>{{ post }}</p> <p>{{xx}}</p> <slot></slot> <button @click="xx = Math.random(1, 100)"> click</button> <button @click="sendEmit">Emit</button> </div>
</template> <script>
import {ref} from 'vue';
export default { name: "demo", props: { user: { type: Number, default: 213 }, post: { type: Number, default: 1233 } }, setup(props, context) { let xx = ref(123); console.log(context.attrs); console.log(context.slots); console.log(context.props); function sendEmit() { context.emit('send', 'send Emit'); } return { xx, sendEmit } },
}
</script>

bạn có thể tham khảo ở link

Accessing Component properties

Khi setup đang thực thực thì component vẫn chưa được tạo chúng ta chỉ có thể truy cập một số thuộc tính mà tớ đã làm ở trên. Cũng có nghĩa chúng ta không thể truy cập vào các thuộc tính của component instance như:

  • data
  • computed
  • methods

Provide/Inject

Provide/Inject được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề truyền dữ liệu thông qua nhiều compoent lồng nhau.

ví dụ: Trong trường hợp ông nội cho tiền cháu nội của mình sẽ có 2 cách:

cách 1: đưa tiền cho con trai và nhờ con trai đưa tiền cho cháu nội ( sử dụng props)

cách 2: đưa tiền thằng cho cháu nội ( thì đây sẽ là provide/inject)

cùng xem mẫu nhé :

Component ông nội

 <script>
import { provide } from 'vue'
export default { components: { MyMarker }, setup() { provide('location', 'North Pole') provide('geolocation', { longitude: 90, latitude: 135 }) }
}
</script>

**Component cháu nội *

<script>
import { inject } from 'vue' export default { setup() { const userLocation = inject('location', 'The Universe') const userGeolocation = inject('geolocation') return { userLocation, userGeolocation } }
}
</script>
  • Provide cho phép chúng ta xác định 2 tham số truyền vào
    • Tên thuộc tính : thứ mà thằng cháu sẽ bắt
    • Giá trị : thứ mà thằng cháu nhận được
  • Inject cũng cho phép chúng ta xác định 2 tham số truyền vào
    • Tên thuộc tính mà provide đã khai báo
    • Giá trị mặc định : ông nội không cho thì bằng 0.

Chúng ta có thể nắm bắt được khi hành đồng provide và inject thực hiện thông qua sử dụng refreactive để cập nhật tự động một cách mới nhất.

Kết bài

  • Nhìn chung thì tớ cùng mọi người có một cái nhìn thông quan về composition API Vue 3, hy vọng sau bài này tớ cùng mọi người có thể làm được nhiều demo nghịch ngợm để có cái nhìn rõ nhất về hiệu suất làm việc của nó.
  • Sau bài viết này mọi người cũng có một thắc mắc giống tớ đúng không ? đó là cái gì cũng viết ở setup funtion hả ?)) đừng lo lắng Vue nó cũng cho ra một cái function Compostion mà ở đầu tớ đã để link trong video rồi đó.

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian theo dõi và đọc bài viết sơ sài của mình !!! cảm ơn mọi người rất nhiều

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 374

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về cách thiết kế Class Diagram

Trong 1 dự án, việc tổ chức code cũng như clean code là 1 điều rất quan trọng, nếu cách thiết kế các class hợp lý và rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc mở rộng và bảo trì sau này. Để làm được điều này chúng ta cần phải có 1 bản thiết kế Class Diagram thật sự hợp lý.

0 0 76

- vừa được xem lúc

Vòng đời và trạng thái của Thread

A. Giới thiệu.

0 0 119

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 3

Hôm nay, để tiếp tục cho series so sánh, hãy cùng mình khám phá thêm 2 địa danh mới khá nổi tiếng của Việt Nam mình đó là Cù Lao Chàm và đảo Lý Sơn. .

0 0 100

- vừa được xem lúc

5 sai lầm phổ biến khi code JavaScript mà bạn ít khi để ý

Bài viết hôm nay mình giới thiệu đến các bạn 5 lỗi lập trình thường gặp trong JavaScript. Tất nhiên mình sẽ không nói về các syntax error, hoặc những lỗi quá bình thường.

0 0 43

- vừa được xem lúc

Cách sử dụng dagger 2 cơ bản trong Android

I. Giới thiệu.

0 0 233