- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về scrum trong 5' - p4

0 0 25

Người đăng: Tomii

Theo Viblo Asia

Trong phần này sẽ tìm hiểu về 2 phần cuối trong Scrum đó là Scrum Event và Scrum Artifact.

Scrum Event

Sprint

Sprint là trái tim của Scrum, nơi biến những ý tưởng thành giá trị.
Độ dài của Sprint tối đa là 1 tháng, tối thiểu là 1 tuần.
Sprint sẽ ngắn hơn nếu dự án có nhiều risk.
Sprint mới sẽ bắt đầu ngay sau Sprint trước đó. Tức là giữa 2 sprint thì là nothing.
Trong suốt Sprint thì:

  • Không có thay đổi gây ảnh hưởng đến Sprint Goal;

  • Không giảm chất lượng;

  • Nếu cần thì có thể làm mịn Product Backlog,

  • Có thể làm rõ và thương lượng phạm vi với Product Owner nếu hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Sprint có thể bị hủy nếu Sprint Goal bị lỗi thời. Chỉ có Product Owner mới có quyền hủy Sprint.

Sprint Planning

Sprint Planning là nơi tạo kế hoạch và đưa ra những công việc làm trong Sprint. Kết quả tạo ra là sự hợp tác của tất cả các thành viên trong Scrum Team.
Thành phần tham dự thì ngoài Scrum team thì có thể mời những người liên qua để nhận lời tư vấn.
Sprint Planning giải quyết những vế đề sau:

  1. Why is this Sprint valuable? Tại sao Sprint này có giá trị?
  2. What can be Done this Sprint? Những gì có thể hoàn thành trong sprint này?
  3. How will the chosen work get done? Công việc đã chọn sẽ hoàn thành như nào>

Daily Scrum

Mục đích của Daily Scrum là thanh tra lại tiến độ của sprint hướng đến sprint goal đồng thời điều chỉnh sprint backlog nếu cần thiết.
Độ dài của Daily Scrum là 15 phút; được tổ chức cùng 1 thời gian cùng 1 địa điểm mỗi ngày để loại bỏ sự phức tạp.
Trong Daily Scrum thì chỉ có Developers tham gia, nếu Product Owner hoặc Scrum tham gia thì sẽ với tư cách là Developer.

Sprint review

Mục đích của sprint review là thanh tra lại đầu ra của sprint và xác định sự thích nghi trong tương lai.
Trong Sprint Review thì Scrum Team sẽ trình bày kết quả Sprint với Stack Holder và đôi bên sẽ cũng xem xét những gì đạt được và những thay đổi trong môi trường của họ. Và dựa theo đó xác định sẽ làm gì tiếp theo.
Đối với Sprint 1 tháng thì độ dài của Sprint Review là tối đa 4 giờ. Sprint ngắn hơn thì thời gian Sprint Review ngắn hơn

Sprint Retrospective

Mục đích là lên kế hoạch để tăng chất lượng và hiệu quả.
Các vấn đề được xem xét trong Sprint Retrospective như sự hợp tác của các thành viên, tool, tiến trình, định nghĩa hoàn thành...
Những phương pháp cải thiện có thể được thêm vào Sprint Backlog của Sprint kế tiếp.
Sprint Retrospective được xem là kết luận của Sprint. Thời gian tối đa cho 1 sprint 1 tháng là 3 giờ. Ngắn hơn nếu Sprint ngắn hơn.

Scrum Artifacts

3 tạo tác của Scrum là Product Backlog, Sprint Backlog và Product Increment.
Mỗi tạo tác chứa một cam kết đảm bảo cung cấp thông tin nâng cao tính minh bạch và tập trung vào đó có thể đo lường tiến độ:

  • Đối với Product Backlog là Product Goal.
  • Đối với Sprint Backlog là Sprint Goal.
  • Đối với Increment là Defination of Done.

Product Backlog

Product Backlog là 1 danh sách nổi bật, bao gồm danh sách những việc cần làm để cải tiến sản phẩm.Đây là nguồn công việc duy nhất do Scrum Team đảm nhận.Nếu nhiều Scrum Team cùng làm việc thì cũng chỉ có duy nhất 1 Product Backlog.
Những thuộc tính của Product Backlog gồm description, order, and size.
Commitment: Product Goal
Product Goal mô tả trạng thái tương lai của sản phẩm. Product Goal nằm trong Product Backlog và là mục tiêu dài hạn của Scrum Team.

Sprint Backlog

Sprint Backlog là kế hoạch tạo ra bởi Deverlopers và cho Developers.
Sprint Backlog bao gồm Sprint Goals, tập hợp cái item chọn từ Product Backlog dành cho Sprint đó và kế hoạch thực hiện để có thể bàn giao được Increment.
Sprint Backlog có thể được update trong suốt Sprint và đủ cụ thể (just enough detail) để có thể thanh tra tiến độ trong Daily Scrum.
Commitment: Sprint Goal
Sprint Goal là mục tiêu duy nhất của Sprint. Được tạo ra trong suốt Sprint Planning và sau đó được thêm vào Sprint Backlog. Trong suốt Sprint thì Developers phải luôn ghi nhớ Sprint Goal. Sprint Backlog có thể thay đổi nhưng không được ảnh hưởng đến Sprint Goal.

Increment

Increment là bước đệm cơ bản hướng đến Product Goal, mỗi Increment phải đều có thể sử dụng được.
Increment không nhất thiết phải được release vào cuối Sprint và Sprint Review không phải là nơi release value.
Commitment: Definition of Done
Thời điểm cái item của Product Backlog đáp ứng được Definition of Done thì Increment được sinh ra.
Ngược lại, nếu item của Product Backlog không đáp ứng được Definition of Done thì không được xem là Increment và không được trình bày ở Sprint Review; remove item đó về lại Product Backlog.
Nếu tổ chức có tiêu chuẩn cơ bản Definition of Done cho Increment thì all Scrum team phải follow nó, còn không thì team phải tự tạo ra 1 Definition of Done. Nhiều Scrum team cùng làm việc thì phải follow 1 Definition of Done duy nhất.

Đôi chút tâm tình

Mình cũng chỉ là người mới trong nghề, trong quá trình tìm vừa tìm hiểu Scrum vừa viết bài chia sẻ. Tất cả cũng chỉ là những gì mình hiểu và đúc kết từ Scrum guide, sẽ có thể sai sót 1 vài chỗ. Rất xin lỗi về điều này.
Mình nghĩ đâu phải cứ giỏi thì mới được chia sẻ hay phải đạt được cái gì đó thì mới được chia sẻ. Viết bài cũng là 1 cách học tập thôi.
Đây cũng là phần cuối trong serie, sắp tới mình có ý định thi chứng chỉ PSM I nếu may mắn đậu thì mình sẽ viết bài chia sẻ kinh nghiệm đi thi.
Thân!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Các mô hình phát triển phần mềm

1. Định nghĩa. Mô hình phát triển phần mềm hay quy trình phát triển phần mềm xác định các pha/ giai đoạn trong xây dựng phần mềm. Có nhiều loại mô hình phát triển phần mềm khác nhau ví dụ như:.

0 0 112

- vừa được xem lúc

Scrum Vs. Kanban

Scrum Vs. Kanban. Scrum là gì. Kanban là gì.

0 0 28

- vừa được xem lúc

Tạo Kanban board và Burndown chart để quản lý công việc

1. Tìm hiểu Kanban board. 1.1.

0 0 117

- vừa được xem lúc

9 ý tưởng cho buổi Retrospective hiệu quả!

Với những bạn đang vận hành dự án theo Scrum hoặc ít nhất đang cố gắng thử vận hành, ắt hẳn biết đến một scrum event quan trọng - Retrospective. Một event để scrum team cùng nhìn nhận lại lại cách thức làm việc, hợp tác với nhau hay nói chung là các vấn đề về quy trình, con người trong dự án.

0 0 71

- vừa được xem lúc

Scrum là gì?

Làm trong ngành phát triển phần mềm, nói đến Scrum chắc hẳn phần lớn ai cũng một hình dung nhất định về Scrum. Tuy nhiên, mỗi người có thể có một góc nhìn, một cách hiểu khác nhau.

0 0 47

- vừa được xem lúc

Tổng quan về Agile - Scrum

Agile là gì? Scrum là gì? Agile và Scrum có liên quan gì đến nhau mà tại sao ai cũng nhắc hai cái tên này với nhau? Tất cả mọi thắc mắc về Agile và Scrum mọi người sẽ được giải đáp trong bài viết này.

0 0 75