- vừa được xem lúc

Tính chất của hướng đối tượng trong JAVA

0 0 31

Người đăng: Nam Võ Hoài

Theo Viblo Asia

Trong lập trình hướng đối tượng chúng ta có 4 tính chất đó là tính Đóng Gói ( Encapsulation) , tính Kế Thừa (Inheritance) , tính Đa Hình (Polymorphism) và tính Trừu Tượng (Abstraction)

Bài này chúng ta sẽ nói về Tính Đóng Gói ( Encapsulation)

  • Tức là trạng thái của đối tượng được bảo vệ không cho các truy cập từ code bên ngoài như thay đổi trạng thái .Việc cho phép các môi trường bên ngoài tác động lên các dữ liệu của một đối tượng phụ thuộc hoàn toàn vào người viết mã . Đây là tính chất đảm bảo sự toàn vẹn , bảo mật của đối tượng.
  • Để cài đặt tính đóng gói , chũng ta có 2 bước :
  1. Khai báo các thuộc tính của đối tượng trong lớp là private để các lớp khác không thể truy cập , sửa đổi trực tiếp được
  2. Cung cấp các phương thức getter/setter có phạm vi truy cập là public để truy cập và sửa đổi giá trị trong lớp . Phương thức setter là phương thức truy cập vào thuộc tính của đối tượng và gán giá trị cho các thuộc tính của đối tượng đó(chú ý trong phương thức setter nếu truyền vào tham số cũng tên với thuộc tính thì hãy dùng từ khóa "this." để phân biệt) , còn phương thức getter là phương thức truy cập vào thuộc tính của đối tượng và lấy ra (trả về) giá trị các thuộc tính của đối tượng đó .

Ví Dụ về Tính Đóng Gói (Encapsulation)

Class: person.java
package vidu; public class person{
// khai bao các thuộc tính của đối tượng ( đang để dưới dạng private) private String name; private String cmnd; // tạo các phương thức getter/setter // từ khoa this là một tham chiếu đặc biệt giúp ta phân biệt đâu thuộc tính biến toàn cục , đâu là tham số public String getcmnd{ return cmnd; } public void setCmnd(String cmnd) { this.cmnd = cmnd; } public String getname() { return name;
} public void setname(String name) { this.name = name;
}
}
Class : testperson.java
package vidu; public class testperson{ public static void main(String[] args){ person person = new person(); person.setname("Vo Hoai Nam"); person.setcmnd("22224444"); System.out.println("Ten:" + person.getname() + ", CMND:" + person.getcmnd()); }

}

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Design Patterns là gì? Tại sao nó lại là trợ thủ đắc lực của Developers

Design Pattern là một giải pháp chung để giải quyết các vấn đề phổ biến khi thiết kế phần mềm trong lập trình hướng đối tượng OOP. Design pattern là các giải pháp tổng thể đã được tối ưu hóa, được tái

0 0 60

- vừa được xem lúc

[Đa Kế Thừa Trong Java] - Tại sao không?

1. Mở đầu câu chuyện. Tèo: Okay, mày hỏi đi nếu biết tao sẽ giải đáp hết. Tèo: Thì ra là mày hỏi hộ gái, đúng là anh em cây khế.

0 0 63

- vừa được xem lúc

[Interface vs Abstract Class] - Kẻ tám lạng người nửa cân?

1. Mở đầu câu chuyện. Interviewee: Dạ, đúng rồi anh ạ. Interviewee: Bla, bla.

0 0 50

- vừa được xem lúc

Tính chất của hướng đối tượng trong JAVA

I. Tính Kế Thừa (Inheritance). 1. Khái niệm tính kế thừa :.

0 0 25

- vừa được xem lúc

Blog#4: OOP - Lập trình hướng đối tượng trong JavaScript cho người mới bắt đầu 😊 (Series: Bí kíp Javascript - PHẦN 4)

Mình là TUẤN hiện đang là một Full-stack Developer tại Tokyo . Trong bài viết này, chúng ta rì viu (review) qua các đặc điểm chính của lập trình hướng đối tượng (OOP) và các ví dụ thực tế về OOP trong

0 0 22

- vừa được xem lúc

Nguyên tắc SOLID trong lập trình hướng đối tượng (OOP) - thực hành cùng ngôn ngữ Python

SOLID là gì. SOLID giúp thiết kế chương trình hướng đối tượng linh động, dễ hiểu và dễ duy trì. . .

0 0 23