- vừa được xem lúc

Tôi thực sự làm gì khi nói “Đang làm với SaaS”

0 0 1

Người đăng: Gung Typical

Theo Viblo Asia

Khi tôi nói “Tôi đang làm việc với SaaS”, mọi người thường tưởng tượng tôi đang ngồi code suốt ngày, dán mắt vào terminal, tung ra tính năng như một cái máy.

Nhưng sự thật là, việc lập trình chỉ chiếm khoảng một nửa. Nửa còn lại? Nói chuyện với người dùng, viết lách, sửa lỗi, suy nghĩ quá mức về từng câu chữ, xử lý bug, và cố gắng giữ cho bản thân tỉnh táo.

Đây là hình ảnh thực sự của việc “đang làm với SaaS”:

1. Đọc Feedback. Thêm lần nữa.

Trước khi viết dòng code nào, tôi luôn kiểm tra bảng phản hồi.

Đây là điểm khởi đầu của mọi thứ.

  • Cái gì đang bị lỗi?
  • Cái gì còn mơ hồ?
  • Cái gì đang được yêu cầu lặp lại?

Tôi tạo ra các ứng dụng không chỉ để người dùng có thể phản hồi, mà còn để chính tôi có thể nghĩ kỹ về những gì họ nói — thay vì chỉ đọc lướt qua và lãng quên nó.

Đôi khi chỉ một bài đăng cũng khiến tôi suy nghĩ lại một tính năng.

Đôi khi nó nhắc tôi rằng: Người ta thực sự quan tâm nên mới phản hồi cho mình biết.

2. Chia thời gian: 50% Dev, 50% Marketing

Tôi đã mất kha khá thời gian để học điều này bằng cách “vấp ngã”:

  • Nếu tôi dành 100% thời gian để xây dựng mà 0% thời gian để nói cho người khác biết, thì... chẳng có gì xảy ra.

Bây giờ, tôi cố gắng giữ nhịp chia đôi:

  • Nửa đầu tuần: xây dựng, sửa lỗi, phát hành
  • Nửa cuối tuần: viết bài, quảng bá, trả lời, tương tác, lặp lại

Không phải lúc nào cũng đúng y chang. Có tuần tôi “full dev mode”. Có ngày chỉ toàn làm marketing.

Nhưng nhìn chung, tôi cố gắng coi trọng cả hai.

Vì viết ra một tính năng mới chỉ là một nửa công việc.

Làm cho người khác quan tâm đến nó — mới là công việc thực sự.

3. Dành 2 giờ mỗi ngày cho hỗ trợ người dùng

Hỗ trợ khách hàng không phải là việc vặt. Nó là nghiên cứu sản phẩm.

Mỗi báo cáo lỗi, mỗi câu “cái này không hoạt động”, mỗi “mình không biết dùng sao…” — đều là cái nhìn trực tiếp vào những chỗ người dùng bị vướng, nhưng không diễn đạt được.

Tôi dành khoảng 1–2 tiếng mỗi ngày chỉ để hỗ trợ.

Đôi khi là trả lời email Đôi khi là sửa lỗi nhỏ ngay lập tức

Đôi khi là hướng dẫn người dùng mới và quan sát họ bị kẹt ở đâu

Nếu nhiều người hỏi cùng một vấn đề trên ứng dụng, đó thường sẽ là mục tiếp theo trên lộ trình phát triển của ứng dụng.

Hỗ trợ giúp tôi rõ ràng hơn. Nó cho tôi biết điều gì là thật — và điều gì chỉ là tưởng tượng trong đầu.

4. Tranh Luận Tính Năng Với... Chính Mình

Bạn nghĩ làm founder solo thì ra quyết định nhanh?

Đôi khi đúng. Nhưng phần lớn là... tự tranh luận với chính mình hàng ngày.

Có nên làm tính năng này bây giờ hay chờ?

Có thật sự hữu ích không hay chỉ “ngầu” thôi?

Người dùng có cần không, hay sẽ bị rối hơn?

Một nửa công việc là học cách không làm.

5. Marketing

Phần lớn thời gian tôi làm marketing — nhưng không theo kiểu truyền thống.

Không chạy ads. Không spam email. Chủ yếu là:

  • Chia sẻ mình đang làm gì
  • Viết blog như bài này
  • Trả lời câu hỏi trên Reddit, Twitter, Discord
  • Tìm xem điều gì thực sự gây được tiếng vang

Đôi khi tôi viết lại một cái headline đến 12 lần.

Có khi chỉ làm một cái meme ngớ ngẩn mà lại kéo về traffic nhiều hơn cả bài blog dài.

Marketing không phải là cái công tắc để bật lên.

Nó là thói quen bạn phải xây dựng.

6. Sửa những Bug mà tôi tưởng đã sửa rồi

Dù tôi cảm thấy tốt thế nào sau khi release, luôn luôn có thứ gì đó sai.

Thường là do một người dùng đang dùng... thiết bị mà tôi quên mất là còn tồn tại.

Rồi tôi tiếp tục:

  • Lục log
  • Thử tái hiện lỗi
  • Nhận ra lần trước chỉ sửa được một nửa vấn đề
  • Lần này thì sửa hẳn (hy vọng vậy)

Debug giống như khảo cổ học. Bạn đào qua từng lớp quyết định cũ để tìm lỗi.

7. Nghi ngờ mọi thứ

Có những ngày tôi cảm thấy mình sắp tạo ra thứ gì đó tuyệt vời.

Có những ngày tôi chỉ muốn... làm cái newsletter rồi nghỉ cho xong.

Cái khó của việc làm solo không nằm ở công nghệ — mà là kiểm soát cái đầu của chính mình.

  • Mình có đang phí thời gian không?
  • Mình nên tăng trưởng nhanh hơn chứ?
  • Sản phẩm này... có ổn không?

Nghi ngờ là một phần của quá trình.

Nó chứng tỏ bạn quan tâm.

Tôi chỉ học được một điều: đừng ra quyết định vào những ngày "thấp điểm".

Thay vào đó:

  • Ship một thứ nhỏ
  • Nói chuyện với người dùng
  • Và tiếp tục

Tóm lại

Khi tôi nói “đang làm SaaS,” tôi thực sự đang:

  • Đọc phản hồi
  • Nói chuyện với người dùng
  • Sửa bug
  • Marketing lặng lẽ
  • Hỗ trợ mỗi ngày
  • Ra mắt đều đặn
  • Hay nghi ngờ
  • Nhưng vẫn tiếp tục

Nếu bạn quan tâm đến việc này, tôi thật lòng khuyên bạn hãy bắt tay vào làm gì đó và học dần trong quá trình.

Đây là một trong những hành trình bổ ích nhất, và bạn sẽ học được cả đống thứ trong quá trình đó.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Các bài viết ngắn phần 20

GraphQL là gì? Sự khác nhau giữa GraphQL và REST. GraphQL là query language dành cho API được phát triển bởi Meta.

0 0 24

- vừa được xem lúc

Advantages of Cloud and Computing Models : lợi ích khi sử dụng cloud và phân biệt Computing Models

Đôi khi chúng ta có thể hiểu được khái niệm Cloud là gì nhưng lại mơ hồ trong việc vì sao cần sử dụng Cloud và lợi ích của nó. Advantages of Cloud.

0 0 26

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Cloud Computing: Nghiên Cứu Dịch Vụ Đám Mây IaaS, PaaS và SaaS

Ngày nay, công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) đã trở thành một yếu tố then chốt trong việc hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi

0 0 18

- vừa được xem lúc

Chia sẻ mẫu phát triển SaaS nguồn mở của chúng tôi dựa trên Next.js. 🚀

Saasfly - Xây dựng ứng dụng SaaS hiện đại một cách đơn giản, hiệu quả và thú vị. Saasfly là một mẫu Next.

0 0 18

- vừa được xem lúc

8 công cụ giúp bạn xây dựng nền tảng Saas đầu tay

Việc xây dựng nền tảng SaaS đầu tiên có thể là một thử thách lớn lao. Tuy nhiên, với những công cụ phù hợp, bạn có thể đơn giản hóa đáng kể quá trình này và tập trung vào các tính năng độc đáo của sản

0 0 2