- vừa được xem lúc

Top 5+ lý do hàng đầu nên lựa chọn công việc Business Analyst

0 0 12

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, sự phụ thuộc vào dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định ngày càng trở nên quan trọng. Đó là lý do mà vai trò của nhà phân tích nghiệp vụ trở nên cực kỳ quan trọng trong tổ chức. Với khả năng phân tích, tư duy logic và kỹ năng quản lý, BA không chỉ đơn thuần là người xử lý dữ liệu, mà còn là nhà tư vấn và là người đóng góp quan trọng cho sự phát triển và thành công của một tổ chức. Trong bài viết này, BAC sẽ giới thiệu đến bạn top 5+ lý do hàng đầu nên lựa chọn công việc Business Analyst để phát triển con đường sự nghiệp. Cùng tìm hiểu những điều thú vị của công việc BA ngay nhé! image.png

1. Tiếp cận, đảm nhận nhiều chức năng

Có nhiều chức danh khác nhau liên quan đến vai trò Business Analyst và mỗi chức danh sẽ liên quan trực tiếp đến những lĩnh vực khác nhau. Một số vai trò BA đậm chất technical, trong khi những vai trò khác tập trung hoàn toàn vào khía cạnh business. Trong đó, một số BA tập trung chủ yếu vào việc xác định và điều chỉnh các luồng quy trình, trong khi những người khác thiết kế các giải pháp kỹ thuật để giải quyết nhu cầu doanh nghiệp. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc trở thành một nhà phân tích kinh doanh là bạn sẽ có thể đảm nhận nhiều vai trò chuyên nghiệp khác nhau. Từ việc phân tích dữ liệu đến thiết kế quy trình, từ tư vấn chiến lược đến quản lý dự án, bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều khía cạnh của doanh nghiệp cũng như phát triển nhiều kỹ năng quan trọng.

2. Thị trường việc làm liên tục phát triển mạnh mẽ

Mỗi năm, ngày càng có nhiều tổ chức nhận ra giá trị mà các nhà phân tích nghiệp vụ mang lại và đang dần tạo điều kiện cho những vị trí mới liên quan đến BA để đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Các vai trò BA truyền thống dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ tới, với vai trò Financial Analyst, Budget Analyst, Computer Systems Analyst dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5 đến 6%. Đặc biệt, các vai trò BA gắn liền với các công nghệ và xu hướng mới nổi, chẳng hạn như Market Research Analysts, Operations Research Analysts và Information Security Analyst dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 22%. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng. Với tốc độ tăng trưởng đó, các công ty trên khắp thế giới đang cạnh tranh để có được nhân lực Business Analyst chất lượng. Thực tế, thị trường việc làm cho BA đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về vị trí BA ngày càng tăng đồng thời sẽ có nhiều cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến hơn trong ngành này. Như vậy, bây giờ chính là thời điểm thích hợp để bạn tham gia vào sự nghiệp Business Analyst.

3. Mức lương hấp dẫn

Mức lương của nhà phân tích nghiệp vụ thường rất hấp dẫn. Một phần do vai trò quan trọng của họ trong việc cung cấp thông tin phân tích để quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nhà phân tích nghiệp vụ được đánh giá cao và thường được trả lương tương xứng với công việc của mình. Dự kiến trong tương lai, mức lương cho nhà phân tích nghiệp vụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh. image.png

4. Tính chất công việc: độc lập và linh hoạt

Một lợi ích khác của việc trở thành nhà phân tích kinh doanh là sự độc lập và linh hoạt. Công việc BA thường liên quan đến việc hợp tác với tất cả các cấp quản lý và không có quy trình lặp lại cố định. Do đó họ cần được tin tưởng và có sự linh hoạt để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách độc lập. Điều này cho phép BA được tự do và sáng tạo hơn để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Sự linh hoạt còn thể hiện ở việc có quyền lên lịch cho các nhiệm vụ của riêng mình trong một ngày nhất định mà cách bạn thực hiện chúng cũng hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Như vậy, công việc BA có tính đa dạng và sẽ không lặp đi lặp lại như những công việc khác

5. Cơ hội tận dụng kinh nghiệm và kiến thức đã có

Trở thành một nhà phân tích kinh doanh cũng cho phép bạn tận dụng kinh nghiệm và kiến thức đã có từ quá trình học tập và làm việc trước đó. Bạn có thể áp dụng những kiến thức về quản lý dự án, phân tích dữ liệu, tư vấn chiến lược và nhiều lĩnh vực khác vào công việc của mình. Điều này giúp bạn phát triển nhanh chóng và nắm bắt các khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Kinh nghiệm có thể giúp BA xác định vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong team, đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề, cấu hình lại quy trình,… Do đó bất kể bạn làm việc ở đâu hay bạn nhận được bằng cấp gì ở trường đại học, tất cả đều có thể giúp bạn trở thành nhà phân tích nghiệp vụ thành công.

6. Niềm vui trong việc giúp đỡ người khác

Nếu bạn thích giúp đỡ người khác và tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng, trở thành một nhà phân tích kinh doanh có thể là lựa chọn lý tưởng. Với khả năng phân tích và tư duy phản biện, bạn có thể đóng góp vào quyết định kinh doanh và giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của một tổ chức. Giá trị của công việc BA Phần lớn nhiệm vụ của BA là giải quyết các vấn đề nghiệp vụ phức tạp. Ở mức độ chuyên nghiệp hơn, Business Analyst cần nhận biết và hiểu các điểm yếu, có được cái nhìn tổng quan về trạng thái hiện tại, chia nhỏ vấn đề thành các phần có thể giải quyết được, thiết kế giải pháp phù hợp,... Mặc dù việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình này có thể có những khó khăn, nhưng cuối cùng, bạn đã giúp một đơn vị kinh doanh hoặc công ty tiết kiệm khoản chi phí lớn, tối ưu hiệu suất và đạt được các kỳ vọng dễ dàng hơn.

7. Sự kết hợp hoàn hảo của sự nghiệp

Nghề phân tích nghiệp vụ sở hữu bộ ba sự nghiệp hoàn hảo: ổn định tài chính, thăng tiến sự nghiệp và sự hài lòng cá nhân. Cuối cùng, nghề nhà phân tích nghiệp vụ cung cấp sự kết hợp giữa các yếu tố quan trọng của một sự nghiệp. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với dữ liệu, tư duy phản biện, quản lý dự án và giao tiếp. Điều này tạo ra một sự đa dạng và thú vị trong công việc hàng ngày của bạn, không bao giờ làm bạn cảm thấy nhàm chán. Cho dù bạn đang tốt nghiệp đại học, không biết gì về mặt chuyên môn hay cảm thấy nhàm chán trong sự nghiệp hiện tại của mình, bạn đều có thể bắt đầu với nghề business analyst từ con số 0. Điều quan tọng chính là ý chí và nỗ lực của bạn và BAC sẽ luôn cỗ vũ bạn trên con đường sự nghiệp thông qua những kiến thức chuyên môn tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo: https://thebaguide.com/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 117

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 69

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 45

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 53