Khi sử dụng REST API để giao tiếp giữa các service, chúng ta thường không quan tâm tới user-agent, ví dụ khi dùng axios:
import axios from 'axios'; axios.get('https://api.example.com/user?ID=12345')
với package requests của Python:
import requests r = requests.get('https://api.example.com/user?ID=12345')
Lúc này ở một service khác, nếu có log lại các requests service thì sẽ ghi nhận user-agent như thế này:
"user_agent":"python-urllib3/1.26.5"
"user_agent":"axios/1.6.0"
Điều này sẽ gây khó khăn khi thực hiện các thao tác investigation lúc xảy ra bugs, hoặc khi cần monitor service xem có các traffic lạ gây DDOS hoặc crash service,... Một step nhỏ khi thực hiện request sẽ giải quyết được vấn đề này.
Với axios:
import axios from 'axios'; const axiosInstance = axios.create({ baseURL: 'https://api.example.com/', headers: { 'User-Agent': 'Service-A/1.0', }
}); // Sử dụng axiosInstance cho tất cả các request
axiosInstance.get('/users')
Với requests:
import requests s = requests.Session() s.headers.update({'User-Agent': 'Service-A/1.0'}) response1 = s.get('https://api.example.com/posts?post_id=123')
response2 = s.post('https://api.example.com/posts', json={'key': 'value'})
Việc khai báo rõ ràng User-Agent trong các service-to-service call mang lại giá trị to lớn trong việc giám sát và debug hệ thống. Thay vì chỉ thấy một request không rõ nguồn gốc, service đích sẽ nhận diện được ngay request đến từ "Service-A/1.0". Điều này giúp phát hiện nhanh chóng các request bất thường.
"user_agent":"Service-A/1.0"
Bên cạnh đó, việc sử dụng session hoặc axios instance còn tối ưu hóa hiệu suất bằng cách tái sử dụng connection pool, giúp giảm thiểu thời gian thiết lập kết nối.
P/S: Hi anh em, mình mới bắt đầu viết blog nên có thể sắp xếp câu cú, ngôn từ chưa được tốt. Cám ơn anh em đã đọc, có vấn đề gì anh em cứ comment.