- vừa được xem lúc

Vài ghi chép về V8 và Garbage Collection

0 0 14

Người đăng: Huy Tran

Theo The Full Snack

Vài ghi chép về V8 và Garbage Collection

Bài viết này chỉ đề cập đến V8 (là JavaScript engine đứng sau Google Chrome và NodeJS), sau khi đọc bài này, nên tìm đọc thêm về SpiderMonkey (Firefox), Chakra (Edge) và Carakan (Opera), các yếu tố về kĩ thuật trong các engine này có thể sẽ khác nhiều so với V8.

Lý do chọn viết về V8 thì rất là đơn giản, vì engine này có nguồn tài liệu cực kì phong phú và gần như là, hễ tìm với từ khóa JavaScript engine thì nó cứ ra V8 =))

Thực ra, nếu nhìn nhận một cách khách quan về V8 cũng như những kĩ thuật mà team này bỏ ra cho công việc optimization một ngôn ngữ như JavaScript, và đào sâu vào những kĩ thuật đó, thì đó là một kho tàng kiến thức đồ sộ mà chỉ có dại lắm mới dám bỏ qua không ngó ngàng tới.

Viết bài này, mình không có tham vọng gom hết đống kiến thức đồ sộ đó vào một bài viết nhỏ, nên tất nhiên sẽ còn nhiều điểm thiếu sót, hy vọng các bạn đọc xong sẽ nhiệt tình góp ý, cũng như thu về được một ít thông tin vụn vặt, để từ đó mà đem đào sâu hơn vào engine lý thú này.

Hidden Class

Mọi thứ trong JavaScript đều là object, và mọi thuộc tính của một object thì đều có thể được thêm vào hoặc bỏ đi (thay đổi layout), hoặc thay đổi kiểu dữ liệu (type) bất cứ lúc nào (on the fly). Điều này khiến cho việc optimize một ngôn ngữ "động" như JavaScript (dynamically typed language) trở nên rất khó khăn.

Ví dụ luôn, giả sử ta có đoạn code như thế này:

class Car { door_open() { // ... }
} class Girl { // girls has no door
} const open_the_door = (object) => { object.door_open();
};

Trong ví dụ trên, hàm open_the_door() nhận vào một object và gọi hàm door_open() của object đó, tuy nhiên, vì không có cách nào quy định một cách cụ thể kiểu dữ liệu nhận vào của hàm open_the_door(), compiler sẽ không thể nào biết trước được liệu object truyền vào có tồn tại hàm door_open() hay không. Mà nếu không biết thì phải kiểm tra, bằng cách tra cứu (lookup - duyệt hết toàn bộ hàm/thuộc tính có trong object đó và tìm). Rõ ràng, là không hề tối ưu, và nguyên nhân thì lại do chính thiết kế của JavaScript.

Team V8 giới thiệu một khái niệm gọi là hidden class, gán vào cho mỗi object để giúp cho việc tracking kiểu và các thuộc tính của chúng một cách thuận tiện hơn. Và mỗi lần object thay đổi, thì hidden class của nó cũng sẽ thay đổi tương ứng.

Một ví dụ thực tế, có lẽ là rất thường gặp:

let product = {};
product.title = api.getBookTitle(book_id) || "";
product.pages = api.getBookPages(book_id) || "";

Với cách viết như trên, ta có tổng cộng 3 lần thay đổi cấu trúc của object product. Đầu tiên, là ở câu lệnh let product = {}, lúc này V8 sẽ tạo ra hidden class C0 để biểu diễn cấu trúc của product (là một object rỗng). Tiếp theo, khi gặp câu lệnh gán product.title, thì cấu trúc thay đổi, V8 thay thế hidden class C0 thành C1 (có thêm thuộc tính .title), và cuối cùng là thành C2 ở câu lệnh gán product.pages, quá trình thay đổi diễn ra như hình bên dưới:

Đọc thêm:

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 499

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229