- vừa được xem lúc

Xây dựng ứng dụng web với NodeJS + ExpressJS + Pug

0 0 350

Người đăng: T Dung

Theo Viblo Asia

Intro

Xin chào các bạn.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho những bạn mới (và dành cho người hay quên như mình có thể xem lại khi cần ? ) cách xây dựng một ứng dụng web server với những tech như ở trên. Mình cũng mới làm việc với Nodejs và ExpressJS được tầm khoảng 1 năm nay thôi. Chưa đến mức thành pro gì cả nhưng với những gì mình đã làm thì cũng muốn đóng góp gì đó cho cộng đồng. Vì mình cũng là người google nhờ cậy cộng đồng nhiều mà ?

Ứng dụng web sử dụng Nodejs và framework khá nổi tiếng của nó ExpressJS với template engine là Pug.

Giờ thì bắt đầu đi từ khái niệm đơn giản nhất những cái trên là gì?

Từ Javascript đến Nodejs

Trước hết cần hiểu Javascript là gì? Ban đầu Javascript là ngôn ngữ ở phía front-end cùng với CSS và HTML để phát triển giao diện cho một web site (hiện giờ thì vẫn được dùng như vậy). JavaScript là ngôn ngữ kịch bản (Scripting Language) và đơn luồng (single - thread). (Một ngôn ngữ kịch bản là một ngôn ngữ mà không đòi hỏi một bước biên dịch. Ngôn ngữ kịch bản thường thông dịch (Interpreted) thay vì biên dịch (Compiled) ). Tuy nhiên ngày nay Javascript cũng được sử dụng rất nhiều ở phía back-end nhờ những ưu điểm của nó đặc biệt ở những hệ thống Real-time và đã đến lúc tìm hiểu về Nodejs. Nodejs là gì? NodeJS là một nền tảng được xây dựng trên V8 JavaScript Engine – trình thông dịch thực thi mã JavaScript mà chúng ta có thể xây dựng được các ứng dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ưu điểm của Nodejs:

  • Nhẹ và hiệu quả: Nodejs chạy đa nền tàng phía Server, sử dụng kiến trúc hướng sự kiện Event-driven, cơ chế non-blocking I/O. Vì là đơn luồng nên nó tốn tốn ít RAM làm cho ứng dụng nhẹ và nhanh hơn
  • Single page Application: Ứng dụng trên một trang với khả năng xử lý nhiều request và phản hồi nhanh
  • Ứng dụng thời gian thực(real-time): Nodejs rất hiệu quả khi dùng để xây dựng các ứng dụng real-time như chat,...

Vậy ExpressJS là gì?

  • ExpressJS là một framework nhỏ, linh hoạt được xây dựng trên nền tảng Nodejs. Nó dùng để xây dựng các ứng dụng web hoặc mobile
  • ExpressJS có vô số các package hỗ trợ để phát triển tính năng. Sử dụng Nodejs làm nền tảng nên nó có performance mạnh mẽ như nhanh, nhẹ,...
  • Rất nhiều Framework hiện nay cũng sử dụng ExpressJS làm core để phát triển như SailsJS

OK, và cuối cùng

Pug là gì?

Trước khi tìm hiểu về Pug thì cùng tìm hiểu khái niệm Template Engine là gì trước đã.
Template Engine là một công cụ giúp chúng ta tách các phần HTML ra thành các phần nhỏ hơn và kết hợp view với dữ liệu nhận được từ phía server. Chắc các bạn đã nghe nhiều về việc tách môt file HTML thành các phần ví dụ như header, body content và footer. Trên một file view cuối cùng chỉ cần import các thành phần là được. Các bạn có thể tham khảo hình vẽ dưới đây: Tiếp theo cùng tìm hiểu về Pug.

Pug là một template engine hiệu suất cao, mạnh mẽ, dễ hiểu và giàu các tính năng.

Xây dựng ứng dụng với Nodejs và ExpressJS

1. Sử dụng npm để tạo ứng dụng đầu tiên

Mình sẽ sử dụng npm để khởi tạo ứng dụng. NPM cũng được sử dụng để sau này để cài mudule nên ai chưa cài thì hãy cài npm vào máy trước đi nhé.

NPM (Node Package Manager) là bộ quản lý các package, module node.js, cho phép bạn tải và cài đặt các thư viện node.js từ repository https://www.npmjs.com/

1.1. Khởi tạo

Tạo thư mục trống rồi đặt tên ứng dụng tùy ý. Trong ứng dụng này mình sẽ đặt tên là expressApp . Trong thư mực expressApp vừa tạo mở command prompt(nếu trên windows, còn không thì Terminal commands trên Mac hoặc Linux) rồi chạy command như bên dưới:

npm init

Lệnh command bên trên dùng để khởi tạo một ứng dụng nodejs. Sau khi chạy lệnh trên sẽ có một vài thiết lập cơ bản như tên ứng dụng, version, mô tả, bạn cứ theo các câu hỏi hiển thị trên command prompt(hoặc Terminal) để thiết lập là được. Hoặc nếu cài mặc định thì bạn cứ enter cũng được, nhớ chú ý câu hỏi. Thiết lập ban đầu sẽ giống như bên dưới.

{ "name": "express-app", "version": "1.0.0", "description": "app for test", "main": "index.js", "scripts": { "test": "echo \"Error: no test specified\" && exit 1" }, "author": "TDung", "license": "ISC", "dependencies": { }
} 

Sau khi thiết lập xong thì sẽ có một file package.json được tạo. Đây là file sẽ quản lý các các thiết lập cơ bản của ứng dụng cũng như các module được cài.

1.2. Cài các module cần thiết

Sau khi cài đặt xong thì tiếp đến là cài các module. Không thì ứng dụng của bạn sẽ chẳng có gì đâu.

Tiếp tục trên command prompt chạy lệnh cài module như bên dưới:

$ npm install express body-parser audit bcrypt crypto-js helmet jsonwebtoken

Bạn đợi một lúc để cài hết các module ở bên trên. Sau khi cài đặt xong sẽ có thêm thư mục node_modulespackage-lock.json trong thư mục ứng dụng.

1.3. Xây dựng server

Tiếp đến chúng ta sẽ viết file index để xây dựng server lắng nghe các request. Server mình sẽ thiết lập với cổng 3000.

Về cơ bản bạn chỉ cần tạo một file index.js rồi viết server lắng nghe các request gửi đến rồi phản hồi. Có nhiều hướng dẫn đơn giản thì viết hết mọi thứ trong một file index duy nhất. Nhưng vì đây là một ứng dụng Web Server nên nếu bạn tổ chức file trong ứng dụng tốt thì sau này sẽ phát triển sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nên mình sẽ tách các phần như server, routes, views hay config riêng ra để sau này dễ phát triển. (Tất nhiên cách tổ chức file có nhiều và bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo ý mình). Đại khái mình sẽ tổ chức file như bên dưới:

  • Đầu tiên, trong thư mục root của ứng dụng bạn tạo một thư mục config và trong thư mục config tạo file app.json. Đây là file thiết lập cấu hình cho ứng dụng của bạn. Nội dung của app.json như sau:
{ "port" : 3000
}

Đây là cổng để lắng nghe các request gửi tới server.

  • Tiếp theo, trong thư mục root bạn tạo tiếp một thư mục src, đây là thư mục chứa toàn bộ các mã nguồn chính của bạn như xử lý request và phản hồi các request. Trong thư mục src bạn tạo file routes.js, đây là file tiếp nhận tất cả các request tới server và chỉ định nơi xử lý request đó. (tất nhiên là viết ngay tại đây cũng không sao nhưng chuyên nghiệp thì nên viết ở chỗ khác)

File routes.js sẽ có nội dung giống như bên dưới:

const express = require('express'); // import module express const router = express.Router(); // xử lý request và phản hồi với text "hello world" huyền thoại
router.get('/', function (req, res) { res.send("hello world")
}); // export router
module.exports = router;

Tạm thời với code bên trên thì khi có request với link: localhost:3000 thì sẽ trả về một text là "hello world". Tất nhiên là đến đây thì chưa được vì chưa có server.

  • Bước tiếp theo chúng ta sẽ tạo server để lắng nghe các request. Ra thư mục root rồi tạo một file là server.js rồi viết code như bên dưới để thiết lập server.
const express = require('express')
const bodyParser = require('body-parser')
const config = require('./config/app') module.exports = { start() { const app = express(); app.use(bodyParser.urlencoded({ extended: false })); app.use(bodyParser.json()) // cài đặt bảo mật cho ứng dụng var helmet = require('helmet'); app.use(helmet()) app.use( helmet.contentSecurityPolicy({ directives: { 'default-src': ["'self'"], 'base-uri': ["'self'"], 'block-all-mixed-content': [], 'font-src': ["'self'", 'https:', 'data:'], 'frame-ancestors': ["'self'"], 'img-src': ["'self'", 'data:'], 'object-src': ["'none'"], 'script-src': ["'self'"], 'script-src-attr': ["'none'"], // "style-src" だけデフォルトから'unsafe-inline'を削除 'style-src': ["'self'", ' https:'], 'upgrade-insecure-requests': [], }, }) ) // add route const routes = require('./src/routes') app.use('/', routes) // start listen serve app.listen( config.port , () => { console.log('Listen server on port: ' + config.port ) }) }
}

Mình giải thích một chút các thiết lập trên.

bodyParser để thiếp lập cho xử lý nội dung body content ở phần header như dữ liệu gửi lên server qua form chẳng hạn. urlencoded là một kiểu định dạng dữ liệu. Bạn có thể quan sát ở phần Header. Ví dụ có một số kiểu như:

  • application/x-www-form-urlencoded
  • multipart/form-data
  • application/json
  • application/xml

helmet cũng là một thiết lập bảo mật cho trang web. Thiết lập headers HTTP để ngăn chặn một số kiểu tấn công.

routes thiết lập định tuyến để nhận cấc request gửi đến. Nơi xử lý chính là cái file routes mà chúng ta vừa tạo ở trên.

app.listen trùm cuối là đây. Đây chính là phần tạo cổng lắng nghe. config.port là cổng nghe thiết lập mà chúng ta vừa cấu hình trong app.json

  • Bước cuối cùng để khởi động server. Trong thư mục root tạo một file là index.js file này để khởi động cái server mà chúng ta vừa tạo ở trên.
const app = require('./server'); app.start();

OK, đến đây chúng ta đã tạo xong một server với cổng lắng nghe là 3000. Khởi động server bằng command line. Trên command prompt bạn chạy lệnh như bên dưới:

node index.js

Trên command prompt nếu khởi động server thành công thì sẽ có dòng Listen server on port: 3000 được hiển thị. Bạn mở trình duyệt lên và gõ vào link:

localhost:3000

Nếu server khởi động thành công thì sẽ có dòng hello world hiển thị ra trên trình duyệt. OK welcome you come to Nodejs world. ?

2. Sử dụng Template Engine để xây dựng giao diện cho ứng dụng

Sau khi đã tạo server thành công thì chúng ta sẽ tiếp tục với việc làm thế nào để có thể hiển thị giao diện cho cho trang web chứ không thể phản hồi bằng text được đúng không. Ở đây mình sử dụng bootstrap để hỗ phần giao diện cho đẹp mắt chút. Bạn có thể download nó ở trang chủ: https://getbootstrap.com/

2.1. Cài Pug

Như đã nói ở trên thì chúng ta sẽ sử dụng pug để làm giao diện. Nên việc đầu tiên là phải cài nó đã. Tiếp tục sử dụng command line:

npm install pug

Bạn có thể tìm hiểu thêm về pug ở đây: https://www.npmjs.com/package/pug

2.2. Cài đặt Pug vào ứng dụng

Bạn mới cài module thì chưa đủ để sử dụng. Tiếp đến chúng ta phải cài nó vào ứng dụng để sử dụng.

Bạn mở lại file server.js và thêm code bên dưới vào ngay đoạn trên add routes:

// ----------------//
// add view template engine
app.set('view engine', 'pug')
// serve static files from the `public` folder
app.use(express.static(__dirname + '/public'))
// ----------------//

app.set('view engine', 'pug'): cài đặt pug làm template engine cho ứng dụng

app.use(express.static(__dirname + '/public')) : sử dụng thư mục /public làm nơi chứa các file static

Như cài đặt ở trên bạn phải tạo thư mục public , thư mục này chứa các file static như css, js, image.

2.3. Thêm file tĩnh vào public

Khi bạn tải bootstrap thì sẽ có thư mục dist bạn copy toàn bộ thư mục dist vào trong thư mục public của ứng dụng.

Tiếp theo, bạn tạo thư mục views trong thư mục root. Đây là nơi chứa toàn bộ mã giao diện của ứng dụng của bạn.

2.4. Tạo layout cơ bản cho app

Như mình đã nói ở trên thì khi tạo một layout rồi sau đó chỉ cần extend layout đó cho các content nhỏ thì sẽ sử dụng được một layout chung cho các trang.

Trước tiên trong thư mục views tạo một thư mục layout rồi sau đó trong thư mục layout tạo một file với tên layout.pug

Trong file layout.pug bạn code như bên dưới:

doctype html
html head title #{title} link(rel='stylesheet', href='/dist/css/style.css') link(rel='stylesheet', href='/dist/css/bootstrap.min.css') script(src="/dist/js/bootstrap.min.js") meta(name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1") body main block header block content

Như vậy là đã có layout cơ bản cho ứng dụng rồi. Tiếp theo ta sẽ tạo content cho từng trang. Ở đây mình tạo trang login cho ứng dụng.

Để trang web nhìn đẹp hơn chút thì trong thư mục public/dist/css bạn tạo file style.css và thêm code css như bên dưới:

body{ width: auto; height: auto; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; margin: auto; background-color: transparent !important;
}
/* ----------------------------------------------- */
/* LOGIN PAGE */
/* ----------------------------------------------- */
.login-box{ width: 70% !important; margin-top: 9%;
}
.login-box h2{ text-align: center; margin-top: 40px;
} .btn.btn-primary.btn-sm.btn-block{ padding: 8px 10px; font-size: 20px; margin: 25px 0;
}

2.4. Tạo trang đăng nhập cho ứng dụng

Trong thư mục views bạn tạo file login.pug rồi thêm nội dung như bên dưới:

extend layout/layout block content div.container div.container.shadow.p-3.mb-5.bg-white.rounded.login-box h2 Sign In form(action="/login/auth", method="post", style='padding: 0 50px;') div.form-group label(for="Username") Username input(type="text", class='form-control', name='Username', required) div.form-group label(for="Password") Password input(type="password", class='form-control', name='Password', required) button(class='btn btn-primary btn-sm btn-block', type='submit') Login

Đến đây bạn đã tạo xong trang đăng nhập. Tiếp theo ta sẽ xử lý request khi gọi đến trang đăng nhập này.

2.5. Tạo xử lý request cho trang đăng nhập

Vào thư mục src bạn tạo một thư mục controllers rồi trong thư mục controllers bạn tạo một file get-view-login.js

'use strict';
module.exports = { getLoginPage: function(req, res){ return res.render('login', { title: 'Login', }) }, }

Đây là chỗ xử lý khi có request gọi tới trang đăng nhập. Để vào được đến đây bạn phải thêm vào cả routes nữa thì mới được.

Mở file routes.js bạn thêm xử lý cho lệnh gọi trang đăng nhập. Thêm ngay phía trên module.exports

// ... thêm 2 dòng này
let loginPage = require('./controllers/get-view-login');
router.get('/login', loginPage.getLoginPage);
// ... thêm 2 dòng này // export router
module.exports = router;

OK, Vậy là đã hoàn tất phần giao diện. Bạn khởi động lại server và request trang đăng nhập bằng request: localhost:3000/login

Sẽ được màn hình như bên dưới ?

Kết lại

Vậy là đến đây là mình đã hướng dẫn xong việc tạo một Web Server sử dụng Nodejs, Express và Pug. Bạn có thể thêm rất nhiều xử lý với các request khác nhau. Với cách tổ chức file như ở trên sẽ giúp mình dễ dàng quan sát và phát triển hơn.

Phần tới mình sẽ viết tiếp một hướng dẫn xây dựng một Web API sử dụng Nodejs và ExpressJS.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến tận đây. Ai có ý kiến hay thắc mắc gì có thể comment dưới bài viết này. ??

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 407

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn làm bot Facebook messenger cho tài khoản cá nhân

Giới thiệu. Trong bài viết trước thì mình có hướng dẫn các bạn làm chatbot facebook messenger cho fanpage. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo chatbot cho một tài khoản facebook cá nhân. Chuẩn bị.

0 0 231

- vừa được xem lúc

Crawl website sử dụng Node.js và Puppeteer - phần 2

trong phần 1 mình đã giới thiệu về puppeteer và tạo được 1 project cùng một số file đầu tiên để các bạn có thể crawl dữ liệu từ một trang web bất kỳ. Bài này mình sẽ tiếp nối bài viết trước để hoàn thiện seri này.

0 0 73

- vừa được xem lúc

Điều React luôn giữ kín trong tim

■ Mở đầu. Ngồi viết bài khi đang nghĩ vu vơ chuyện con gà hay quả trứng có trước, mình phân vân chưa biết sẽ chọn chủ đề gì để chúng ta có thể cùng nhau bàn luận.

0 0 59

- vừa được xem lúc

Gửi Mail với Nodejs và AWS SES

AWS SES. AWS SES là gì.

0 0 83

- vừa được xem lúc

Crawl website sử dụng Node.js và Puppeteer - phần 1

Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn craw dữ liệu của web site sử dụng nodejs và Puppeteer. .

0 0 164