- vừa được xem lúc

001: Message-driven programming với Message broker và Apache Kafka

0 0 164

Người đăng: Dat Bui

Theo Viblo Asia

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one.

Trước khi vào chi tiết và cách thức hoạt động của Apache Kafka, cùng đi tìm hiểu 3 keywords:

  • Asynchronous programming.
  • Message-driven programming.
  • Message broker.

Let's begin.

1) Asynchrounous và Message-driven programming

Nếu đọc bài viết này thì chắc chắn chúng ta đã nắm chắc các khái niệm cơ bản về async programmingmessage-driven. Còn nếu chưa thì.. đọc tiếp nhé.

1.1) Asynchronous programming

Ví dụ như sau:

Sau khi release project thành công, leader quyết định cho cả team đi ăn... KFC. Thôi không sao, được đi ăn là tốt rồi. Quy trình order chẳng có gì phức tạp, mọi người đứng vào hàng và chờ đến lượt để gọi món. Người đến sau đang chờ mà bỏ đi chỗ khác coi như mất lượt ?, toàn bộ công việc khác tạm thời phải gác lại. Mặc dù có tới 4 - 5 hàng, tốc độ có cải thiện, tuy nhiên việc blocking không tránh khỏi.

Đó là hình ảnh của synchronous programming - lập trình đồng bộ. Mọi request từ client đều phải chờ cho đến khi server xử lý xong mới có thể làm việc khác.

Async programming mình đang đề cập là trong việc giao tiếp giữa nhiều service với nhau, không phải trong single application với multi-thread. Anw, idea của nó na ná nhau, đều muốn tránh blocking khi xử lý request.

Nếu chỉ cần cải thiện tốc độ thì không khó, chỉ cần có số lượng nhân viên bằng số lượng khách hàng là ok.

Vấn đề của bài toán nằm ở việc giao tiếp và chờ đợi lẫn nhau. Clientserver giao tiếp trực tiếp với nhau:

  • Nhân viên: ...
  • Khách hàng: ...
  • Nhân viên: ...
  • Khách hàng: ...
  • Nhân viên: ...

Client phải chờ Server phản hồi mới tiếp tục. Mọi chuyện tưởng chừng không có vấn đề gì, nhưng sẽ có 2 bất lợi chính:

  • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu server có gặp sự cố? Client phải chờ đợi.
  • Trong lúc chờ đợi, client không thể làm gì khác.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?

Nhà hàng nhận thấy điểm yếu trong khâu order. Họ quyết định chuyển sang hình thức khác. Sau khi lựa chọn được các món ăn ưa thích, khách hàng sẽ thông báo cho nhân viên. Trong lúc nhân viên ghi chép tính toán thì khách hàng có thể đi tìm chỗ ngồi và làm việc cá nhân. Sau khi xác nhận đơn hàng hàng công, nhân viên báo lại cho khách hàng ra nhận đồ.

Vấn đề được giải quyết, clientserver vẫn giao tiếp trực tiếp nhưng không chờ đợi nhau. Client có thể làm việc riêng tùy thích trong khoảng thời gian đó, và sẽ được thông báo khi server xử lý xong yêu cầu.

Đó là ví dụ của asynchronous programming. Cần chú ý việc giải quyết bài toán không nằm ở cách thức giao tiếp hay kênh giao tiếp. Yếu tố quan trọng là tách biệt request và response.

Tách biệt hai luồng request và response, nghĩa là hoàn toàn có thể thực hiện giao tiếp trực tiếp giữa nhiều service với nhau.

  • Service A gửi request đến Service B.
  • Service B nhận request và phản hồi đã nhận được request. Để đó xử lý sau.
  • Trong lúc đó, Service A hoàn toàn rảnh rang thực hiện các công việc khác.
  • Sau khi Service B xử lý xong request sẽ gửi ngược lại cho Service A.

Tuy nhiên chưa thực sự triệt để, vẫn có thể gặp 2 vấn đề:

  • Nếu server quá tải từ chối nhận thêm request, hoặc server.. die. Client cần cơ chế retry để gửi lại request.
  • Trong trường hợp muốn order ở tất cả cửa hàng tại Hà Nội. Khách hàng cần gửi request đến từng cửa hàng.

1.2 Message-driven programming

Ca này hơi khó, nhà hàng quyết định thuê các chuyên gia về tìm giải pháp gỡ rối.

Sau một hồi xem xét, các chuyên gia đều đồng tình phán một câu xanh rờn: việc gì mà phức tạp thì outsource cho nhanh.

Những tưởng chỉ là câu nói đùa nhưng vấn đề đã được giải quyết êm đẹp. Nhà hàng thay đổi cách thức hoạt động, khách hàng thực hiện order qua hệ thống SMS. Sau đó hệ thống SMS điều phối request đến các cửa hàng, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ. Không lo việc chẳng may một nhà hàng bị đóng cửa vì đã có nhà hàng khác. Nếu muốn ăn ở nhiều nơi thì không cần gửi một loạt các request, đó là công việc của cho hệ thống SMS.

Ngoài ra, khách hàng và nhân viên không cần biết nhau, tránh việc khách hàng đánh nhân viên vì món ăn quá tệ.

Message-driven programming bắt nguồn từ tư tưởng trên. Serverclient không giao tiếp trực tiếp với nhau nữa. Tất cả các request sẽ được gửi dưới dạng message cho bên thứ 3. Bên thứ 3 có nhiệm vụ điều hướng các message đến địa chỉ cụ thể với 2 mục tiêu:

  • Đảm bảo gửi message thành công.
  • Và gửi đến đúng địa chỉ.

2) Message broker

Với ví dụ trên, hệ thống SMS là một Message Broker với mục đích điều hướng, trung chuyển message từ người gửi đến người nhận, với 4 ưu điểm:

  • Giảm tải cho các server bằng việc giảm các tương tác trực tiếp.
  • Lưu trữ request, trong trường hợp server gặp sự cố.
  • Phân phối request đến các nhiều server trong các bài toán cụ thể.
  • Đơn giản hóa quá trình gửi nhận message trong môi trường multi-services.

No silver bullet, nhìn có vẻ gọn gàng nhưng cũng có hạn chế nhất định tuy nhiên không đề cập quá kĩ trong bài viết này ?.

  • Đảm bảo việc gửi nhận message đến đích.
  • Cần monitor thêm cả hệ thống Message broker.
  • Xử lý vấn đề khi Message broker gặp lỗi.
  • Tăng latency, giảm performance.
  • Vân vân và mây mây...

Hiện nay, có khá nhiều Message broker hoạt động dựa trên cách thức và nền tảng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều chung mục đích điều hướng, trung chuyển message:

  • Apache ActiveMQ.
  • Apache RocketMQ.
  • RabbitMQ.
  • Apache Kafka.
  • IronMQ.
  • ZeroMQ.
  • Redis, thực tế hiếm khi sử dụng. Chẳng ai đi KIA Morning trên cao tốc trong khi đã có Lamborghini.

Nói chung là, nhiều loại vcđ... Chọn cái gì cũng cần đau đầu để nghĩ. Chọn sai là phải trả giá, đắt hay rẻ tùy thuộc túi tiền của bạn.

3) Message distribution patterns

Tương tự với ví dụ cửa hàng KFC, Message broker cung cấp 2 patterns chính để cung cấp việc điều hướng message:

  • Point-to-point messaging: hay còn gọi là Queue. Hiểu đơn giản đó là dạng phân phối message có quan hệ 1 - 1 giữa clientserver, tao chỉ nói cho.. một mình mày thôi đấy. Mỗi message chỉ được gửi đến một endpoint duy nhất. Ví dụ là cuộc trò chuyện trên Skype giữa 2 người với nhau.
  • Broadcast messaging: một message có thể được gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau, chỉ những người subcribe nội dung đó mới nhận được message. Ví dụ như khi follow mình, hệ thống chỉ gửi thông báo khi mình có bài viết mới đến các followers. Pattern này được gọi là Topic.

Với từng bài toán khác nhau ta sẽ linh hoạt sử dụng queue hoặc topic để xử lý vấn đề.

  • Nhắn tin hai người có thể dùng queue.
  • Khi nhắn tin trong group thì dùng topic.

4) Mô hình sử dụng Message broker

Message broker được đặt trong hệ thống bao gồm:

  • Producer/Publisher: nơi gửi message.
  • Message broker: hệ thống điều hướng message.
  • Consumer/Subcriber: nơi nhận message.

Không còn khái niệm clientserver mà thay vào đó là producer/publisherconsumer/subscriber. Về bản chất vẫn như nhau, một bên gửi và một bên nhận message.

5) Phân chia Message broker theo cách thức hoạt động

Các chuyên gia phân chia Message broker ra thành 2 loại dựa trên cách thức hoạt động của chúng:

  • Message base.
  • Data pipline.
Message base Data pipeline
ActiveMQ, RabbitMQ, ZeroMQ RocketMQ, Kafka
Lưu trạng thái của Consumer để đảm bảo tất cả đều nhận được message từ topic đang subscribe. Không lưu trạng thái của Consumer.
Message bị xóa sau khi các Consumer nhận được message. Message chưa bị xóa ngay sau khi Consumer nhận message.
Khi có message mới, Consumer chỉ lấy được duy nhất message đó. Khi có message mới, Consumer có thể tùy ý lựa chọn lấy về một danh sách các message, bao gồm cả message cũ.

Có thể quyết định sử dụng loại Message broker nào dựa trên bảng so sánh trên:

  • Với các bài toán yêu cầu đảm bảo Consumer đều nhận được một message và duy nhất một lần nhận là quan trọng nhất, ta sử dụng Message base.
  • Các bài toán yêu cầu sự chính xác cao và đảm bảo không lost message thì cân nhắc sử dụng Data pipeline.

Mạnh miệng thế chứ hiện tại chúng ta đa số đều sử dụng Apache Kafka, với hai lý do chính:

  • Mạnh mẽ, được quảng cáo performance rất tốt. Không mất message, tính năng cực kì quan trọng.
  • Công nghệ mới, tội gì không làm.

Reference

Reference in series https://viblo.asia/s/apache-kafka-tu-zero-den-one-aGK7jPbA5j2

After credit

Lừa đảo thật, tiêu đề Apache Kafka rõ to mà không thấy viết gì? Có đấy, rất nhiều và cũng rất chi tiết. Đón chờ trong các bài tiếp theo nhé.

© Dat Bui

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Kafka là gì?

Apache Kafka® là một nền tảng stream dữ liệu phân tán. . stream data: dòng dữ liệu, hãy tưởng tượng dữ liệu là nước trong 1 con suối. .

0 0 43

- vừa được xem lúc

002: Apache Kafka topic, partition, offset và broker

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. Nói qua về lịch sử, Kafka được phát triển bởi LinkedIn (các anh em dev chắc chẳng xa lạ gì) và viết bằng ngôn ngữ JVM, cụ thể là Java và Scala.

0 0 153

- vừa được xem lúc

003: Gửi và nhận message trong Apache Kafka

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. . . Nếu muốn các message được lưu trên cùng một partition để đảm bảo thứ tự thì làm cách nào.

0 0 222

- vừa được xem lúc

004: Apache Kafka consumer offset, Broker discovery và Zookeeper

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. 1) Consumer offset.

0 0 130

- vừa được xem lúc

Apache Kafka - Producer - Gửi message đến Kafka bằng kafka-python

Overview. Understand how to produce message and send to the Kafka topic. Architecture. .

0 0 63

- vừa được xem lúc

010: Apache Kafka connect concept

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. . Kafka connect concept. Kafka SQL concept.

0 0 59