- vừa được xem lúc

004: Apache Kafka consumer offset, Broker discovery và Zookeeper

0 0 124

Người đăng: Dat Bui

Theo Viblo Asia

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one.

Cùng tìm hiểu về Consumer offset, ZooKeeper và Broker discovery trong bài viết này nhé. Let's begin!

1) Consumer offset

Chúng ta đã hiểu về offset, càng hiểu về consumer, vậy consumer offset là gì?

  • Offset: vị trí của mỗi message lưu trong mỗi partition.
  • Consumer: thuộc consumer group, consume message từ topic.

Để consume lại các message đã xử lý, hoặc tiếp tục xử lý các message chưa được xử lý trong topic, consumer cần biết offset chính xác vị trí của message cần đọc.

Vậy có thể hiểu consumer offset giống như một checkpoint hoặc bookmark cho consumer group.

Mỗi consumer group khác nhau có consumer offset khác nhau.

Khi consumer xử lý xong message, chúng ta nên commit giá trị offset, các giá trị này sẽ lưu tại Kafka topic có tên là __consumer_offsets. Vì sao vậy?

Trong trường hợp consumer gặp sự cố và khởi động lại sau đó hoặc một consumer khác thay thế, nó có thể tiếp tục từ message cuối cùng được xử lý. Tránh trường hợp đọc lại toàn bộ message từ đầu.

Như vậy chúng ta đã hiểu mục đích của consumer offset, từ đó dẫn đến 3 tình huống khi consumer commit offset.

1.1) At most once

Consumer commit offset ngay khi nhận được message. Điều đó có nghĩa trong trường hợp đang xử lý message mà consumer gặp sự cố và transaction chưa được commit thì.. tạch.

Không thể consume lại message để xử lý.

1.2) At least once

Consumer commit offset sau khi xử lý xong message. Như vậy, nếu consumer gặp sự cố trong khi process message cũng không có vấn đề lớn. Consumer sau khi wake up sẽ consume và xử lý lại message đó.

Tuy nhiên nó dẫn đến vấn đề khác. Giả sử trong quá trình process cần gọi đến bên thứ 3 để xử lý. Bên thứ 3 xác nhận, trừ tiền trong tài khoản thành công. Đen đủi là hệ thống bên này gặp sự cố, phải consume lại message để xử lý, và tiếp tục gọi đến 3rd party để trừ tiền tiếp... toang.

Như vậy message có thể đến nhiều hơn một lần, nên được gọi là at least once. Cần rất chú ý khi xử lý những case như trên. Cần đảm bảo quá trình process là idempotent, hoặc có cơ chế check choác các kiểu.

Idempotent là những xử lý có thể lặp lại nhiều lần mà không ảnh hưởng đến hệ thống.

Ví dụ RESTful API quey resource GET method là idempotent API, có thể request nhiều lần mà không impact đến hệ thống. Ngược lại với create resource POST method không phải idempotent vì mỗi request sẽ tạo ra một resource mới, thay đổi data của hệ thống.

Note: mặc dù nó có risk nhưng có thể handle và vẫn an toàn hơn trường hợp lost message. Do vậy đây là lựa chọn phổ biến.

1.3) Exactly once

Cuối cùng là case vô cùng đặc biệt. Hiện tại nó không áp dụng cho các consumer group dạng BE application như Java, C#...

Nó chỉ xuất hiện trong case message được transfer từ Kafka sang Kafka.

Ngoài ra một cách khác có thể biến at least once thành exactly one đó là sử dụng các idempotent consumer với lý do nhận nhiều message xử lý nhiều lần nhưng giống như nhận một message xử lý một lần.

2) Kafka broker discovery

Kafka brokers bao gồm rất nhiều broker. Mỗi topic có thể có nhiều partition, mỗi partition được lưu trên các broker khác nhau. Tuy nhiên consumer chỉ cần connect tới một broker bất kì là có thể connect với toàn bộ Kafka cluster. Điều đó giúp consumer có thể đọc được message của topic nằm trên bất kì một broker nào.

Mỗi Kafka broker là một bootstrap server, nó có cơ chế thông báo cho client biết làm thế nào để connect tới các broker còn lại. Như vậy khi connect tới một broker là connect tới toàn bộ Kafka brokers.

Bootstrap servers là một danh sách các endpoint của từng broker trong cụm cluster. Một broker có toàn bộ các thông tin của các broker còn lại.

Mỗi broker có thông tin về các broker, topicpartition của Kafka cluster, được gọi là metadata. Broker không trực tiếp lưu trữ các metadata này mà nó là nhiệm vụ của Zookeeper. Bàn về nó sau nhé.

Đi vào chi tiết, cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về cách thức hoạt động của broker discovery, client connect tới Broker 102 để lấy message ở Broker 101 như thế nào.

Đầu tiên, client connect đến Broker 102 và request metadata.

Broker 102 trả về thông tin metadata và danh sách toàn bộ các broker hiện có trong mạng Kafka cluster.

Sau khi có thông tin của toàn bộ broker và metadata, client sẽ quyết định connect tới broker nào để produce hoặc consume message.

Thật may mắn là chúng ta không cần implement những thứ phức tạp này ?. Xử lý đống business đã mệt não lắm rồi.

3) Zookeeper

Zookeeper mới chính là thứ đứng đằng sau tất cả.

  • Lưu trữ tất cả thông tin của Kafka broker, topic, partition... Hay nói cách khác là quản lý chúng.
  • Thực hiện leader election cho các partition. Nói về leader election thì có nhiều bài toán và thuật toán kinh điển để xử lý. Rất nhiều thứ hay ho, khả năng mình sẽ có series riêng cho phần này, đón chờ nhé.
  • Gửi thông tin đến Kafka về các event phát sinh trong hệ thống: new topic, delete topic, partition die, broker die, broker comes up...

Chúng ta có thể thấy Zookeeper có sức mạnh to lớn trong việc duy trì và đảm bảo hoạt động của Kafka. Vậy Kafka có thể hoạt động mà không cần Zookeeper không?

Vài năm trước đây có thể khẳng định chắc chắn rằng Kafka không thể hoạt động nếu không có Zookeeper. Design ban đầu của Kafka là như vậy.

Tuy nhiên Kafka cũng đã có vài năm tuổi đời, và nhất là trong lĩnh vực này công nghệ thay đổi chóng mặt. Không gì là không thể. Kafka có thể hoạt đồng bình thường mà không cần Zookeeper, cụ thể thế nào thì theo dõi hết series nhé.

Để tránh single-point failure, Zookeeper được triển khai cluster nhiều node với số lẻ là 3, 5 hoặc 7...

Vì sao không phải số chẵn? Hiểu đơn giản rằng số lẻ sẽ dễ bỏ phiếu hơn, không có trường hợp 50 - 50 mà luôn là 49 - 50. Dễ dàng đi đến kết luận chung hơn so với số chẵn.

Zookeeper cũng tuân theo mô hình leader-follower:

  • Một leader thực hiện write data.
  • Các follower còn lại handle việc read data.

Với Kafka v0.10 trở về trước, consumer offset được lưu tại Zookeeper. Tuy nhiên sau đó các kĩ sư đã tách sự phụ thuộc này để Zookeeper hoàn toàn độc lập với consumerproducer.

Dưới đây là mô hình kết nối phổ biến của Kafka và Zookeeper.

Với level beginner, chúng ta không cần quá bận tâm về Zookeeper, cách thức hoạt động ra sao, tương tác với Kafka thế nào. Chỉ cần hiểu rằng nó quản lý các Kafka broker, lưu trữ metadata và là thành phần quan trọng trong hệ thống Kafka cluster.

4) Tổng kết

Chúng ta đã đi qua toàn bộ các thành phần của Apache Kafka và sẵn sàng practice với nó. Phần này chỉ nhằm mục đích khái quát hóa lại các tính chất của Kafka:

  • Message được lưu tại partition theo thứ tự được gửi đi.
  • Consumer read message theo thứ tự được lưu trong partition.
  • Với replication factor = N, producerconsumer vẫn có thể hoạt động tốt khi N - 1 broker gặp sự cố.
  • Đó cũng là lý do chúng ta hay chọn replication factor = 3 thay vì giá trị default = 1:
  • Một broker có thể down cho việc maintenance.
  • Một broker khác bị down do gặp sự cố.
  • Nếu để giá trị replication factor cao quá cũng sẽ gặp vấn đề liên quan đến đồng bộ. Ngoài ra Kafka cũng không cho phép replication factor vượt quá số lượng broker.
  • Các message có cùng key được route đến cùng partition trong trường hợp số lượng partiton của topic không thay đổi.

Reference

Reference in series https://viblo.asia/s/apache-kafka-tu-zero-den-one-aGK7jPbA5j2

After credit

Default config partition = 1 cho mỗi Kafka topic, tuy nhiên chúng ta có xu hướng tăng số lượng partition lên để tăng throughput với mục đích xử lý được nhiều message hơn tại cùng một thời điểm.

Nhưng nó dẫn đến một vấn đề khác, lựa chọn số lượng partition sao cho tối ưu là một chuyện cần phải rất cân nhắc. Bài tiếp theo cùng tìm hiểu về các yếu tố tác động đến số lượng partition, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

© Dat Bui

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Kafka là gì?

Apache Kafka® là một nền tảng stream dữ liệu phân tán. . stream data: dòng dữ liệu, hãy tưởng tượng dữ liệu là nước trong 1 con suối. .

0 0 41

- vừa được xem lúc

001: Message-driven programming với Message broker và Apache Kafka

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. . . Asynchronous programming.

0 0 159

- vừa được xem lúc

002: Apache Kafka topic, partition, offset và broker

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. Nói qua về lịch sử, Kafka được phát triển bởi LinkedIn (các anh em dev chắc chẳng xa lạ gì) và viết bằng ngôn ngữ JVM, cụ thể là Java và Scala.

0 0 148

- vừa được xem lúc

003: Gửi và nhận message trong Apache Kafka

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. . . Nếu muốn các message được lưu trên cùng một partition để đảm bảo thứ tự thì làm cách nào.

0 0 219

- vừa được xem lúc

Apache Kafka - Producer - Gửi message đến Kafka bằng kafka-python

Overview. Understand how to produce message and send to the Kafka topic. Architecture. .

0 0 60

- vừa được xem lúc

010: Apache Kafka connect concept

Bài viết nằm trong series Apache Kafka từ zero đến one. . Kafka connect concept. Kafka SQL concept.

0 0 55