- vừa được xem lúc

019: Lightweight thread và Threading model

0 0 104

Người đăng: Dat Bui

Theo Viblo Asia

Bài viết nằm trong series Multithread từ hardware tới software với Java.

Với bài trước, chúng ta đã hiểu về cooperative schedulingpreemptive scheduling. Điều tiếp theo cần quan tâm trước khi thực hiện optimize multi-thread programming là hiểu về threading model và thuật ngữ lighweight thread với bài cuối cùng trong series. Let's begin.

1) Lighweight thread

Kết luận từ bài trước, thread/OS thread là đơn vị cơ bản để CPU thực thi thông qua cơ chế scheduling của Schedular. Vậy lightweight thread là gì? Giống tên gọi của nó, nếu lightweight thread lightweight hơn OS thread thì Schedular làm việc với nó như thế nào?

From Techopedia: A lightweight thread is a computer program process, normally a user thread, that can share address space and resources with other threads, reducing context switching time during execution.

Vậy, có thể hiểu lightweight threaduser thread, nó share chung địa chỉ vùng nhớ với nhau. Vẫn chưa thấy sự khác biệt so với thread thông thường. Tuy nhiên, nó giúp giảm context switch khi thực thi so với thread thông thường? Làm cách nào nó làm được điều đó, và user thread là gì?

Thật ra, gọi là lightweight thread để phân biệt và so sánh với thread thông thường (OS thread):

  • Cần ít thời gian để xử lý hơn.
  • Cần ít bộ nhớ hơn trong quá trình khởi tạo.
  • Chi phí tạo mới hoặc hủy bỏ ít tốn kém hơn.

Lưu ý rằng, thread (OS thread) vẫn là đơn vị cơ bản nhất để Schedular tiến hành phân phối đến cho các processor xử lý. Do đó, lightweight thread chỉ mang ý nghĩa phân biệt và so sánh với OS thread. Cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về lightweight thread/user thread với Threading model.

2) Threading model

Đứng từ góc nhìn hệ điều hành có 2 loại thread (type of thread) là:

  • CPU thread - Hardware thread: luồng xử lý của processor. Thông thường mỗi processor xử lý một luồng, với những CPU hỗ trợ hyper-threading có thể xử lý được hai luồng đồng thời với nhau.
  • OS thread - Software thread: các luồng thực thi code được quản lý bởi OS và điều phối bởi Schedular. Với Java, một thread (new Thread()) mapping với một OS thread để được thực thi.

Tuy nhiên với threading model ta quan tâm đến level of thread là:

  • Kernel-level thread: chính là OS thread, là đơn vị cơ bản nhất được quản lý/thực thi bởi SchedularOS.
  • User-level thread: thứ chúng ta cần quan tâm là đây, còn được gọi là green-thread hoặc lightweight-thread. OSSchedular chỉ quản lý OS thread, do đó nó không biết gì về sự tồn tại của lightweight-thread. Vậy lightweight-thread do ai quản lý? Chính là tầng application, nói cách khác nó được kiểm soát ở user-space. Như vậy, developer/engineer chúng ta hoàn toàn có thể tự code Schedular để quản lý các lightweight-thread này.

May mắn thay đã có rất nhiều lib hỗ trợ và nó đem lại lại lợi ích nhất định thì cộng đồng mới tập trung vào nhiều đến vậy. Với 2 level of thread trên, ta phân loại được thành 3 threading model là:

  • Kernel-level threading model.
  • User-level threading model.
  • Hybrid threading model (kernel-level & user-level).

2.1) Kernel-level threading model

Việc khởi tạo thread thực ra không đơn giản. Java là high-level programming language, nó đã support chúng ta rất nhiều trong việc tạo ra thread với Thread class hoặc ExecutorService. Java làm rất nhiều thứ bên dưới, thông qua system call và mapping programming thread với OS thread.

Với việc mapping 1 - 1 như vậy, các Java thread sử dụng chung Schedular với hệ điều hành nên hưởng trọn nhược điểm của preemtive scheduling. Càng nhiều thread, context switch xảy ra càng thường xuyên, ít nhiều ảnh hưởng đến performance của hệ thống.

Không thể phủ nhận ưu điểm của preemptive scheduling so với thế hệ trước là cooperative scheduling, tuy nhiên cần nhìn vào nhược điểm của nó để cải thiện tốt hơn.

2.2) User-level threading model

Với user-level threading model, các user-thread (lightweight thread) được mapping N - 1 với OS thread. Ta cần một bộ Schedular riêng để quản lý việc này trong quá trình runtime. Tất nhiên, việc quyết định cơ chế preemtive scheduling hay cooperative scheduling lúc này do các developer/engineer, không còn phụ thuộc vào OS. Context switch xảy ra ở application, dễ dàng kiểm soát hơn, cost dành cho nó cũng giảm đi nhiều so với OS threadprocess.

Nhìn vào mô hình trên, dễ dàng nhận thấy nhược điểm của nó là không tận dụng được sức mạnh của multi-threading với multi-processors.

2.3) Hybrid threading model

Hybrid threading model tận dụng ưu điểm của cả 2 mô hình trên và kết nối chúng lại với nhau. Các kernel-level thread vẫn có thể thực thi song song trên môi trường multi-processors, đồng thời các user-level thread được sử dụng để thực thi đồng thời với nhau. Như vậy, context switch được chuyển một phần từ low-level lên high-level, dễ dàng kiểm soát, quản lý hơn, từ đó tăng performance cho hệ thống.

Java core đang áp dụng mô hình đầu tiên: kernel-threading model để thực hiện multi-thread programming.

Gần đây, Golang nổi lên với lời quảng cáo xử lý các bài toán high CCU (concurrent user) và hỗ trợ multi-thread programming cực tốt. Sự thật đằng sau nó chính là hybrid threading model với lightweight-thread. Cụ thể trong Golang chính là goroutine.

Với Java, hiện tại có vài libraries đã implement dựa trên hyper-threading model để giúp xử lý các bài toán multi-threading tốt hơn, ví dụ: Project Loom, Akka, RxJava...

3) Memory model với Cooperative scheduling

Ở bài trước, chúng ta đã biết về cách một chương trình hoạt động, một đoạn code được thực thi, cụ thể với các bước cơ bản sau:

  • Toàn bộ thông tin về chương trình như instruction (code), data... được load vào RAM.
  • CPU/Processor là nơi thực thi các instruction đó, với data được lưu trữ ở processor register (set of registers).

Dung lượng của processor register là rất nhỏ, nó chỉ lưu trữ các data đang được xử lý hoặc chuẩn bị được xử lý. Các data/instruction được copy từ RAM lên các bộ nhớ đệm Cache L1, L2, L3 sau đó đến processor register. Sau khi thực thi xong, các data đó được gửi ngược trở lại RAM. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề liên quan tới multi-thread programming.

Ta cần các cơ chế synchronize hoặc các atomic operation để đảm bảo chương trình không xảy ra heisenbug. Và điểm yếu của nó cũng nằm ở synchronize.

Synchronize chỉ cho phép duy nhất một thread được truy cập đến critical block. Nó đảm bảo thread-safe, nhưng phải trả một cái giá không hề.. rẻ, đó là có khả năng xảy ra bottleneck trong multi-thread programming.

Vậy nên cơ chế scheduling nào cũng phải đối mặt với memory model. Tuy nhiên cooperative scheduling phần nào sẽ có lợi thế hơn so với preemtive scheduling.

Với việc tự code Schedular dùng cơ chế cooperative scheduling, ta có toàn quyền quản lý thời gian/thời điểm thực thi của lightweight thread. Nhờ vậy vấn đề bottlenect với sync được quản lý tốt hơn và có khả năng phòng tránh tuy nhiên không phải 100%.

Reference

Reference in series: https://viblo.asia/s/multithread-programming-tu-hardware-toi-software-voi-java-QqKLvp2rl7z

After credit

Ngoài Hyper threading model với cooperative + preemptive, có một vài ngôn ngữ sử dụng với preemptive + preemptive... như Haskell, Erlang. Hơi ngoài lề ?.


Series đã kết thúc, phần lớn về lý thuyết với multi-thread programming. Tuy nhiên, muốn làm được những thứ to lớn hơn, ta cần nắm vững lý thuyết. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta lên level trong con đường sự nghiệp ?.

Thay vì tự viết Schedular và cơ chế scheduling để optimize multi-thread programming, hãy đứng trên vai người khổng lồ và sử dụng các thư viện có sẵn như Akka, RxJava...

Series tiếp theo mình sẽ nói về Akka và các practice với nó. Akka tuân theo Actor modelHybrid threading model, một trong những thư viện xử lý multi-threading đáp ứng được high CCU khá tốt với các đặc điểm chính:

  • Message driven: sử dụng message thay cho method call, async programming, sender không cần chờ đợi kết quả từ receiver.
  • Giảm thiểu synchronize: đơn giản hóa việc synchronize với Actor model, xử lý các request theo thứ tự FIFO.
  • Hybrid threading model.

See you in next series!

© Dat Bui

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Sử dụng goquery trong golang để crawler thông tin các website Việt Nam bị deface trên mirror-h.org

. Trong bài viết này, mình sẽ cùng mọi người khám phá một package thu thập dữ liệu có tên là goquery của golang. Mục tiêu chính của chương trình crawler này sẽ là lấy thông tin các website Việt Nam bị deface (là tấn công, phá hoại website, làm thay đổi giao diện hiển thị của một trang web, khi người

0 0 237

- vừa được xem lúc

Go Concurrency qua các ví dụ (Phần 1): Dining Philosophers

Bài toán Dining Philosophers (Bữa tối của các triết gia) là một trong những bài toán kinh điển thường dùng để mô tả các vấn đề trong việc xử lý concurrent, những vấn đề thường gặp trong quá trình cấp

0 0 258

- vừa được xem lúc

Concurrent and Parallel 001: Parallel computing hardware P1

Bài viết nằm trong series Concurrent vs Parallel in Java. 1) Sequential vs Parallel computing.

0 0 60

- vừa được xem lúc

Concurrent and Parallel 006: Vòng đời của một thread diễn ra như thế nào trong Java?

Bài viết nằm trong series Multithread từ hardware tới software với Java. Thread lifecycle.

0 0 68

- vừa được xem lúc

005: OS đối xử với thread thế nào?

Bài viết nằm trong series Multithread từ hardware tới software với Java. 1) Schedular.

0 0 42

- vừa được xem lúc

003: Thread và Process

Bài viết nằm trong series Multithread từ hardware tới software với Java. .

0 0 47