- vừa được xem lúc

5' tìm hiểu về mô hình Skill/Will

0 0 9

Người đăng: Tomii

Theo Viblo Asia

Định nghĩa

Mô hình Skill/Will hay còn gọi là Skill/Will Matrix là công cụ để phân loại và quản lý nhân viên dựa trên 2 yếu tố Skill (kỹ năng) và Will (động lực) để phân loại và quản lý nhân viên. Qua đó xác định chiến lược phù hợp để huấn luyện và tạo động lực phát triển cho nhân viên.

Phân tích

Để hiểu rõ hơn về mô hình này thì cùng phân tích ma trận bên dưới

  • Skill: đây là khả năng, kiến thức, kinh nghiệm của nhân viên. Skill thể hiện năng lực của nhân viên trong công việc.
  • Will: đây là động lực, nỗ lực, sự sẵn lòng hoàn thành công việc của nhân viên. Will thể hiện tinh thần làm việc và mức độ cam kết hoàn thành công việc.

Dựa trên skill/will thì nhân viên được chia ra là 4 nhóm cơ bản:

Nhóm A: High will, high skill

image.png
Đây là nhóm nhân viên có năng lực cao và ý chí mạnh mẽ. Họ thường là những nhân viên nòng cốt trong tổ chức cũng như trong dự án.
Với nhóm nhân viên này thì chỉ cần trao quyền cho họ nhiều hơn.

Nhóm B: Low will, high skill

image.png
Đây là nhóm nhân viên có kỹ năng cao nhưng thiếu động lực trong công việc. Họ cần được động viên và hỗ trợ để nâng cao hiệu suất công việc. Họ thường là những nhân viên lâu năm trong công ty hoặc dự án nhưng lại cảm thấy thiếu liên kết và định hướng phát triển.
Với nhóm nhân viên này thì cần thực hiện chiến lực truyền cảm hứng, khám phá những yếu tố liên quan giữa động cơ cá nhân và lợi ích tổ chức để tạo động lực cho họ.

Nhóm C: High will, low skill

image.png
Đây là nhóm nhân viên có động lực cao nhưng kỹ năng thấp. Những người này thường có cam kết mạnh mẽ trong công việc nhưng thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Đây thường là những nhân viên mới của công ty hoặc người mới trong dự án
Đối với nhóm nhân viên này thì cần có chiến lược đào tạo kỹ năng phù hợp để giúp họ nâng cao kỹ năng cũng như tạo điều kiện đóng góp cho tổ chức.

Nhóm D: Low will, low skill

image.png
Đây là nhóm nhân viên vừa có động lực thấp vừa thiếu kỹ năng. Thường là những người đang làm việc ở những vị trí không phù hợp trong tổ chức.
Đối với nhóm này thì cần chiến lược định hướng rõ ràng. Thiết lập mục tiêu đào tạo chặt chẽ và theo dõi tiến độ thường xuyên.

Kết luận

Dựa vào mô hình Skill/Will ta có thể hiểu hơn về đội ngũ nhân viên hiện tại, qua đó có chiến lược đào tạo, định hướng phát triển phù hợp.
Qua đó có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc, nâng cao độ hài long của nhân viên với công ty cũng như dự án.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giao tiếp như một lập trình viên chuyên nghiệp

Giao tiếp với tư cách là một lập trình viên chuyên nghiệp cần nhiều điều hơn tôi nghĩ. Thật sự khó vì nó không phải là điều bạn có được qua việc học code.

0 0 38

- vừa được xem lúc

Level của “Em làm xong rồi”

Tại sao nên đọc bài này. Để tạo ra nhiều impact hơn. . “Em làm xong rồi, nhưng mà…”.

0 0 33

- vừa được xem lúc

Những kỹ năng cần có để trở thành một Senior Web Developer đỉnh cao

Trả lời câu hỏi của một bạn nào đó hỏi mình là làm cách nào để thành một Senior Web Developer. Mình nghĩ đây là một câu hỏi rất hay, nên mình quyết định viết một bài viết để chia sẻ với mọi người.

0 0 12

- vừa được xem lúc

What is Teamwork? (1)

About Us. We are MMJ Vietnam, a product company.

0 0 29

- vừa được xem lúc

Anh ơi, em muốn làm team leader!

Đó là lần mình thực hiện checkpoint với một bạn member và khi được hỏi về kế hoạch cá nhân trong tương lai, bạn đã trả lời một cách khá cụ thể và nhanh gọn. Mình đã khá bất ngờ vì trước đây khi được h

0 0 11

- vừa được xem lúc

5' tìm hiểu về mô hình Tuckman trong quản lý đội nhóm

Sơ lược. . Mô hình Tuckman phản ánh các giai đoạn phát triển của 1 đội nhóm và lần đầu được công bố vào năm 1965. .

0 0 9