- vừa được xem lúc

Anh ơi, em muốn làm team leader!

0 0 11

Người đăng: Nhat Truong

Theo Viblo Asia

Đó là lần mình thực hiện checkpoint với một bạn member và khi được hỏi về kế hoạch cá nhân trong tương lai, bạn đã trả lời một cách khá cụ thể và nhanh gọn. Mình đã khá bất ngờ vì trước đây khi được hỏi, mọi người thường trả lời khá chung chung bằng một kế hoạch xa hoặc một câu trả lời né tránh. Câu trả lời "Anh ơi, em muốn làm leader!" dường như chứa đựng một cái tôi lớn, quyết tâm mạnh mẻ và mục tiêu rất cụ thể, đó là lý do làm mình bất ngờ.

Các tiêu chí cần quan tâm

Để trở thành leader của một team đòi hỏi nhiều cố gắng, thiên thời, đia lợi, nhân hoà. Tại sao lại phải phức tạp như vậy?

Chính trị

Chắc sẽ có nhiều bạn nghĩ "Tự nhiên ở đâu ra chính trị ở đây???", trên thực tế chính trị luôn tồn tại trong bất kì một nhóm nào có từ 3 thành viên trở lên chứ không chỉ dùng để nói về các thực thể là quốc gia. Nhóm bạn 3 đứa chơi thân với nhau mà có 2 đứa một ngày đi chơi riêng là có khi sứt mẻ cảm xúc của đứa còn lại 🤣

Nhìn lại vào cấu trúc một team, liệu đề cử một bạn từ member lên làm leader của một nhóm liệu có ảnh hưởng mạnh đến chính trị của team? Bạn nào sẽ xuống tinh thần vì quyết định đó? Cần phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ? Đó là những câu hỏi mà một manager thực sự có kinh nghiệm cần phải trả lời được khi quyết định để một bạn trong team lên làm leader, còn không thì có thể lục đục nội bộ, tang nhà nát cửa. 😅

Kỹ năng

Nhiều anh chị manager lựa chọn một bạn lên làm manager vì năng lực kỹ thật tốt nhất, đó thường là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để các "cư dân" còn lại trong team tâm phục khẩu phục. Và đây cũng chính là con đường mà một team dễ gãy đổ khi một team leader thiếu các kỹ năng cần có như leader ship, giao tiếp,...

Động lực

Cần xác định rõ động lực của bản thân hoặc động lực của ứng viên cho vị trí team leader, điều này rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến việc bạn đó có thể hoàn thành tốt vai trò team leader trong tương lai hay không, nhiều bạn trong suy nghĩ xem vị trí team leader là con đường tiếp theo và duy nhất để thăng tiến trong công việc nhưng trên thực tế thì không phải, sẽ có rất nhiều con đường khác nhau để thăng tiến. Ví dụ như trước đây mình có dịp nói chuyện với nhiều bạn, các bạn mặc định sau senior là project manager mà không biết rằng còn có nhiều con đường khác như solution architect, engineering manager, line manager,... và mỗi vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng đặc thù khác nhau. 🤪

Thời điểm

Thời điểm nào để promote một member lên leader là một điều cũng nên cân nhắc để phù hợp với tình hình chính trị trong team và độ chín muồi về kỹ năng. Có thể một bạn có tố chất, có tiềm năng nhưng chưa phải hiện tại. Vì vậy, cần phải có thời gian và career path cụ thể.

Tổng kết

Việc promote một member lên team leader đối với nhiều người có vẻ đơn giãn nhưng ở góc nhìn cá nhân của mình thì nó lại không và thật sự rất quan trọng cũng như cẩn trọng. Nhiều lúc hành động này sẽ mất nhiều hơn là được. Còn ở phía các bạn ứng viên, các bạn hãy suy nghĩ và thể hiện bản thân mình có đầy đủ kỹ năng để trở thành một team leader chứ đừng đợi các sếp "khai phá" tiềm năng của mình, các sếp bận lắm 😂. Đây chỉ là kinh nghiệm, góc nhìn cá nhân của mình, hi vọng bạn có thêm góc nhìn và ảnh hưởng tích cực đến con đường sự nghiệp của bạn.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

What is Teamwork? (1)

About Us. We are MMJ Vietnam, a product company.

0 0 29

- vừa được xem lúc

5' tìm hiểu về mô hình Tuckman trong quản lý đội nhóm

Sơ lược. . Mô hình Tuckman phản ánh các giai đoạn phát triển của 1 đội nhóm và lần đầu được công bố vào năm 1965. .

0 0 9

- vừa được xem lúc

5' tìm hiểu về mô hình Skill/Will

Định nghĩa. Mô hình Skill/Will hay còn gọi là Skill/Will Matrix là công cụ để phân loại và quản lý nhân viên dựa trên 2 yếu tố Skill (kỹ năng) và Will (động lực) để phân loại và quản lý nhân viên.

0 0 9