Sơ lược
Mô hình Tuckman phản ánh các giai đoạn phát triển của 1 đội nhóm và lần đầu được công bố vào năm 1965. Nguyên thủy được mô tả gồm 4 giai đoạn
- Forming (thành lập)
- Storming (bão tố)
- Norming (ổn định)
- Performing (hiệu quả) Sau này được chỉnh sửa và thêm mới giai đoạn thứ 5 Adjourning (thoái trào)
Các khái niệm
Forming (thành lập)
Đây là giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của đội nhóm. Lúc này các thành viên được sắp xếp chung 1 đội và hợp tác với nhau đơn giản vì mục tiêu trước mắt.
Tâm lý chung của các thành viên là hưng phấn với công việc nhưng còn dè dặt trong cư xử.
Rất ít xung đột xảy ra trong giai đoạn này và hầu như tất cả mọi người đều đồng thuận với nhau bằng việc biểu quyết trong giải quyết vấn đề cũng như đặt ra những quy định chung của đội nhóm.
Lúc này đề cao vai trò dẫn dắt đội nhóm của Leader vì cơ bản các thành viên vẫn chưa rõ vai trò của mình trong nhóm là gì.
Storming (bão tố)
Đây là giai đoạn thứ 2 tiếp theo Forming. Lúc này các thành viên bắt đầu bộc lộ cá tính và trong đội nhóm sẽ xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn. Hầu hết những vấn đề xảy ra liên quan đến phong cách làm việc, giải pháp, giao tiếp, văn hóa, quy trình. Trong một số tình huống xấu sẽ xảy ra công kích cá nhân và bất hợp tác giữa các thành viên.
Cũng trong giai đoạn này các thành viên sẽ tìm cách để làm việc với nhau qua đó sẽ phần nào hiểu nhau được nhiều hơn.
Norming
Sau khi các thành viên thấu hiểu nhau nhiều hơn thì họ sẽ tìm cách để có thể hòa hợp với nhau trong công việc. Lúc này mọi thành viên sẽ cố gắng chấp nhận quan điểm và đề xuất của những thành viên khác.
Các quy tắc mới sẽ được đồng thuận để tạo không gian làm việc thoải mái nhất cho đội nhóm.
Nhưng trong Norming cũng sẽ xuất hiện Storming khi những vấn đề mới xảy ra.
Performing
Giai đoạn thứ 4 Performing là cao trào trong quá trình phát triển của đội nhóm. Lúc này các thành viên hợp tác và cố gắng tạo ra giá trị win-win. Tất cả mọi giải pháp được đồng thuận đều dựa trên lợi ích của đội nhóm và nâng cao tinh thần đồng đội.
Thường thì lúc này chỉ 1 hoặc 1 vài cá nhân sẽ là nhân tố tiêu biểu đại diện cho cả đội nhóm.
Adjourning
Giai đoạn này thường là kết thúc của 1 dự án hoặc là quá trình tái cơ cấu tổ chức, lúc này các thành viên sẽ được luân chuyển sang dự án khác để làm nhiệm vụ mới. Và vòng đời đội nhóm sẽ được thành lập lại.
Đôi khi những thành viên ở lại hoặc những thành viên mới tham gia sẽ cảm thấy hoang mang, lạc lõng vì chưa nhìn thấy được thành quả.
Kết luận
Với vai trò là Leader thì tùy vào mỗi giai đoạn của dự án mà có những giải pháp thích hợp để duy trì, phát triển đội nhóm cũng như tạo động lực cho các thành viên.
Ví dụ:
Forming: định hướng và xác định nhiệm vụ vai trò của các thành viên.
Storming: giải quyết vấn đề và hạn chế xung đột leo thang.
...