- vừa được xem lúc

Authentication Với NestJS và Passport (Phần 1)

0 0 93

Người đăng: Nguyen Huy Cuong

Theo Viblo Asia

Authentication, hay xác thực thông tin người dùng, là một trong những tính năng cơ bản nhất của phần lớn ứng dụng Web. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ phương pháp sử dụng passportjs để xây dựng tính năng Authentication cho một API server viết trên NestJS - Một NodeJS Framework khá phổ biến hiện nay.
Mình sẽ xây dựng một project từ đầu, sau đó sẽ xây dựng hai tính năng xác thực người dùng cơ bản, với chức năng xác thực bằng email/password và xác thực người dùng với json web token.

I. Cài đặt project

Đầu tiên, giả sử đã có sẵn môi trường Nodejs, chúng ta khởi tạo ứng dụng có tên là demo-app, sử dụng công cụ nest-cli.

# cai dat cli
npm install -g @nestjs/cli # khoi tao project
nest new demo-app

Tiếp đến chúng ta sẽ cài đặt thêm các thư viện cần thiết bằng lệnh sau:

npm install --save @nestjs/passport passport passport-local passport-jwt
npm install --save-dev @types/passport-local @types/passport-jwt
  • passport: Thư viện chung khi sử dụng, là nền tảng của luồng hoạt động của passport.
  • passport-local, passport-jwt: Hai thư viện phục vụ hai phương pháp xác thực mà chúng ta đề cập ở trên. Trong passport, mỗi phương thức xác thực sẽ được gọi là một strategy.
  • @nestjs/passport: Tiện ích passport của nestjs.
  • @types/passport-jwt, @types/passport-local: Do mặc định thì 2 thư viện strategy của passport mà chúng ta cài đặt ở trên không hỗ trợ typescript, 2 thư viện này sẽ giúp fix điều đó.

OK, vậy là xong bước cài đặt, chúng ta tiếp tục khởi tạo module auth, module này sẽ đảm nhận xử lý các chứng năng xác thực trong ứng dụng, chúng ta tiếp tục sử dụng nest-cli:

nest g module auth
nest g controller auth --no-spec
nest g service auth --no-spec

Mình đã tạo luôn controllerservice đi kèm với module auth, để cho đơn giản mình có thêm lựa chọn không sinh ra tập tin spec, và sẽ không xây dựng chức năng liên quan tới database trong phần này.

II. Xây dựng chức năng xác thực với passport-local

1. Định nghĩa chức năng

Chức năng đầu tiên ta muốn xây dựng cho ứng dụng của mình là chức năng Sign in với emailpassword, chức năng cực kì cơ bản. Chúng ta bắt đầu bằng việc định nghĩa "database"api, chúng ta có một danh sách chứa thông tin người dùng (user) và một Post API - API này sẽ nhận một Body gồm hai giá trị là emailpassword được gửi lên từ Client, phần Logic chính sẽ là thực hiện kiểm tra giá trị mà người dùng gửi lên với database và trả về thông tin user một Exception nếu thông tin gửi lên không chính xác (Đây là phần logic chúng ta sẽ sử dụng passport).

Để cho đơn giản, chúng ta sẽ định nghĩa danh sách người dùng là một dữ liệu dạng tĩnh như sau:

Tiếp theo chúng ta định nghĩa DtoSign In API:

2. Xây dựng tính năng xác thực với passport-local strategy

OK, sau khi định nghĩa "database"API, chúng ta thực hiện viết logic xác thực dữ liệu mà user gửi lên với passport, như mình đã nói ở trên, passport cung cấp một luồng logic xác thực nhất quan, đối với mỗi tính năng xác thực, passport xây dựng cho chúng ta một strategy riêng, điều này giúp dễ dàng quản lý và mở rộng ứng dụng, giả sử ứng dụng cần xây dựng thêm các phương pháp xác thực khác, ta chỉ cần mở rộng bằng cách viết thêm strategy.
Trong bài toán này, ta sẽ tạo ra một strategy như sau:

Sau khi đã thêm một số dòng code, mình sẽ giải thích lại một chút các bước hoạt động của tính năng xác thực qua sơ đồ như sau:

  1. local strategy đọc request body và kiểm tra dữ liệu trong đó, mặc định nó sẽ kiểm tra hai trường usernamepassword, ở đây do chúng ta tiến hành xác thực với hai trường là email/password nên mình đã điều chỉnh lại cài đặt trong hàm contructor của strategy.
  2. Nếu định dạng của dữ liệu gửi lên không có vấn đề gì, tiến hành kiểm tra tính xác thực của dữ liệu với database, logic sẽ được thực hiện trong phương thức validate ( cần lưu ý đặt đúng tên phương thức khi khai báo strategy), logic chi tiết chúng ta sẽ phải tự viết, ở đây mình có sử dụng phương thức validateUserAndPassword trong AuthService, hàm này chúng ta sẽ bổ sung vào auth.service.ts được tạo ở trên.
  3. Sau khi có kết quả kiểm tra, thông tin được trả về trong phương thức validate sẽ được thêm vào thông tin của request, từ đó ta có thể đọc được thông tin xác thưc của người dùng bằng cách gọi request.user, việc này sẽ do passport-local tự động thực hiện.
  4. Nếu dữ liệu gửi lên không theo đúng định dạng hoặc kết quả trả về từ hàm validate không tồn tại, Client sẽ nhận được một exception.

Theo luồng hoạt động ở trên, chúng ta chỉ cần viết phương thức xác thực thông tin sign in với dữ liệu hiện có vào trong AuthService, như sau:

3. Bổ sung AuthGuard vào API Sign In

Sau khi đã viết xong phần logic của chức năng xác thực, chúng ta tiến hành lắp ráp chúng vào trong auth module, đầu tiên cần thêm Passport ModuleLocalStrategy vào phần thiết lập của AuthModule. Tiếp đến, chúng ta chỉ định việc thực hiện logic xác thực với API bên trong controller. NestJS cung cấp khái niệm Guards - dịch ra nghĩa là bảo vệ - với vai trò cho phép chúng ta xây dựng logic nhằm quyết định xem khi nào thì một request được thực thi - nếu bạn đã từng làm việc với expressjs thì khái niệm này gần giống với middleware. Thư viện @nestjs/passport mà chúng ta cài đặt ban đầu đã tích hợp sẵn, cho phép chúng ta sử dụng strategy của passport như một Guard của API. Việc cần làm là thêm một xíu code vào bên trong auth.controller.ts Mình giải thích qua một xíu nhé, AuthGuard là một NestJS Guard được viết sẵn bởi thư viện @nestjs/passport cho phép tích hợp passport strategy vào bên trong API. Mặc định AuthGuard sẽ gọi tới LocalStrategy mà chúng ta định nghĩa và đã thêm vào bên trong AuthModule trước đó.
Xong, chúng ta đã xây dựng xong phương thức xác thực với email/password. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một phương thức xác thực như trên trong ứng dụng, thì gặp một vấn đề như sau, với mỗi API tiếp theo của ứng dụng, nếu cần xác thực, Client luôn luôn nhớ phải gửi lên cả emailpassword, và phải là phương thức Post. Vì vậy phương thức xác thực này thực tế chỉ nên sử dụng cho một API đó là khi người dùng sign in. Còn đối với những API khác, chúng ta cần sử dụng một phương thức xác thực có tính linh hoạt hơn, như là sử dụng jsonwebtoken chẳng hạn, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng phương thức xác thực này bằng passport trong phần 2 của bài viết.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về NestJS (Phần 2)

Trong bài viết trước, mình đã giới thiệu về NestJS và các thành phần cơ bản của framework này cũng như xây dựng demo một api bằng NestJS. Như mình đã giới thiệu, NestJS có một hệ sinh thái hỗ trợ cho chúng ta trong quá trình phát triển mà các framework khác như Express, Fastify,... phải tự build hoặ

0 0 170

- vừa được xem lúc

NestJS - tìm hiểu và sử dụng Pipes

I. Giới thiệu.

0 0 38

- vừa được xem lúc

Authentication Với NestJS và Passport (Phần 2)

I. Giới thiệu.

0 0 172

- vừa được xem lúc

Middleware, Interceptor and Pipes in Nestjs

Middleware, Interceptor và Pipes củng không quá xa lạ với những anh em code Nestjs.Nhưng ai trong.

0 0 172

- vừa được xem lúc

NestJS - framework thần thánh cho Nodejs

Đọc thì có vẻ giật tít nhưng khoan, mọi chuyện không như bạn nghĩ, hãy nghe mình giải thích . 1.

0 0 58

- vừa được xem lúc

Nestjs + Swagger

I. Mở đầu. . Trong các bài viết về nestjs mình toàn chỉ dùng Graphql nên hôm nay đổi gió một chút, giới thiệu các bạn về restAPI sử dung swaggerUI trong nestjs.

0 0 46