I. Giới thiệu
Trong bài viết này, mình chia sẻ Pipes - một API có vai trò quan trọng trong ứng dụng NestJS.
Trước tiên, một Pipe được định nghĩa là một class được chú thích bởi một @Injectable() decorator, và implement từ PipeTransform interface.
Pipes thường được sử dụng trong hai trường hợp cơ bản sau:
- transformation: chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành dạng dữ liệu mong muốn, ví dụ chuyển đổi từ dạng string sang integer.
- validation: Kiểm tra dữ liệu đầu vào và báo lỗi nếu như dữ liệu đó không thoả mãn điều kiện.
Để hiểu rõ hơn về hai trường hợp sử dụng trên, chúng ta phân tích kĩ hơn qua các ví dụ cụ thể nhé.
II. Các trường hợp Sử dụng Pipe
Giả sử một trường hợp cơ bản: ta cần viết một API trả về thông tin của một User, API có thể được triển khai như sau:
// user.controller.ts @Get(':id')
async findUserById(@Param('id') id: number) { return this.userServics.findOne(id)
}
Trong ví dụ trên, mặc định id nhận về từ params trong request sẽ không tồn tại ở dạng number mà sẽ ở dạng string, chúng ta cần chuyển đổi id sang dạng number để đảm bảo ham findUserById trả về đúng kết quả. Chúng ta có thể viết một Pipe cho trường hợp này.
// parse-to-string.pipe.ts
import { PipeTransform, BadRequestException } from '@nestjs/common'; export declare class ParseDataToIntPipe implements PipeTransform { transform(value: any): number { const transformedValue = parseInt(number, 10) if (isNaN(transformedValue)) { throw new BadRequestException('cannot transform input data to number') } return transformedValue };
}
Trong ví dụ trên, chúng ta thực hiện cùng lúc 2 vai trò của Pipe, đó là chuyển đổi và kiểm tra dữ liệu đầu vào, Pipe sẽ trả về error trong trường hợp kết quả truyền vào không thoả mãn, thường sẽ là một Http error và sẽ được gửi ngay về client. Lưu ý kết quả thực thi một pipe luôn phải được thực hiện bên trong phương thức transform.
Sau khi đã khai báo Pipe, chúng ta sẽ sử dụng bên trong hàm xử lý API ở trên như sau.
import { ParseDataToIntPipe } from './parse-to-string.pipe.ts' @Get(':id')
async findUserById(@Param('id', ParseDataToIntPipe) id: number) { return this.userServices.findOne(id)
}
Một ví dụ khác, giả sử bạn muốn lấy danh sách công việc dựa theo trạng thái (status) hiện tại, ta sẽ triển khai API như sau:
// task.controller.ts
export enum TaskStatus { OPEN = 'OPEN', INPROGRESS = 'INPROGRESS', RESOLVED = 'RESOLVED'
} @Get('/task/status/:status')
async findTasksByStatus(@Param('status') status: TaskStatus) { return this.taskServices.findByStatus(status)
}
Để kiểm tra và chuyển đổi param truyền vào đúng với định nghĩa status trong enum, chúng ta có thể viết một Pipe như sau:
// task-status-validation.pipe.ts
import { PipeTransform, BadRequestException } from '@nestjs/common';
import { TaskStatus } from './task.controller.ts' export declare class TaskStatusValidationPipe implements PipeTransform { readonly allowedStatuses = [ TaskStatus.OPEN, TaskStatus.INPROGRESS, TaskStatus.RESOLVED, ] transform(value: any): TaskStatus { value = value.toUpperCase() if (!isValidStatus) { throw new BadRequestException(`${value} is not a valid task status`) } return transformedValue }; isValidStatus(status) { return this.allowedStatuses.indexOf(status) > -1 }
}
Sau đó đơn giản là sử dụng Pipe vừa tạo bên trong phương thức bên trong controller
@Get('/task/status/:status')
async findTasksByStatus(@Param('status', TaskStatusValidationPipe) status: TaskStatus) { return this.taskServices.findByStatus(status)
}
III. Một số Pipe được cung cấp sẵn
NestJS cung cấp sẵn cho chúng ta một số Pipe mặc định, giúp chúng ta xử lý một số trường hợp cơ bản hay gặp, giống như ví dụ thứ nhất của mình chẳng hạn, bạn thực tế sẽ không cần viết riêng một Pipe cho bài toán hay gặp đó . Các Pipe được cung cấp sẵn bởi NestJS lần lượt là:
- ValidationPipe:
- ParseIntPipe
- ParseBoolPipe
- ParseArrayPipe
- ParseUUIDPipe
- DefaultValuePipe
Trong 6 pipe được cung cấp sẵn bởi NestJS thì 4 pipe từ thứ 2 tới thứ 4 có chức năng tương tự ví dụ ban đầu của mình, tất nhiên là chúng ta nên sử dụng những pipe có sẵn này khi cần thiết thay vì tự viết lại. Mình sẽ lấy ví dụ về 2 pipe còn lại nhé.
DefaultValuePipe
Đây là một pipe cho phép chúng ta chỉ định giá trị mặc định của dữ liệu trong trường hợp dữ liệu truyền vào ở dạng null hay undefined. Ví dụ trong bài toán phân trang dữ liệu, nếu như giá trị page không được truyền vào, chúng ta sẽ xử lý để luông trả về dữ liệu của page đầu tiên (page = 0)
// task.controller.ts
import { Get, Query, DefaultValuePipe, ParseIntPipe } from '@nestjs/common' @Get('tasks')
async getTasks(@Query('page', new DefaultValuePipe(0), ParseIntPipe) page: number) { // ...
}
Ví dụ trên sử dụng liên tiếp 2 Pipe mặc định của nestjs, đảm bảo giá trị của page luôn tồn tại và sẽ là một giá trị number.
ValidationPipe
ValidationPipe sử dụng 2 thư viện trên npm là class-validator và class-transformer giúp quá trình validate dữ liệu phức tạp trở nên đơn giản, tự động và dễ dàng tuỳ chỉnh, kế thừa hay mở rộng.
Giả sử chúng ta có bài toán viết API đăng ký thông tin user như sau:
// user.controller.ts
import { Controller, Post, ValidationPipe, Body, UsePipes } from '@nestjs/common' class CreateUserDto { first_name: string; last_name: string; email: string; password: string;
} @Controller('users')
export class UserController { @Post() @UsePipes(ValidationPipe) async createUser(@Body() createUserDto: CreateUserDto) { // ... }
}
Mặc định thì thì dữ liệu truyền vào chưa được validate, trước hết chúng ta sử dụng các decorator có sẵn từ thư viện class-validator trong CreateUserDto.
// ...
import { IsEmail, IsNotEmpty, Match } from 'class-validator' class CreateUserDto { @IsNotEmpty() first_name: string; @IsNotEmpty() last_name: string; @IsEmail() email: string; @IsNotEmpty() @Match(/^(?=.*[A-Za-z])(?=.*\d)[A-Za-z\d]{8,}$/g) password: string;
}
// ...
Sau khi đã thiết lập các rule cho việc validate. ValidatePipe sẽ tự động sử dụng CreateUserDto để kiểm tra dữ liệu và trả về một Bad Request nếu như dữ liệu truyền vào không chính xác, giả sử với trường hợp email không đúng định dạng:
{ "statusCode": 400, "error": "Bad Request", "message": ["email must be an email"]
}
III. Kết luận
Trong bài viết này mình đã giới thiệu về Pipe và một số trường hợp sử dụng Pipe trong ứng dụng NestJS. Để tìm hiểu kĩ hơn về Pipe, bạn có thể tham khảo hai đường link bên dưới: