- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

0 0 372

Người đăng: Hiep Tran

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này. Trong 1 dự án, làm việc với các action đọc, thêm, xóa, sửa có lẽ là không thể tránh khỏi. Như vậy với mỗi action này, ta sẽ phải viết 1 dòng route::method(). Như thế sẽ dẫn đến việc file route của các bạn sẽ dài và khó đọc. Laravel cung cấp cho chúng ta 1 công cụ vô cùng hữu ích để tối ưu hóa code cho việc này, đó chính là Resource controllers.

Để có thể thấy rõ hơn lợi ích khi sử dụng resource controllers, mình sẽ đưa ra 1 ví dụ như sau: Bạn muốn tạo 1 controller để xử lý tất cả các request cho "Photos" được lưu trữ bởi ứng dụng của bạn. Bạn sử dụng lệnh dưới đây sẽ tạo cho bạn 1 controller như vậy.

php artisan make:controller PhotoController --resource

Sau khi chạy lệnh trên, đây là file controller được sinh ra

<?php namespace App\Http\Controllers; use Illuminate\Http\Request; class PhotoController extends Controller
{ /** * Display a listing of the resource. * * @return \Illuminate\Http\Response */ public function index() { // } /** * Show the form for creating a new resource. * * @return \Illuminate\Http\Response */ public function create() { // } /** * Store a newly created resource in storage. * * @param \Illuminate\Http\Request $request * @return \Illuminate\Http\Response */ public function store(Request $request) { // } /** * Display the specified resource. * * @param int $id * @return \Illuminate\Http\Response */ public function show($id) { // } /** * Show the form for editing the specified resource. * * @param int $id * @return \Illuminate\Http\Response */ public function edit($id) { // } /** * Update the specified resource in storage. * * @param \Illuminate\Http\Request $request * @param int $id * @return \Illuminate\Http\Response */ public function update(Request $request, $id) { // } /** * Remove the specified resource from storage. * * @param int $id * @return \Illuminate\Http\Response */ public function destroy($id) { // }
} 

Khai báo

Tiếp theo bạn khai báo route cho controller

Route::resource('photos', 'PhotoController');

Chỉ với 1 dòng khai báo như này, là bạn đã khai báo cho tất cả các action trong PhotoController. Bạn cũng có thể khai báo cho nhiều resource controller cùng 1 lúc bằng cách truyền vào 1 mảng cho phương thức resouce:

Route::resources([ 'photos' => 'PhotoController', 'posts' => 'PostController'
]);

Các action được xử lý bởi resource controller:

Phương thức URI Hành động Tên route
GET /photos index photos.index
GET /photos/create create photos.create
POST /photos store photos.store
GET /photos/{photo} show photos.show
GET /photos/{photo}/edit edit photos.edit
PUT/PATCH /photos/{photo} update photos.update
DELETE /photos/{photo} destroy photos.destroy

Cách giả method

Ví trong html không có các method PUT, PATCH, DELETE nên bạn sẽ cần dùng lệnh @method để có thể gán các method này vào cho bạn.

<form action="/foo/bar" method="POST"> @method('PUT')
</form>

Partial Resource Routes

Khi khai báo resource route như ban đầu mình hướng dẫn, hệ thống sẽ mặc định sẽ xử lý toàn bộ các action trong đó. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn dùng 1 số action nhất định trong đó, bạn có thể khai báo như sau:

Route::resource('photos', 'PhotoController')->only([ 'index', 'show'
]);

hoặc

Route::resource('photos', 'PhotoController')->except([ 'create', 'store', 'update', 'destroy'
]);

Hàm only() sẽ chỉ sử dụng các action trong mảng bạn truyền vào, còn hàm except() sẽ sử dụng tất cả ngoại trừ các action trong mảng truyền vào.

Ghi đè name routes

Mặc định tất cả các route trong resource controller sẽ có tên như trong bảng bên trên. Tuy nhiên bạn có thể ghi đè tên route bằng cách sau đây:

Route::resource('photos', 'PhotoController')->names([ 'create' => 'photos.build'
]);

Kết luận

Vâỵ là mình đã giới thiệu xong cho các bạn về Resource controller trong laravel. Nếu có thắc mắc hay ý kiến gì các bạn có thể comment bên dưới để mình hoàn thiện bài viết hơn.

Mình xin cảm ơn!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 409

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 775

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 462

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 158