- vừa được xem lúc

Biến đổi một Promise

0 0 36

Người đăng: Nguyen Duy Khanh

Theo Viblo Asia

Khái niệm Promise đã khá quen thuộc với chúng ta rồi. Khi muốn tạo hoặc nhận xử lý bất đồng bộ (xử lý chờ) trong javascript chúng ta thường sẽ nghĩ đến và sử dụng Promise. Nhưng đó mới chỉ là những cách sử dụng cơ bản của Promise thôi. Hôm nay chúng ta hãy thử biến đổi nó một chút và hy vọng sau khi biến đổi xong thì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cũng như tiện lợi trong xử lý tình huống hơn.

I. Promise

Hãy quay lại với khái niệm Promise. Nếu để hiểu theo nghĩa đen thì Promise như một lời hứa vậy và thực chất cách hiểu này là đúng chứ không sai. Promise là một đối tượng đại diện cho một xử lý bất động bộ (xử lý chờ). Và khi một đối tượng Promise được khởi chạy thì sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra. Một là Promise xử lý thành công và trả về kết quả mong muốn sau khi thành công, hai là Promise xử lý thất bại vì một số lý do nào đó, đồng thời cũng trả về mã lỗi/nguyên nhân gây ra lỗi. Thì cũng giống ngoài đời thực vậy, chúng ta đã hứa một điều gì đó thì sẽ chỉ có 2 kết quả nhận được cùng với lời hứa đó hoặc là lời hứa được thực hiện hoặc là thất hứa.

Quay lại với Promise trong javascript. Khi khởi tạo 1 đối tượng Promise thì đầu vào sẽ là một function với 2 tham số là resolvereject. Chúng ta có thể tuỳ ý đổi tên của 2 tham số để có thể phù hợp hơn với tình huống gặp phải. Một ví dụ như dưới:

const give1000dollars = new Promise(function(give, ungive) { give(1500); // bonus 500$ // ungive('Not enough money')
})

Khi một đối tượng Promise được khởi tạo vào chạy thì tương ứng sẽ có 3 trạng thái lần lượt là pending, fulfilled, rejected.

  • Trạng thái pending sẽ được gắn vào khi đối tượng Promise đó được khởi tạo và trong quá trình chạy.
  • Trạng thái fulfilled sẽ được gắn vào khi đối tượng Promise đó đã khởi chạy và thành công trả về kết quả.
  • Trạng thái rejected sẽ được gắn vào khi đối tượng Promise đó đã khởi chạy nhưng thất bại vì một lý do nào đó đồng thời trả về mã lỗi/nguyên nhân lỗi.

Khi một đối tượng Promise xử lý xong (không còn ở trạng thái pending nữa mà sẽ là fulfilled hoặc là rejected) và để chúng ta có thể kiểm tra đối tượng Promise vừa chạy là thành công hay thất bại thì chúng ta sẽ dùng .then, .catch.

  • .then sẽ nhận một callback function, function này sẽ nhận một tham số. Callback function sẽ được gọi khi đối tượng Promise xử lý thành công và kết quả sẽ được đưa vào tham số đầu vào của callback function.
  • .catch cũng sẽ nhận một callback function, function này cũng sẽ nhận một tham số. Callback function sẽ được gọi khi đối tượng Promise xử lý thất bại và tương ứng mã lỗi/nguyên nhân lỗi sẽ được đưa vào tham số đầu vào của callback function.

Một cách nữa để kiếm tra kết quả của một đối tượng Promise là dùng async, await.

Promise cũng cung cấp cho chúng ta một số phương thức hữu ích giúp chúng ta tận dụng hết chức năng của nó. Như là Promise.all, Promise.race dùng để thao tác với nhiều đối tượng Promise theo các cách khác biệt. Promise.resolve, Promise.reject dùng để điều khiển một đối tượng Promise thành công trả về kết quả hay thất bại trả về mã lỗi/nguyên nhân lỗi.

Những cách thức bên trên khá cơ bản và dễ áp dụng. Tiếp đến hãy cùng đi xa hơn cùng Promise, hãy thử biển đổi cách sử dụng của một đối tượng Promise.

II. Biến đổi đối tượng Promise

Thì biến đổi ở đây có nghĩa là gì? Biến đổi một đối tượng Promise có nghĩa là chúng ta cơ bản vẫn dùng Promise để xử lý những tác vụ bất đồng bộ (tác vụ chờ) bằng những cách thức thông thường, nhưng kèo theo đó chúng ta sẽ kết hợp thêm một số logic để điều khiển đối tượng Promise đó.

Nghe Biến đổi có vẻ cao siêu, nhưng thực chất chúng ta sẽ chỉ đơn giản kết hợp Promisevới một số tính năng khác của javascript để sinh ra một kết hợp có nhiều chức năng hơn và mang lại hiệu quả hơn.

Ở bài này mục đích của chúng ta sẽ là dùng Promisecallback để tạo ra một kết hợp.

Trong quá trình làm việc với javascript chúng ta thao tác rất nhiều với callback, chúng ta dùng callback rất nhiều và thậm chí những thư viện bên thứ ba cũng dựa vào callback để cung cấp cho chúng ta nhiều tuỳ biển hơn khi sử dụng thư viện của họ.

Đến với một ví dụ về load image. Đầu tiên thì việc load image sẽ cần một khoảng thời gian vì thế hãy xác định nó là một xử lý chờ (vì khi load xong chúng ta cẩn phải làm gì đó với nó nữa).

// Dùng để load image từ đầu vào và thêm vào thẻ `body`
function loadImage(imageSrc, callback) { // Tạo thẻ `img` mới dùng để chứa image chuẩn bị load lên const image = document.createElement('img') image.src = imageSrc // Gán `imageSrc` để bắt đầu load image image.onload = () => callback(null, image) // Xử lý khi load thành công image.onerror = () => callback(new Error('Load script error')) // xử lý khi load gặp lỗi // Thêm image vừa load vào thẻ `body` dù lỗi hay không lỗi. document.body.append(image)
}

Ở trên là một function loadImage đơn giản dùng để load 1 image sau đó thêm vào trong thẻ body của file html. Function này sẽ nhận 2 tham số:

  • src là source của image muốn load
  • callback là function dùng để gọi sau khi image được load hoặc khi có lỗi.

Tiếp theo hãy cũng đưa Promise vào trong để xử lý.

// Dùng để load image từ đầu vào và thêm vào thẻ `body`
function loadImage(imageSrc, callback) { // Tạo thẻ `img` mới dùng để chứa image chuẩn bị load lên const image = document.createElement('img') image.src = imageSrc // Gán `imageSrc` để bắt đầu load image image.onload = () => callback(null, image) // Xử lý khi load thành công image.onerror = () => callback(new Error('Load script error')) // xử lý khi load gặp lỗi // Thêm image vừa load vào thẻ `body` dù lỗi hay không lỗi. document.body.append(image)
} // Dùng `Promise` để tạo một xử lý chờ load image
function loadImageUsingPromise(imageSrc) { // `resolve`, `reject` sẽ được gọi ở `callback` của function `loadImage` return new Promise(function (resolve, reject) { // Gọi function `loadImage` để bắt đầu load image loadImage(imageSrc, function (error, image){ if (error) reject(error) resolve(image) }) })
} // Gọi function `loadImageUsingPromise` để bắt đầu load image
// Sau đó tương ứng dùng `.then`, `.catch` để bắt phần xử lý thành công hay thất bại
loadImageUsingPromise('aaa') .then(image => console.log(image)) .catch(error => console.log(error))

Ở đoạn code trên chúng ta đã tạo một function loadImageUsingPromise cho phép nhận một tham số đầu vào là imageSrc và sau đó khởi tạo và chạy một đối tượng Promise để gọi function loadImage xử lý load image tương ứng với imageSrc. Sau đó sẽ trả về thẻ img được load thành công hoặc trả về lỗi.

Ở đây tham số đầu vào callback của function loadImage sẽ được xử lý ngay trong phần xử lý của đối tượng Promise để chúng ta có thể nhận được function resolvereject dùng cho xử lý thành công, thất bại trong việc load image.

Tiếp đến hãy thử cho phép function loadImageUsingPromise được tạo tuỳ biến. Những functon xử lý như loadImage, loadFile, loadSource sẽ là đầu vào. Chúng ta sẽ tạo nhiều xử lý khác nữa chứ không đơn thuần là loadImage.

// Dùng để load image từ đầu vào và thêm vào thẻ `body`
function loadImage(imageSrc, callback) { // Tạo thẻ `img` mới dùng để chứa image chuẩn bị load lên const image = document.createElement('img') image.src = imageSrc // Gán `imageSrc` để bắt đầu load image image.onload = () => callback(null, image) // Xử lý khi load thành công image.onerror = () => callback(new Error('Load script error')) // xử lý khi load gặp lỗi // Thêm image vừa load vào thẻ `body` dù lỗi hay không lỗi. document.body.append(image)
} // TẠM ẨN function `loadImageUsingPromise` này và sẽ dùng function `promisify` để tạo
// Dùng `Promise` để tạo một xử lý chờ load image
// function loadImageUsingPromise(imageSrc) {
// // `resolve`, `reject` sẽ được gọi ở `callback` của function `loadImage`
// return new Promise(function (resolve, reject) {
// // Gọi function `loadImage` để bắt đầu load image
// loadImage(imageSrc, function (error, image){
// if (error) reject(error)
// resolve(image)
// })
// })
//} // Tạo một function gắn với xử lý function đầu vào `func`
// Function sau khi được tạo sẽ dùng `Promise` để xử lý cho function đầu vào `func`
function promisify(func) { // Ở ví dụ load image thì function này sẽ là `loadImageUsingPromise` return function (...args) { // Logic trong function sẽ gần giống như function `loadImageUsingPromise` // Khác ở phần gọi xử lý `func` hay chính là `loadImage` // Vì `func` ở đây có thể là bất kỳ xử lý gì như là `loadFile`, `loadSource`, ... return new Promise(function(resolve, reject) { function callback(error, result) { if (error) reject(error) resolve(result) } func.call(null, ...args, callback) }) }
} // Tạo function `loadImageUsingPromise`
// Giống như function `loadImageUsingPromise` đã được ẩn đi
const loadImageUsingPromise = promisify(loadImage) // Gọi function `loadImageUsingPromise` để bắt đầu load image
// Sau đó tương ứng dùng `.then`, `.catch` để bắt phần xử lý thành công hay thất bại
loadImageUsingPromise('aaa') .then(image => console.log(image)) .catch(error => console.log(error))

Rất thú vị đúng không nào. Bây giờ với function promisify chúng ta có thể tạo function trung gian cho rất nhiều xử lý khác nữa chứ không đơn thuần là function loadImage.

III. Kết luận

Vậy là chúng ta đã đi qua về cách biến đổi đổi một đối tượng Promise, hay còn có thể nói là kết hợp Promise với những tính năng khác để tăng hiệu quả trong xử lý tình huống. Sẽ còn rất nhiều cách kết hợp khác nữa chứ không chỉ là Promise kết hợp với callback. Có thể là tính năng A kết hợp với tính năng B, C, ... Và độ phức tạp cũng sẽ tăng lên, nhưng bên cạnh đó thì lợi ích của sự kết hợp mang lại sẽ rất lớn.

Bài viết của mình đến đây là hết rồi. Cảm ơn mọi người đã đón đọc. Hy vọng nó sẽ mang lại lợi ích dù lớn hay nhỏ cho tất cả chúng ta. Còn bây giờ thì xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 153

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 145

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 110

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 245