Tính cấp thiết của đào tạo trực tuyến
Giáo dục, đào tạo trực tiếp tác động đến việc nâng cao trí tuệ, sự hiểu biết và vận dụng vào trong sản xuất giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với mô hình đào tạo truyền thống học viên và giảng viên phải trực tiếp có mặt tại cơ sở đào tạo dẫn đến một số hạn chế khi người học muốn tiếp cận với giáo dục chất lượng cao:
- Khoảng cách địa lý: với những sinh viên phải lên thành phố, những nơi xa hơn để tham gia vào chương trình đào tạo chất lượng, việc xa gia đình và những khó khăn gặp phải. Tiếp nữa những sinh viên muốn tiếp cận những nền giáo dục hiện đại hơn từ bên ngoài, thì nhà trường phải mời các thầy cô nước ngoài về Việt Nam giảng dạy – chi phí và khó khăn cũng lớn.
- Chi phí cao: ngoài chi phí về học phí, với mỗi cá nhân theo học cần phải thêm các chi phí đi lại, nhà trọ, ... gây tốn kém, không phải gia đình nào cũng có thể cho con đi học.
Năm 2020 là một năm đầy biến động trên toàn thế giới, ảnh hưởng mạnh tới tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh dịch bệnh covid diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, các trường học đã lựa chọn học trực tuyến là một trong những giải pháp tối ưu để giáo dục tiếp tục phát triển duy trì trong tình trạng diễn biến bệnh dịch gia tăng. Đào tạo trực tuyến là một trong những phương pháp học trực tuyến sử dụng kết nối mạng Internet để phục vụ học tập. Thông qua hệ thống, người học có thể tham khảo các tài liệu học, đồng thời có thể trao đổi với giảng viên mà không cần phải gặp trực tiếp. Nói cách khác, hệ thống giống như một môi trường học tập bao gồm các công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Nhờ đó, người học có thể tương tác với nhau ngay trên hệ thống đào tạo trực tuyến mà không cần phải gặp trực tiếp.
Đề tài
Qua kinh nghiệm triển khai ở các nước và tổ chức khác có thể thấy rằng, nền tảng kèm theo đó là hạ tầng công nghệ có thể được phát triển, triển khai và vận hành bởi một đơn vị, nhưng để MOOC tồn tại và phát triển được thì sự liên minh giữa các đơn vị; hay việc áp dụng cách tiếp cận mở, tạo điều kiện để các đơn vị tham gia một cách thuận tiện; với phương án tiếp cận về mô hình kinh doanh phù hợp (ví dụ: phi lợi nhuận) sẽ góp phần tạo nên sự thành công.
Từ những lợi ích của MOOC đem lại, nhóm chúng tôi nhận thấy cần phải triển khai mô hình này tại Việt Nam, do vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài: Triển khai đào tạo trực tuyến MOOC cho Việt Nam. Với mục đích:
- Triển khai thành công hạ tầng kỹ thuật
- Triển khai một số khóa học của các trường đại học
- Phát triển thành công các công cụ phục vụ dạy học, phân tích, đánh giá, phản hồi
- Đưa ra các phương án nâng cao hiệu quả đào tạo tới nhà quản lý, người dạy, và người học.
- Tạo ra cộng đồng phát triển tại Việt Nam
Nhóm chúng tôi gồm 4 thành viên:
- Nghiêm Tiến Tuân
- Nguyễn Đức Quân
- Đinh Lê Long
- Trần Văn Dự
Trong Project này, chúng ta sẽ thực hiện triển khai đào tạo trực tuyến cho Việt Nam trên mô hình MOOC với Open edX và kết hợp các công cụ bổ sung cho đề tài. Sau đó, triển khai thử nghiệm 2 chương trình đào tạo chuẩn hiện nay nhằm đánh giá mức độ phù hợp với giáo dục trực tuyến tại Việt Nam. Từ kết quả đạt được sẽ tìm ra các vấn đề đồng thời hướng hoàn thiện để áp dụng vào thực tế.
Kết quả
Trong đồ án này chúng tôi gồm 4 thành viên đã phối hợp với nhau xây dựng hoàn chỉnh hệ thống BKEdx gồm các dịch vụ LMS, Studio, Insight. Triển khai học liệu của các chương trình học. Và kết hợp các module phụ vụ dạy học phân tích đánh giá thành 1 hệ thống hoàn chỉnh phục vục cho công tác dạy học.
- Công cụ thi: được triển khai trên khóa học cho phép triển khai thi trục tuyến trong hệ thống. Có thể cho phép triển khai thi có giám sát - tức là người thi cần phải bật webcam khi thi để theo dõi tiến trình thi.
- Công cụ tạo video trương tác: cho phép người dùng tạo những video có tương tác với học viên. Giúp trải nghiệm học của học viên được chủ động và tập trung hơn.
- Công cụ phân tích dữ liệu người học cho phép thống kê hoạt động của người học ở một số tiêu chí qua đó đánh giá mực độ tập trung của người học. Sau này có thể kết hợp với video tương tác để đánh giá những video thu hút người xem, những video nào cần cải thiện.
Khó khăn
-
Chưa có tài liệu triển khai chuẩn, triển khai nhiều thành phần trong đó có Open edX Insights triển khai rất khó khăn. Đòi hỏi mỗi đội phát triển phải nghiên cứu sâu, triển khai thử nghiệm nhiều lần và đánh giá chi tiết. Phải tìm hiểu cùng lúc nhiều công nghệ trong khoảng thời gian có giới hạn. Open edX là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần tương tác với nhau. Để vận hành được hệ thống này cần phải hiểu rõ được kiến trúc, phương thức hoạt động của từng thành phần để có thể phối hợp hoạt động hiệu quả.
-
Thiếu tài liệu hỗ trợ từ nhóm phát triển. Open edX là một dự án mã nguồn mở, cộng đồng nghiên cứu đã phát triển tuy nhiên không tập trung và đều là các nhóm nhỏ triển khai cài đặt thử nghiệm nên các tài liệu cốt lõi về hệ thống không có nhiều. Khi tiến hành cài đặt phát sinh nhiều lỗi phải tự nghiên cứu chỉnh sửa, thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng và nhóm phát triển.
-
Open edX đang trong giai đoạn phát triển, các chức năng còn hạn chế, chưa ổn định, thường xuyên cập nhật. Có nhiều tính năng sử dụng từ một dịch vụ bên thứ ba như CourseTalk – review Course. Nhưng bản cập nhật sau đó lại không còn sử dụng nữa, cũng không còn là đối tác nên nhiều tính năng bị xóa sau đó chưa phát triển. Những tính năng sử dụng bên thứ ba này không phù hợp với triển khai của từng trường đại học.
-
Làm việc với cộng đồng Open edX qua không gian mạng. Cộng đồng Open edX bao gồm nhiều thành viên đã từng triển khai trên hệ thống riêng, tuy nhiên các phiên bản mới có nhiều sự thay đổi và hiện tại chưa có nhiều thành viên cài đặt thành công có thể hỗ trợ. Ngoài ra, việc hỗ trợ qua mạng không thể giải quyết được tất cả các vấn đề về máy chủ khi triển khai Open edX.
Định hướng phát triển
-
Tập trung hoàn thiện hệ thống chạy ổn định: Khi hệ thống có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho một kế hoạch đào tạo, ví dụ như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, hướng phát triển tiếp theo sẽ là tiếp tục nghiên cứu các định hướng phát triển hệ thống ở phạm vi rộng hơn. Mở rộng để trở thành một môi trường mà các trường đại học khác cũng có tham thể gia.
-
Triển khai các ứng dụng trên điện thoại.
-
Xây dựng bộ giao diện thân thiện đơn giản và chứa Tiếng Việt cho người Việt sử dụng.
-
Xây dựng cộng đồng Open edX tại Việt Nam.
-
Hỗ trợ các nhóm/cá nhân khác triển khai và phát triển các tính năng mới đóng góp cho động đồng.
Tổng kết
Tuy đã cố gắng nhưng với kiến thức còn hạn chế, chắc chắn dự án của chúng tôi không tránh khỏi những sai sót và dự trên định hướng phát triển chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện, lắng nghe, tham khảo và hỗ trợ từ các nhóm sẽ/đã/đang triển khai để hình thành một cộng đồng lớn mạnh hơn. Vì một Việt Nam sáng tạo, phát triển.
Group facebook: Cộng đồng Open edX Việt Nam
Slack: VNedX
Và cuối cùng cảm ơn các thành viên trong team đã đồng hành cùng mình nha.