- vừa được xem lúc

Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester

0 0 146

Người đăng: Quynh

Theo Viblo Asia

Một trong những vị trí điển hình của ngành CNTT đó là Tester. Bạn có nguyện vọng cũng như chuyên môn để trở thành một tester nhưng lại bị làm khó bởi những câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester. Bạn nên nhớ rằng, tỉ lệ thành công của buổi phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào hành trang chuẩn bị của bạn. Hiểu được vấn đề đó, freeC đã tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester dành cho ứng viên.

Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester thường gặp

Hãy giới thiệu đôi điều về bản thân bạn Đây là câu hỏi thường gặp nhất mỗi khi ứng viên đi phỏng vẩn. Đây là câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra vào mỗi đầu buổi phỏng vấn nhằm khai thác thông tin ứng viên cũng như dẫn dắt sang các câu hỏi khác.

—-> Gợi ý: bạn chỉ cần khái quát một số thông tin cơ bản về bản thân thật rõ ràng. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai? Bạn học ở đâu? Chuyên ngành học và kinh nghiệm của bạn. Ngoài ra có thể nói sơ qua một vài điểm mạnh, điểm yếu cũng như biến tấu tùy vào hoàn cảnh hiện tại sao cho phù hợp nhất.

Tại sao bạn lại chọn công việc Tester

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rõ về định hướng rõ ràng và sự nghiêm túc với nghề của bạn. Nghe thì dễ nhưng có rất nhiều trường hợp tỏ ra lúng túng khi được hỏi đến.

—> Gợi ý: Bạn có thể nêu rõ lí do bạn yêu thích công việc này, ý nghĩa mà nó mang đến trong công việc. Bạn cũng có thể đưa ra những yếu tố, kỹ năng từ bản thân mà bạn thấy mình phù hợp phát triển và chọn lựa công việc này.

Kể tên một vài dự án và vai trò mà mình từng tham gia

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng dùng để muốn biết rõ thêm về kinh nghiệm và chuyên môn của bạn. Cũng có thể đây chính là thông tin bạn đã cung cấp trong CV, họ chỉ muốn xác thực lại tính chính xác của thông tin từ bạn.

—> Gợi ý: Ứng viên có thể trình bày các thông tin cơ bản về dự án, vai trò của dự án, chủ đề, mục đích, ý nghĩa và kết quả của dự án đã từng làm. Bạn có thể đã tham gia vào nhiều dự án. Tuy nhiên, hãy cân nhắc trình bày dự án mà bạn quan tâm nhất, dự án mà thể hiện rõ nhất về chuyên môn của bạn.

Tại sao nên kiểm tra thử sớm trong giai đoạn phát triển phần mềm

Đây là một dạng câu hỏi dùng để kiểm tra sự hiểu biết của bạn về công việc. Nói chung, đây cũng là một câu hỏi khá cơ bản. Ứng viên có thể trả lời tích cực bằng những kiến thức đã học hoặc theo gợi ý:

—> Gợi ý: Khi tiến hành kiểm thử sớm, sẽ giúp cho các mục tiêu của quá trình phát triển phần mềm được tập trung tối đa. Đồng thời, trường hợp có phát hiện các lỗi sớm sẽ kịp thời fix nhanh hơn, đúng tiến độ hơn và sản phẩm được hoàn hảo hơn, giúp hạn chế được việc lãng phí chi phí. Ngược lại, nếu kiểm thử muộn, nếu có phát hiện lỗi sẽ rất khó sửa hoàn chỉnh dẫn đến sản phẩm còn nhiều sai sót, tốn chi phí.

Có bao nhiêu cách để kiểm thử phần mềm

Đây là câu hỏi mang tính chất đánh giá chuyên môn của bạn

—> Gợi ý: Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí là manual test. Thì bạn có thể kể các phương pháp Black box Testing hay kiểm thử hộp đen, bao gồm: Phương pháp phân tích giá trị biên, phân vùng tương đương, chuyển trạng thái, bảng quyết định, use case,… Không chỉ liệt kê, bạn nên nêu định nghĩa của từng phương pháp hoặc đưa ra ví dụ cho từng trường hợp để nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn hơn.

Bạn biết những thông tin gì về công ty chúng tôi?

Sau câu hỏi giới thiệu bản thân thì câu hỏi phỏng vấn này cũng là câu hỏi mà bất cứ ứng viên nào cũng gặp phải. Đây là dạng câu hỏi mà nhà tuyển dụng hỏi để hiểu mức độ quan tâm của ứng viên đối với công việc và công ty. Thông qua câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn có thái độ tìm việc nghiêm túc hay không. Bạn đã chuẩn bị bao nhiêu cho cuộc phỏng vấn này? Từ đó, họ có thể dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn.

Những kỹ năng nào cần có của một người Tester

Ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng thường gặp những câu hỏi giống vậy. Đây là câu hỏi giúp bạn chứng minh bạn đủ bản lĩnh, chuyên môn để đảm nhận vị trí đó. Do đó hãy thật tự tin khi trả lời câu hỏi này.

—> Gợi ý: Bạn có thể trả lời Tester đại diện cho những người cần mẫn, tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết. Bên cạnh đó, sự tập trung cao độ, có trách nhiệm trong công việc, không cẩu thả và trung thực cũng là những tố chất nên có ở một Tester giỏi. Chỉ cần trả lời thật ngắn ngọn và rõ ràng như vậy là đủ.

Testcase gồm những thành phần nào?

Đây là câu hỏi mang tính kiểm tra kiến thức chuyên môn. Khi nhà tuyển dụng hỏi nhiều về chuyên môn, nghĩa là vị trí này càng quan trọng đối với họ. Do đó họ thật sự cần những người đủ bản lĩnh để đảm nhận vị trí này.

—> Gợi ý: các testcase không hoàn toàn giống nhau. Một số thành phần cố định luôn có đó là: ID, Function, tên testcase, tên điều kiện, các bước triển khai, kết quả, kết quả mong muốn, ngày test, tester, ghi chú…

Định nghĩa về kiểm thử hệ thống là gì?

—> Gợi ý: Kiểm thử hệ thống là kiểm tra toàn bộ hệ thống, xem thử hệ thống đã đủ các tiêu chuẩn đặt ra như lúc đầu hay chưa. Với loại kiểm thử này, thường sẽ đề cập đến kiểm thử hộp đen gồm hai hình thức: chức năng và phi chức năng do các Tester thực hiện dự án.

Một số câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester mà ứng viên nên hỏi

Hãy chứng minh là bạn quan tâm tới vị trí này cũng như công ty. Hãy đặt cho nhà tuyển dụng một vài câu hỏi để có thể hiểu rõ hơn về công ty cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Mô tả công việc có chính xác với vị trí tuyển hay không? Có những yêu cầu nào khác hay không? Định hướng cụ thể cho vị trí Tester của công ty như thế nào? Những khó khăn lớn nhất của vị trí này trong công ty là gì?

Ngoài ra bạn có thể đặt những câu hỏi về văn hóa công ty, chính sách, quyền lợi của nhân viên. Hãy yên tâm vì bạn sẽ được nhà tuyển dụng giải đáp tận tình.

Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Tester mà các công ty thường sử dụng. Hy vọng bài viết giúp bạn tham khảo những thông tin hữu ích cũng như thành công trong phỏng vấn.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về cách thiết kế Class Diagram

Trong 1 dự án, việc tổ chức code cũng như clean code là 1 điều rất quan trọng, nếu cách thiết kế các class hợp lý và rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc mở rộng và bảo trì sau này. Để làm được điều này chúng ta cần phải có 1 bản thiết kế Class Diagram thật sự hợp lý.

0 0 92

- vừa được xem lúc

Vòng đời và trạng thái của Thread

A. Giới thiệu.

0 0 137

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 3

Hôm nay, để tiếp tục cho series so sánh, hãy cùng mình khám phá thêm 2 địa danh mới khá nổi tiếng của Việt Nam mình đó là Cù Lao Chàm và đảo Lý Sơn. .

0 0 112

- vừa được xem lúc

5 sai lầm phổ biến khi code JavaScript mà bạn ít khi để ý

Bài viết hôm nay mình giới thiệu đến các bạn 5 lỗi lập trình thường gặp trong JavaScript. Tất nhiên mình sẽ không nói về các syntax error, hoặc những lỗi quá bình thường.

0 0 57

- vừa được xem lúc

Cách sử dụng dagger 2 cơ bản trong Android

I. Giới thiệu.

0 0 247