- vừa được xem lúc

Builder Pattern trong Swift iOS

0 0 18

Người đăng: Kiên HT

Theo Viblo Asia

Độ khó: Beginner | Easy | Normal | Challenging
Xcode 14.0.1
Swift 5.7


1. Giới thiệu 👋

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một Fundamental Design Pattern - Builder Pattern. Vậy Builder Pattern là một pattern như thế nào, ứng dụng và cách cài đặt nó như thế nào?


Như thường lệ, mình sẽ không nói về lý thuyết/định nghĩa ngay. Mình sẽ trình bày một ví dụ về Builder Pattern trước, sau đó chúng ta sẽ đi sâu vào xem bản chất của nó nhé !!!

2. Đặt vấn đề 🤔

Mình có một ví dụ về việc khởi tạo 1 URLRequest phục vụ cho việc call API https://api.themoviedb.org/3/movie/upcoming?api_key=7cdeb275d08259b817a3b80a7ff85f15 như sau:

class URLRequestHelper { private var components = URLComponents() private var httpMethod: String = "GET" private var headers: [String: String] = [:] private var body: [String: Any]? init(baseUrl: String = "https://api.themoviedb.org", path: String = "", queryItems: [String: String] = [:], httpMethod: String = "GET", headers: [String: String] = [:], body: [String: Any]? = nil) { components = URLComponents(string: baseUrl)! var path = path if !path.hasPrefix("/") { path = "/" + path } components.path = path components.queryItems = queryItems.map { key, value in URLQueryItem(name: key, value: "\(value)") } components.percentEncodedQuery = components.percentEncodedQuery?.replacingOccurrences(of: "+", with: "%2B") self.httpMethod = httpMethod self.headers = headers self.body = body } func build() -> URLRequest? { guard let url = components.url else { return nil } var request = URLRequest(url: url) request.httpMethod = httpMethod request.setValue("application/json", forHTTPHeaderField: "Content-Type") request.setValue("application/json", forHTTPHeaderField: "Accept") headers.forEach { request.addValue($0.value, forHTTPHeaderField: $0.key) } if let body = body { let jsonData = try? JSONSerialization.data(withJSONObject: body, options: []) request.httpBody = jsonData } return request }
}

Các bạn đừng lo lắng khi không thể hiểu được hết toàn bộ phần code phía trên. Nội dung chính của code trên là chúng ta có một class URLRequestHelper có một hàm build() trả về một URLRequest cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần lấy kết quả (URLRequest này) để thực hiện call API:

let request = URLRequestHelper(path: "3/movie/upcoming", queryItems: ["api_key": "7cdeb275d08259b817a3b80a7ff85f15"]) .build()
let task = URLSession.shared.dataTask(with: request!) { data, response, error in if error != nil { print(error!) } else { if let returnData = String(data: data!, encoding: .utf8) { print(returnData) } }
}
task.resume()

Vậy là chúng ta sẽ nhận được danh sách các bộ phim từ API https://api.themoviedb.org/3/movie/upcoming?api_key=7cdeb275d08259b817a3b80a7ff85f15


Vậy class URLRequestHelper của chúng ta có vấn đề gì hay không? Và tại sao mình lại đề cập đến trong bài viết này.
=> Tất nhiên class URLRequestHelper của chúng ta hoàn toàn ổn, chúng ta có thể sử dụng nó trong hầu hết các dự án.
Giả sử ở một dự án nào đó, mình muốn thêm cachePolicy (URLRequest.CachePolicy) hoặc timeoutInterval (TimeInterval),... thì hàm init của chúng ta sẽ như thế nào?

init(baseUrl: String = "https://api.themoviedb.org", path: String = "", queryItems: [String: String] = [:], httpMethod: String = "GET", headers: [String: String] = [:], body: [String: Any]? = nil, cachePolicy: URLRequest.CachePolicy = .useProtocolCachePolicy, timeoutInterval: TimeInterval = 20) {
}

Nhìn hàm init vẫn cứ ổn đúng không?

  • Giả sử mình còn cần thêm nhiều tham số khác thì sao? Như thế hàm init của chúng ta sẽ trở nên phức tạp rất nhiều phải không nhỉ?
  • Trường hợp khác là mình chỉ cần dùng queryItems (như ví dụ call API movie phía trên) thì sao? (trong khi chúng ta cần cung cấp nhiều tham số cho hàm init)
    => Tất nhiên vì chúng ta đã có default value nên chúng ta chỉ cần truyền những tham số cần thiết (đó là lý do Builder Pattern có thể là anti-pattern, tuy nhiên chúng ta sẽ thảo luận về phần này sau nhé)

=> Đó là lý do chúng ta có Builder Pattern để giúp giảm thiểu sự phức tạp của hàm khởi tạo (init) của chúng ta
=> Cùng mình áp dụng Builder Pattern vào example code phía trên nhé

3. Ví dụ về Builder Pattern 😎

Vẫn là ví dụ về việc tạo ra một URLRequest để call API https://api.themoviedb.org/3/movie/upcoming?api_key=7cdeb275d08259b817a3b80a7ff85f15 nhé:

class URLRequestBuilder { private var components = URLComponents() private var httpMethod: String = "GET" private var headers: [String: String] = [:] private var body: [String: Any]? init(baseUrl: String = "https://api.themoviedb.org") { components = URLComponents(string: baseUrl)! } func setPath(_ path: String) -> URLRequestBuilder { var path = path if !path.hasPrefix("/") { path = "/" + path } components.path = path return self } func setQueryItems(_ queryItems: [String: String]) -> URLRequestBuilder { components.queryItems = queryItems.map { key, value in URLQueryItem(name: key, value: "\(value)") } components.percentEncodedQuery = components.percentEncodedQuery?.replacingOccurrences(of: "+", with: "%2B") return self } func setHTTPMethod(_ method: String) -> URLRequestBuilder { httpMethod = method return self } func setHeaders(_ headers: [String: String]) -> URLRequestBuilder { self.headers = headers return self } func setBody(_ body: [String: Any]) -> URLRequestBuilder { self.body = body return self } func build() -> URLRequest? { guard let url = components.url else { return nil } var request = URLRequest(url: url) request.httpMethod = httpMethod request.setValue("application/json", forHTTPHeaderField: "Content-Type") request.setValue("application/json", forHTTPHeaderField: "Accept") headers.forEach { request.addValue($0.value, forHTTPHeaderField: $0.key) } if let body = body { let jsonData = try? JSONSerialization.data(withJSONObject: body, options: []) request.httpBody = jsonData } return request }
}

Dễ hiểu hơn nhiều rồi đúng không mọi người 😁. Mình có thể lấy URLRequest từ hàm build() như sau:

let request = URLRequestBuilder() .setPath("3/movie/upcoming") .setQueryItems(["api_key": "7cdeb275d08259b817a3b80a7ff85f15"]) .build()

Quay lại vấn đề ở phần 2, giả sử chúng ta cần thêm những tham số khác để xây dựng URLRequest ví dụ: cachePolicy (URLRequest.CachePolicy) hoặc timeoutInterval (TimeInterval),..
Chúng ta chỉ cần tạo thêm những hàm tương ứng, ví dụ:

func setTimeoutInterval(_ timeoutInterval: TimeInterval) -> URLRequestBuilder { self.timeoutInterval = timeoutInterval return self
}

Rất đơn giản phải không mọi người. Không những vậy, Builder Pattern còn giúp chúng ta tuân thủ nguyên tắc S (trong SOLID) - mỗi hàm chỉ có một nhiệm vụ duy nhất.


Vậy là chúng ta đã xem qua một ví dụ về việc sử dụng Builder Pattern rồi. Chúng ta sẽ đến với phần định nghĩa / lý thuyết của Builder Pattern nhé

3. Builder Pattern là gì? 🤔

  • Builder Pattern thuộc nhóm Creational Design Pattern. Nó sẽ giúp chúng ta tạo ra một đối tượng phức tạp bằng cách cung cấp từng tham số, đồng thời chúng còn tăng tính tái sử dụng của các hàm cung cấp tham số.
  • The builder pattern allows you to create complex objects by providing inputs step- by-step, instead of requiring all inputs upfront via an initializer - Design Pattern by Tutorials
  • Builder is a creational design pattern that lets you construct complex objects step by step. The pattern allows you to produce different types and representations of an object using the same construction code - Dive Into Design Pattern

Đó là một số định nghĩa của Builder Pattern. Chúng ta có sơ đồ như sau:

  • Builder Pattern nó sẽ gồm 3 phần:
    • Product: Là class/object phức tạp mà chúng ta cần khởi tạo (ở ví dụ 2 thì Product của chúng ta là URLRequest)
    • Một class Builder: Là nơi chứa những hàm cung cấp tham số và 1 hàm build() trả về Product cho chúng ta (ở đây là trả về URLRequest)
    • Director: Nó có thể là một UIViewController hoặc một class Helper. Là nơi chúng ta khởi tạo class Builder để nhận được Product (trong ví dụ 2 thì Director của mình là nơi thực hiện phần code cung cấp pathqueryItems)

4. Khi nào thì sử dụng Builder Pattern? ⏳️

  • Như đã nói ở trên, chúng ta sử dụng Builder Pattern để giảm thiểu sự phức tạp khi khởi tạo một class/object phức tạp và chúng ta không cần quan tâm thứ tự cung cấp tham số (như ví dụ 2 thì chúng ta có thể cung cấp path trước queryItems hoặc ngược lại)
  • Use the builder pattern when you want to create a complex object using a series of steps. - Design Pattern by Tutorials
  • Use the Builder pattern to get rid of a "telescopic constructor" - Dive Into Design Pattern
  • Use the Builder pattern when you want your code to be able to create different representations of some product - Dive Into Design Pattern
  • Use the Builder to construct Composite trees or other complex objects - Dive Into Design Pattern

5. Ưu và nhược điểm 🤙

5.1. Ưu điểm

  • Chúng ta có thể khởi tạo object theo từng bước và không quan tâm thứ tự của các bước đó
  • Có thể sử dụng lại các hàm cung cấp tham số
  • Đúng với nguyên tắc S (trong SOLID) - Single Responsibility Principle

5.2. Nhược điểm

  • Độ phức tạp của code có thể tăng khi mà chúng ta cần tạo nhiều class mới (cung cấp thêm nhiều tham số => độ phức tạp của class Builder tăng)

6. Kết luận 📔

  • Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong Builder Pattern là gì và cách cài đặt nó như thế nào thông qua blog này.
  • Nếu các bạn có thắc mắc hay có cách nào tối ưu được ví dụ Builder Pattern của mình thì đừng ngần ngại hãy comment nhé. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều.

Một số ví dụ hay các bạn có thể tham khảo:

Reference 🥳

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 254

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 189

- vừa được xem lúc

Swift: Tạo custom phép toán tử (Operator) của riêng bạn!

Swift cho phép bạn tạo các toán tử có thể tùy chỉnh của riêng bạn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn xử lý các loại dữ liệu của riêng mình. Operator Types in Swift. Có năm loại toán tử chính trong Swift.

0 0 45

- vừa được xem lúc

Chương 6 Protocol oriented programming.

Cuốn sách này là về lập trình hướng protocol. Khi Apple thông báo swift 2 ở WWDC 2015.

0 0 28

- vừa được xem lúc

Ví dụ về UIActivityViewController

Trên iOS, UIActivityViewController cung cấp giao diện thống nhất để người dùng chia sẻ và thực hiện các hành động trên văn bản, hình ảnh, URL và các mục khác trong ứng dụng. let string = "Hello, world!". let url = URL(string: "https://nshipster.com").

0 0 45

- vừa được xem lúc

Quản lý self và cancellable trong Combine.

. . Công việc quản lý bộ nhớ memory management thường trở nên phức tạp khi chúng ta thực hiện các tác vụ bất đồng bộ asynchronous vì chúng ta thường phải lưu giữ một số object nằm ngoài scope mà object được define trong khi vẫn phải đảm bảo được việc giải phóng object đó được thực hiện đúng quy trìn

0 0 28