- vừa được xem lúc

Cách Upload file lên cloud đơn giản với Cloudinary

0 0 20

Người đăng: Hướng Cao Bá

Theo Viblo Asia

Cloudinary là một cloud giúp ta lưu trữ image, video, data trên dữ liệu đám mây nó giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề về bộ nhợ, đồng bộ hóa, và trích xuất nhanh mọi nơi qua đó giúp khả năng mở rộng nó tốt hơn nhiều so với lưu trữ truyền thống 1 vài công ty làm về cloud như amazon, microsoft, alibaba, google, ... điều đó cho ta thấy tầm quan trọng và không thể thiếu của công nghệ này trong cuộc sống

Oke hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vào cách để kết nối được 1 cloud (cụ thể là cloudinary) với spring boot của chúng ta chỉ trong 5p nhé

Bước 1: Đăng kí tài khoản cloudinary

Đầu tiên ta sẽ truy cập và cloudinary và nhấn sign up để đăng kí tài khoản cloud Pasted image 20240322233327.png Sau khi các bạn đăng kí thành công sẽ trả về cho mình 1 trang và đây các bạn sẽ thấy một vài thông tin như cloud_name; api_key; api_sceret và đây chính là thứ mình dùng để kết nối spring boot chúng ta với cloudinary

==> Vậy là mình đã có 1 cloud để có thể đưa dữ liệu lên rồi

Bước 2: Thực hiện cấu hình cơ bản Spring boot

Bây giờ ta sẽ tạo 1 project nhỏ nhé mình dùng: Spring Initializr để khởi tạo dự án rỗng Pasted image 20240322233819.png Ở đây mình dùng java 17 và 3 maven:

lombok: là một thư viện Java giúp đơn giản hóa việc viết mã bằng cách tự động sinh mã boilerplate, như các phương thức getter, setter, constructors, equals, hashCode, và toString

spring boot dev tools:: cung cấp một bộ công cụ hữu ích giúp phát triển ứng dụng Spring Boot nhanh chóng và dễ dàng hơn

spring web: cung cấp các tính năng và công cụ để phát triển ứng dụng web trong Spring Framework (Ở đây mình dùng để sử dụng annotation RestController giúp test nhanh bằng cách dùng postman để gửi api)

tara và đây chính là dự án của mình: Pasted image 20240322234452.png

Bước 3: Kết nối với cloudinary

Đầu tiên ta thêm maven vào cho dự án của mình Maven Repository: com.cloudinary » cloudinary-http44 (mvnrepository.com) Ở đây mình dùng phiên bản 1.38.0 cũng là phiên bản mới nhất Pasted image 20240322234804.png

Trong file Application mình sẽ tạo 1 bean để kết nối cloudinary với spring boot

@Bean public Cloudinary cloudinaryConfig() { Cloudinary cloudinary = null; Map config = new HashMap(); config.put("cloud_name", "dfhhfdhddgs"); config.put("api_key", "389592559354499564"); config.put("api_secret", "o6_sh423jkhdsjhf_Hsdfkl_Q4"); cloudinary = new Cloudinary(config); return cloudinary; }

Pasted image 20240322235040.png

Chạy lên và tara bậy là ta đã kết nối thành công

Giờ ta tạo service và controller để sử dụng thôi

Bước 4: Tạo service xử lí logic

Ở đây mình sẽ tạo 1 class CloudinaryService để xử lí hành vi. Mình sẽ thực hiện hành vi upload file

@Service @RequiredArgsConstructor public class CloudinaryService { private final Cloudinary cloudinary; public Map upload(MultipartFile file) { try{ Map data = this.cloudinary.uploader().upload(file.getBytes(), Map.of()); return data; }catch (IOException io){ throw new RuntimeException("Image upload fail"); } } }

Trong ví dụ mình dùng đối tượng cloudinary được tạo ra nhờ annotation @RequiredArgsConstructor. Bạn cứ tưởng tượng rằng đối tượng này như giao diện trang web cloudinary vậy khi ta muốn upload 1 bức ảnh ta sẽ ấn vào nút upoad trên giao diện. Nó cũng tương tự với việc bạn gọi phương thức uploader() trong spring boot cloudinary.uploader() Ở đây mình dùng Map.of() để cho biết răng nó là 1 map chỉ chứa 1 thành phần và thành phần còn lại là ko có và ko thay đổi được (Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Unmodifiable MapImmutable Map)

Bước 5: Tao controller để tương tác với phía client

@RestController @RequestMapping("/cloudinary/upload") @RequiredArgsConstructor public class cloudinaryController { private final cloudinaryService cloudinaryService; @PostMapping public ResponseEntity<Map> uploadImage(@RequestParam("image") MultipartFile file){ Map data = this.cloudinaryService.upLoadFile(file); return new ResponseEntity<>(data, HttpStatus.OK); } }

Ở đây mình dùng requestPagram (Lưu ý răng requestBody không dùng để gửi file)

NOTE: @RequestParam:

  • Được sử dụng để trích xuất các tham số từ URL hoặc form data của yêu cầu HTTP.
  • Dữ liệu được truyền dưới dạng key-value pairs, nghĩa là bạn chỉ có thể truy cập các giá trị đơn lẻ, không phải là một cấu trúc dữ liệu phức tạp.
  • Phù hợp khi bạn muốn truyền một số lượng nhỏ các tham số hoặc dữ liệu cơ bản từ yêu cầu HTTP.

@RequestBody:

  • Được sử dụng để trích xuất dữ liệu từ phần thân (body) của yêu cầu HTTP, thông thường được sử dụng khi dữ liệu là dạng JSON, XML, hoặc dạng khác.
  • Dữ liệu có thể là một cấu trúc phức tạp hoặc một đối tượng Java.
  • Phù hợp khi bạn muốn truyền một cấu trúc dữ liệu phức tạp hoặc đối tượng Java đến endpoint.

Pasted image 20240323084146.png Vậy là xong bây giờ chúng ta chạy lên và sử dụng thôi

Bước 6: Test

Pasted image 20240323084418.png

Ở đây mình sẽ dùng dogApi (Mình thấy dùng dogApi ngốn ít ram hơn nhiều so với postman) và mình gửi api vào link này (mình dùng post 8080) Pasted image 20240323085253.png

Mình vào body và chọn form-data chọn file và upload ảnh lên Chọn post và send thôi Pasted image 20240323085334.png Và API trả về chính là của cloudinary và bạn có thể vào url để xem sẽ thấy bức ảnh đã được lưu trên cloud

public Map<String, String> upLoadFile(MultipartFile file) throws IOException { Map data = cloudinary.uploader().upload(file.getBytes(), ObjectUtils.emptyMap()); String url = (String) data.get("url"); return Map.of("url", url); }

Ở service thay vì trả về data mình trích ra url thì bạn cũng sẽ được trả về duy nhất url để sử dụng

Pasted image 20240323085433.png Pasted image 20240323085927.png Giờ ta có thể dùng link này để lưu vào database rồi sử dụng cho các trang web bạn làm thôi

Tổng Kết

Thao tác với cloud còn rất nhiều nhưng để chúng ta tiếp cận được với nó một cách dễ dàng nên mình chỉ giới thiệu một thao tác nhỏ này. Trong các số sắp tới mình sẽ đi sâu hơn về việc upload video, hay chuyển từ base64 sang multiFile nhé Mình chúc tất cả các bạn sẽ có được một ngày thật vui vẻ

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tổng hợp các bài hướng dẫn về Design Pattern - 23 mẫu cơ bản của GoF

Link bài viết gốc: https://gpcoder.com/4164-gioi-thieu-design-patterns/. Design Patterns là gì. Design Patterns không phải là ngôn ngữ cụ thể nào cả.

0 0 302

- vừa được xem lúc

Học Spring Boot bắt đầu từ đâu?

1. Giới thiệu Spring Boot. 1.1.

0 0 278

- vừa được xem lúc

Cần chuẩn bị gì để bắt đầu học Java

Cần chuẩn bị những gì để bắt đầu lập trình Java. 1.1. Cài JDK hay JRE.

0 0 50

- vừa được xem lúc

Sử dụng ModelMapper trong Spring Boot

Bài hôm nay sẽ là cách sử dụng thư viện ModelMapper để mapping qua lại giữa các object trong Spring nhé. Trang chủ của ModelMapper đây http://modelmapper.org/, đọc rất dễ hiểu dành cho các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn. 1.

0 0 194

- vừa được xem lúc

[Java] 1 vài tip nhỏ khi sử dụng String hoặc Collection part 1

. Hello các bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ về mẹo check String null hay full space một cách tiện lợi. Mình sẽ sử dụng thư viện Lớp StringUtils download file jar để import vào thư viện tại (link).

0 0 71

- vừa được xem lúc

Deep Learning với Java - Tại sao không?

Muốn tìm hiểu về Machine Learning / Deep Learning nhưng với background là Java thì sẽ như thế nào và bắt đầu từ đâu? Để tìm được câu trả lời, hãy đọc bài viết này - có thể kỹ năng Java vốn có sẽ giúp bạn có những chuyến phiêu lưu thú vị. DJL là tên viết tắt của Deep Java Library - một thư viện mã ng

0 0 139