- vừa được xem lúc

Charles: Theo dõi yêu cầu và phản hồi API - Bí quyết phân tích và kiểm thử API một cách hiệu quả

0 0 9

Người đăng: Nguyễn Ngọc Bạn

Theo Viblo Asia

Ở bài trước chúng ta đã biết được cách cài đặt và kết nối Charles. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng Charles để theo dõi các request, response của 1 API nhé.

Nếu bạn chưa có kiến thức cơ bản về API thì có thể đọc bài viết này để biết thêm nhé https://viblo.asia/p/tim-hieu-kien-thuc-co-ban-ve-api-maGK7A4Mlj2

1. Làm quen với giao diện của Charles

1.1. Layout

Charles cung cấp 2 layout dạng Structure và Sequences

  • Structure: các API cùng domain sẽ được Charles gom lại với nhau
  • Sequences: Các API sẽ được hiển thị tuần tự theo thứ tự chỉ định

Tuỳ theo nhu cầu mà các bạn có thể chọn loại giao diện phù hợp.

1.2. Các UI chính

Trong hình vẽ trên:

  • Nút số 1 dùng để xoá các API đang có trong Charles.
  • Nút số 2 để tạm dừng/bắt đầu theo dõi API.
  • Vùng màu đỏ hiển thị danh sách các API đã theo dõi được.
  • Vùng màu vàng là thông tin chi tiết của API đang chọn.
  • Thanh Filter ở giữa 2 dùng để Fillter các API. Trong thực tế số lượng API có thể rất nhiều, bạn sẽ phải dùng nó thường xuyên

2. Cách xem thông tin của 1 API

Chú ý nếu Charles của bạn không hiển thị được như ảnh thì hãy xem phần lỗi thường gặp bên duới.

Bước 1: Chọn API cần xem thông tin

Trong ảnh trên mình đã chọn API https://graph.facebook.com/v14.0/1609530656004384/activities, trong đó

  • Số 1 icon đại diện cho kiểu dữ liệu mà API trả về. Bạn sẽ thấy nhiều loại icon khác nhau tương ứng với từng loại data như: ảnh, video, json, text, js ....
  • Số 2 là HTTP status code mà API trả về
  • Số 3 là Method
  • Số 4 là Host
  • Số 5 là Path
  • Ngoài ra còn có các thông tin khác như: thời gian bắt đầu gọi, duration của API, kích thước của dữ liệu trả về...

Bước 2: Xem thông tin chi tiết

Chọn Content:

Trong hình trên:

  • Phần màu vàng là thông tin của Request gửi lên, bao gồm: Header, Params, Body, .... Tuỳ từng loại API mà sẽ có cách thành phần khác nhau.
  • Phần màu hồng là thông tin của Response nhận được, bao gồm Header, Text, Raw, ... tương tự như Request, nó sẽ có các thành phần khác nhau tuỳ theo loại API.

3. Các lỗi thường gặp

3.1. Không thấy hiển thị request trên Charles

Khả năng cao lỗi này là do việc cài đặt Proxy trên điện thoại chưa chính xác, vui lòng kiểm tra lại IP address và Port.

Ngoài ra nếu điện thoại đang sử dụng VPN thì proxy cũng không hoạt động nên bạn cần phải tắt VPN đi nhé (đổi sang sử dụng VPN trên máy tính)

3.1. SSL Proxying not enabled for this host

Nếu bạn thấy Charles báo lỗi như hình trên điều này có nghĩa là bạn chưa bật SSL Proxying cho URL này. Cách khắc phục là chọn Proxy -> SSL Proxying Setting...

Sau đó chọn Add để thêm domain cần theo dõi

Ở đây bạn điền Host của URL cần theo dõi, nếu bạn muốn theo dõi tất cả API thì có thể điền * vào mục Host, sau đó chọn OK

Chú ý nếu bạn điền thì có thể 1 số app và chức năng khác của điện thoại không hoạt động được (ví dụ In-App purchase), trong trường hợp đó bạn phải điền đúng URL cần theo dõi thôi nhé.

3.2. You may need to configure your browser or application to trust the Charles Root Certificate

Lỗi này xảy ra có thế có 2 nguyên nhân, bạn có thể sửa theo 2 cách sau đây:

Nguyên nhân 1: Điện thoại của bạn chưa cài đặt và Trust certificate thành công.

Nguyên nhân 2: Máy tính chưa cài root certificate của Charles.

  • Cách sửa: cài đặt và trust certificate của Charles vào máy tính:

taznlcjl1s7ofos9lh4x.jpeg

Sau khi sửa xong hay thử mở lại app để xem API đã hiển thị được thông tin chưa nhé.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Flutter - GetX - Using GetConnect to handle API request (Part 4)

Giới thiệu. Xin chào các bạn, lại là mình với series về GetX và Flutter.

0 0 359

- vừa được xem lúc

API vs WebSockets vs WebHooks: What to Choose?

. Khi xây dựng bất kì một ứng dụng nào, chúng ta đều cần phải có một cơ chế đáng tin cậy để giao tiếp giữa các thành phần của nó. Đây là khi APIs, WebSockets và WebHooks được ứng dụng vào.

0 0 102

- vừa được xem lúc

Sử dụng Fast JSON API serialization trong Ruby on Rails

Ở bài viết này chúng ta sẽ thử tạo 1 project API sử dụng gem fast_jsonapi cho serializer. Đầu tiên là tạo một project API mới. $ rails new rails-jsonapi --database=postgresql --skip-action-mailbox --skip-action-text --skip-spring -T --skip-turbolinks --api. .

0 0 132

- vừa được xem lúc

Test thử ba loại API chụp màn hình Windows

Hiện tại, Windows cung cấp khoảng ba cách để chụp màn hình. Thế thì cái nào là nhanh nhất? Tôi muốn test thử từng cái.

0 0 72

- vừa được xem lúc

Ngừng sử dụng REST cho API — GraphQL là cách tốt hơn

Mở đầu. REST đã được nhiều developers sử dụng để gửi dữ liệu qua HTTP trong khi GraphQL thường được trình bày như một công nghệ thay thế các API REST.

0 0 99

- vừa được xem lúc

Quản lý và sử dụng API trong Nuxt bằng cách sử dụng Repository Pattern

Mở đầu năm mới, à nhầm, mở đầu bài viết. Cái tên NuxtJS chắc hẳn cũng không còn xa lạ gì với những bạn yêu thích VueJS nữa, đương nhiên mình cũng là một chàng trai dành tình yêu to lớn cho frameworks này.

0 0 226