- vừa được xem lúc

Chinh phục RxDart Flutter trong 3 nốt nhạc. Nốt thứ nhất: Stream và giải thích các thuật ngữ

0 0 74

Người đăng: Nguyễn Thành Minh

Theo Viblo Asia

Lời mở đầu

Mình viết series này với mục đích chia sẻ kiến thức về RxDart trong Flutter. Vì nó có liên quan đến các kiến thức về lập trình bất đồng bộ như Stream nên mình quyết định sẽ đi từ gốc cho đến ngọn ?

Series này sẽ gồm 2 nội dung chính:

Phần 1: Stream, các khái niệm liên quan đến Stream như Stream Controller, Subscription,... Bởi vì hiểu được Stream thì mới có thể hiểu được RxDart. Nếu bạn đã hiểu các khái niệm về Stream mời bạn tiến thẳng đến phần 2: RxDart.

Phần 2: RxDart (cần kiến thức về Stream trong phần 1)

Okay, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với phần 1 là Sờ tream.

1. Stream là gì, Event là gì

Có thể hình dung cái băng chuyền này là 1 Stream.

Định nghĩa nguyên văn từ doc:

A stream is a sequence of asynchronous events

Dịch nôm na ra thì Stream là một chuỗi các events bất đồng bộ. Các khối hộp đang trượt trên băng kia chính là các events. Event có thể là một data, cũng có thể là một error, hoặc một trạng thái done (Trong phần Tạo ra Stream ở dưới mình sẽ nói rõ hơn). Các events này được xử lý bất đồng bộ. Như vậy Stream là một chuỗi các events được xử lý bất đồng bộ.

Thực tế Stream nó không có chạy mãi như cái ảnh gif đâu nha. Nó có thể được tạo ra, cũng có thể bị đóng lại và ta cũng có thể tạm dừng cái băng chuyền đó (pause) và tiếp trục cho băng chuyền chạy (resume)

Trong quá trình truyền data, có thể qua 1 số khâu chế biến trung gian để cho ra output. Như cái ảnh dưới đây, dữ liệu đầu vào là các chữ thường qua một hàm xử lý gọi là map để cho ra những data đầu ra là các chữ in hoa. Các hàm như vậy thì trong lớp Stream của Dart cũng có tuy nhiên còn hạn chế. Chính vì vậy mà chúng ta mới cần đến RxDart - một thư viện bổ sung sức mạnh thêm cho Stream.

Nếu các bạn đã từng biết RxJava hay RxJs,... thì định nghĩa Stream chính là định nghĩa của Observable trong Rx.

2. Tạo ra Stream, lắng nghe Stream và giải thích thuật ngữ

emit là gì

Hành động phát ra Event của Stream người ta gọi là emit

Tạo Stream

Có rất là nhiều cách để tạo ra 1 stream. Ở đây mình tạm giới thiệu 1 cách đơn giản nhất để giải thích thuật ngữ.

var stream = Stream.value('gấu bông'); // tạo ra 1 stream và đồng thời emit 1 data là 'gấu bông'

Ở đây mình đã tạo ra 1 Stream và emit 1 data là 'gấu bông' nhưng khi run chương trình thì sẽ ko xảy ra gì cả. Là vì mình phát ra con 'gấu bông' nhưng không có ai nhận hết. Muốn nhận được con gấu bông phải đăng ký Stream để được nhận nó khi 'gấu bông' được phát ra. Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành đăng ký Stream trên (subscribe a Stream).

Subscribe một Stream

Chúng ta sử dụng hàm listen để đăng ký nhận events từ stream.

var stream = Stream.value('gấu bông'); // tạo ra 1 stream và đồng thời emit 1 data là 'gấu bông'
stream.listen((event) { // đăng ký nhận event từ stream print('Tôi đã nhận được $event'); });

Output:

Tôi đã nhận được gấu bông

Trong RxJava, ..., người ta còn gọi cái lambda này (event) { print('Tôi đã nhận được $event'); } là 1 Observer

Trong hàm listen chúng ta có thêm các optional parameter như onDone, onError

Một Stream khi emit xong tất cả event thì nó sẽ emit event tại onDone, nếu gặp lỗi thì nó sẽ emit một error và onError sẽ giúp ta nhận được event đó.

var stream = Stream.value('gấu bông'); // tạo ra 1 stream và đồng thời emit 1 data là 'gấu bông' và done luôn stream.listen((event) { print('Tôi đã nhận được $event'); }, onDone: () => print('Done rồi'), onError: (error) => print('Lỗi rồi $error'));

Output: Do không gặp lỗi nên output sẽ là thế này.

Tôi đã nhận được gấu bông
Done rồi

Thêm nhiều cách tạo Stream

Bây giờ mình sẽ giới thiệu thêm nhiều cách tạo ra Stream nữa:

  • Tạo ra một Stream đồng thời emit 1 error và done luôn.
Stream.error(FormatException('lỗi nè')).listen(print, onError: print, onDone: () => print('Done!'));

Output:

FormatException: lỗi nè
Done!
  • Tạo ra một Stream đồng thời emit 1 List data xong rồi Done.
Stream.fromIterable([1, 2, 3]).listen(print, onError: print, onDone: () => print('Done!'));

Output:

1
2
3
Done!
  • Tạo ra một Stream từ 1 Future.
void main() { Stream.fromFuture(testFuture()).listen(print, onError: print, onDone: () => print('Done!'));
} Future<int> testFuture() async { return 3;
}

Output:

3
Done!
  • Tạo ra một stream cứ 1 giây sẽ emit ra 1 event. Các bạn chú ý là error nó cũng là event nên khi Stream emit ra error thì Stream đó không dừng lại.
Stream.periodic(Duration(seconds: 1), (int i) { if(i == 5) { throw Exception('lỗi'); } if (i % 2 == 0) { return '$i là số chẵn'; } else { return '$i là số lẻ'; } }).listen(print, onError: print, onDone: () => print('Done!'));

Output:

0 là số chẵn
1 là số lẻ
2 là số chẵn
3 là số lẻ
4 là số chẵn
Exception: lỗi
6 là số chẵn
7 là số lẻ
8 là số chẵn
.......

Stream này nó bất tử lun ?. Bây giờ mình sẽ sử dụng StreamSubscription để trảm nó, không cho nó bất tử nữa!

3. StreamSubscription là gì

Hàm listen ở trên sẽ trả về một đối tượng StreamSubscription. StreamSubscription giúp ta điều khiển stream. Ta có thể pause stream, resume stream và hủy stream.

void main() async { var subscription = Stream.periodic(Duration(seconds: 1), (int i) { if(i == 5) { throw Exception('lỗi'); } if (i % 2 == 0) { return '$i là số chẵn'; } else { return '$i là số lẻ'; } }).listen(println, onError: println, onDone: () => println('Done!')); // Sau 3 giây kể từ lúc run chương trình ta sẽ pause stream await Future.delayed(Duration(seconds: 3), () { println('pause stream'); subscription.pause(); }); // Sau 2 giây kể từ lúc pause stream ta sẽ resume stream await Future.delayed(Duration(seconds: 2), () { println('resume stream'); subscription.resume(); }); // Sau 3 giây kể từ lúc resume stream ta sẽ cancel stream await Future.delayed(Duration(seconds: 3), () { println('cancel stream'); subscription.cancel(); });
} // mình sử dụng hàm println này để in ra thời gian hiện tại cho dễ quan sát output
void println(Object value) { print('${DateTime.now()}: $value');
}

Output:

2020-08-29 21:53:32.882979: 0 là số chẵn
2020-08-29 21:53:33.881757: 1 là số lẻ
2020-08-29 21:53:34.880876: 2 là số chẵn
2020-08-29 21:53:34.884870: pause stream
2020-08-29 21:53:36.888422: resume stream
2020-08-29 21:53:37.890725: 3 là số lẻ
2020-08-29 21:53:38.891863: 4 là số chẵn
2020-08-29 21:53:39.891114: cancel stream Process finished with exit code 0

Và chúng ta đã có thể stop được stream bất tử ở trên thành công bằng hàm cancel(). Người ta thường gọi hành động này là unsubscribe một Stream.

4. Stream Builder, async*, yield và yield*

Trong thực tế, người ta lại rất ít khi dùng các cách trên để tạo stream mà họ sử dụng cái gọi là stream builder, ở đó họ có thể emit data bất cứ thời điểm nào họ muốn.

Để tạo một stream builder ta tạo 1 function với async* và trả về một Stream. Để emit một data ta có thể sử dụng yield, để emit tất cả data trong 1 stream ta có thể sử dụng yield*

void main() { testStream().listen(println, onError: println, onDone: () => println('Done!'));
} Stream<int> testStream() async* { yield 10; // emit 10 await Future.delayed(Duration(seconds: 2)); // delay 2s yield* Stream.fromIterable([1, 2, 3]); // emit nguyên 1 stream await Future.delayed(Duration(seconds: 3)); // delay 3s throw FormatException('lỗi'); yield 13; // hàm này đã xảy ra Exception nên số 13 không được phát ra
} // mình sử dụng hàm println này để in ra thời gian hiện tại cho dễ quan sát output
void println(Object value) { print('${DateTime.now()}: $value');
}

Output:

2020-08-30 09:23:23.965913: 10
2020-08-30 09:23:25.975207: 1
2020-08-30 09:23:25.975207: 2
2020-08-30 09:23:25.975207: 3
2020-08-30 09:23:28.977575: FormatException: lỗi
2020-08-30 09:23:28.978575: Done!

Kết luận

Qua phần 1 của series này, hy vọng các bạn đã nắm được các thuật ngữ quan trọng trong Stream cũng như trong lập trình bất đồng bộ của Dart. Các thuật ngữ này rất quan trọng đối với loạt bài tiếp theo trong series này. Trong bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu đến các bạn các toán tử của Stream và Stream Controller, Broadcast Stream. Hy vọng các bạn đón đọc ?.

Nguồn tham khảo: https://dart.dev/tutorials/language/streams

Đọc bài tiếp theo: Chinh phục RxDart Flutter trong 3 nốt nhạc. Nốt nhạc thứ 2: Tiếp tục với 'Sờ tream'

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 410

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 776

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 374

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 463

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436