- vừa được xem lúc

Closure trong Javascript - Phần 2: Định nghĩa và cách dùng

0 0 67

Người đăng: Nguyen Tuan Anh K

Theo Viblo Asia

Các bạn có thể đọc qua phần 1 ở đây

Để mọi người không quên, mình xin tóm tắt gọn lại khái niệm lexical environment:

Lexical Environment là một object giấu tên có trong mọi object trong Javacript, nó chứa các biến trong 1 scope và các reference đến môi trường bên ngoài.

Oke chứ ? Giờ thì đến định nghĩa về Closure:


Closure là một hàm mà có thể nhớ và truy cập lexical environment của nó ngay cả khi ở ngoài lexical environment đó.


Chúng ta hãy cùng xem ví dụ sau:

function say() { let term = "I would like to say:"; function stuff() { console.log(`${term} Hello Hi Ha Ya`); } return stuff;
}
let s = say();
s()
> I would like to say: Hello Hi Ha Ya

Có thể thấy hàm stuff được trả về bởi hàm say, và chúng ta gán s thành chính hàm stuff (chứ không phải giá trị trả về của hàm stuff).

Vậy, hàm stuff sau khi được gán vào s, đã không còn chạy trong lexical environment mà nó được khai báo kèm.

Sau khi hàm say được chạy, chúng ta sẽ nghĩ rằng các thông tin trong lexical environment của nó sẽ biến mất, nhưng bởi vì hàm stuff vẫn tồn tại và có chứa một kết nối đến lexical environment bên ngoài (ở đây là hàm say, các thông tin này vẫn được lưu giữ. Có người gọi chính sợi dây kết nối này mới là closure.

Closure trong Javascript thông dụng hơn bạn nghĩ

Chúng ta sẽ lấy tiếp 1 ví dụ như sau:

function wait(message) { setTimeout( function timer(){ console.log( message ); }, 1000 ); } wait( "Hello, closure!" );
> Hello, closure!

Đây là một ví dụ lấy trực tiếp từ sách You Dont Know Javascript . Ai đã từng động đến Javascript thì đều đã dùng đến hàm setTimeout. Ở trong ví dụ này, chúng ta có một hàm trong cùng là timer và sẽ truyền nó vào trong setTimeout để chạy sau 1 giây. Đây là một cách dùng mà mình nghĩ là khá phổ biến. Cũng giống như ví dụ trước, có thể bạn nghĩ rằng sau 1s thì tham số message của hàm wait đúng ra đã phải biến mất, nhưng hàm timer ở đây vẫn có một sợi dây kết nối đến lexical environment của wait, và ngăn không cho message bị bộ dọn rác (Garbage Collector) xóa.

Closure và vòng lặp

Bạn nghĩ vòng lặp sau sẽ in ra gì ?

for (var i=1; i<=5; i++) { setTimeout( function timer(){ console.log( i ); }, i*1000 );
}

Kết quả thực là nó sẽ in ra số 6 5 lần, mỗi lần cách 1 giây. Tức là isetTimeout nhận được đang khác với itimer nhận được, tại sao thế ?

Đầu tiên, 6 đến từ đâu ? Nó là kết quả khi vòng lặp gặp điều kiện không thỏa mãn i <= 5, tức i = 6, khi đó nó kết thúc và hàm setTimeout mới bắt đầu được chạy. Và cho dùng bạn có thay i*1000 bằng 0, hàm setTimeout vẫn sẽ chạy sau vòng lặp hoàn thành. Vậy làm thế nào để in đúng như mình muốn ?

Điều chúng ta muốn ở đây có lẽ là mỗi vòng lặp bắt được biến i của riêng nó, nhưng hiện tại, cả 5 lần lặp của vòng lặp này đang dùng chung một lexical environment bên ngoài mà chỉ có một i khi vòng lặp đã chạy xong. Vậy cái chúng ta cần là một lexical environment mà có thể chứa biến i này.

for (var i=1; i<=5; i++) { (function(){ var j = i; setTimeout( function timer(){ console.log( j ); }, j*1000 ); })();
}

Hoặc

for (var i=1; i<=5; i++) { (function(j){ setTimeout( function timer(){ console.log( j ); }, j*1000 ); })( i );
}

Cú pháp này:

(function(){ ...
})();

Là một IIFE , việc dùng một IIFE trong vòng lặp sẽ tạo ra một lexical environment mới bọc quanh hàm setTimeout ở mỗi vòng, cung cấp cho nó biến i mà nó cần.

Closure được dùng trong trường hợp nào ?

Có nhiều tính huống đời thường dùng đến closure, bạn hãy thử đọc lại Javascript mình đã viết xem có chỗ nào dùng đến không. Nhiều người sử dụng nó để viết các hàm debouncethrottle

Đó là những điều cơ bản nhất mà mình biết về Closure. Các bạn có thể tham khảo thêm ở đâyđây . Một điều thú vị nữa với ví dụ ở trên

for (var i=1; i<=5; i++) { setTimeout( function timer(){ console.log( i ); }, i*1000 );
}

Là khi bạn thay var bằng let, hành vi khác lại xảy ra. Bạn thử tự tìm hiểu xem tại sao lại thế nhé.

Cảm ơn vì đã đọc.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 158

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 149

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 113

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 249