- vừa được xem lúc

Cơ bản về Router trong ReactJs

0 0 58

Người đăng: Le Van Giang

Theo Viblo Asia

Xin chào tất cả các bạn, bài viết này mình xin chia sẻ một chút kiến thức mình tìm hiểu được về Router trong ReactJs, mong mọi người theo dõi.

Như các bạn đã biết thì thư viện ReactJs giúp chúng ta tạo ra các component và từ các component đó chúng ta có thể xây dựng thành các view giao diện, bản thân ReactJs không hỗ trợ Router vậy nên hôm nay mình xin giới thiệu một thư viện hỗ trợ công việc này đó là: react-router, link trang chủ: tại đây.

1) React-Router là gì?

  • React-Router là một thư viện định tuyến (routing) tiêu chuẩn trong React. Nó giữ cho giao diện của ứng dụng đồng bộ với URL trên trình duyệt. React-Router cho phép bạn định tuyến "luồng dữ liệu" (data flow) trong ứng dụng của bạn một cách rõ ràng. Nó tương đương với sự khẳng định, nếu bạn có URL này, nó sẽ tương đương với Route này, và giao diện tương ứng.
  • Phiên bản mới nhất hiện tại là v4.
  • Cài đặt:

npm install react-router-dom --save

2) Các thành phần trong React-Router

2.1) BrowserRouter vs HashRouter

  • React-Router cung cấp cho chúng 2 thành phần hay sử dụng đó là BrowserRouter & HashRouter. Hai thành phần này khác nhau ở kiểu URL mà chúng sẽ tạo ra và đồng bộ.

  • BrowserRouter: Được sử dụng phổ biến hơn, nó sử dụng History API có trong HTML5 để theo dõi lịch sử bộ định tuyến của bạn.

  • HashRouter: Sử dụng hash của URL (window.location.hash) để ghi nhớ mọi thứ.

import { BrowserRouter as Router, Route, Link, NavLink } from "react-router-dom";

2.2) Route

Route: Định nghĩa một ánh xạ (mapping) giữa một URL và một Component. Điều đó có nghĩa là khi người dùng truy cập theo một URL trên trình duyệt, một Component tương ứng sẽ được render trên giao diện.

<Router> <div className="App"> <Route path="/" exact component={Home} /> <Route path="/about" component={About} /> <Route path="/contact" component={Contact} /> <Route component={NotFound}/> </div>
</Router>

Trong đó:

  • path: Là đường dẫn trên URL.
  • exact: Liúp cho route này này chỉ hoạt động nếu URL trên trình duyệt phù hợp tuyệt đối với giá trị của thuộc tính path của nó.
  • component: Là component sẽ đươc load ra tương ứng với Route đó.

2.3) Link

Trong HTML thì cặp thẻ để chuyển hướng đó là thẻ <a></a> thì trong react chúng ta sẽ dử dụng cặp thẻ <Link></Link> được import từ React-Router.

<Link to="/about">About</Link>

trong đó:

  • to: Giống như thuộc tính href trong thẻ a.

2.4) NavLink

NavLink thì rất giống với Link về cách sử dụng, nhưng NavLink tốt hơn vì nó hỗ trợ thêm một số thuộc tính như là activeClassNameactiveStyle 2 thuộc tính này giúp cho khi mà nó trùng khớp thì nó sẽ được active lên và chúng ta có thể style cho nó.

<NavLink exact activeStyle={{ backgroundColor : 'white', color : 'red'
}} to="/" className="my-link">Trang Chu</NavLink>

2.5) Custom Link ở trên ta có thẻ NavLink giúp chúng ta có thêm một thuộc tính nhưng giả sử khi bạn không muốn activeClassName hoặc activeStyle tại thẻ NavLink mà nó lại nằm ở một thẻ bao nó ví dụ như thẻ div hay thẻ li thì sao? sau đây mình sẽ custom lại để có thể sử dụng các class hoặc style ở thẻ bao ngoài của nó.

const MenuLink = ({ label, // nội dung trong thẻ to, // giống như href trong thẻ a activeOnlyWhenExact
}) => { return ( <Route path={to} exact={activeOnlyWhenExact} children={ ({ match }) => { //match la doi tuong xac dinh su trung khop cua URL var active = match ? 'active abc' : ''; return ( <li className={`my-li ${active}`}> <Link to={to} className="my-link">{label}</Link> </li> ); }} /> );
}

2.6) Đối tượng Match

Khi bạn muốn lấy một số thông tin ở trên URL thì bạn có thể dùng đối tượng match để lấy dữ liệu về. Tại cấu hình Router ta chỉ cần truyền thêm đối tượng match vào component mà cần sử dụng đối tượng match

 { path : '/products', exact : false, main : ({match}) => <Products match={match} /> }

Khi console.log(match) ta sẽ có kết quả như sau.

Trong đối tượng params sẽ chứa các tham số mà ta truyền trên URL.

2.7) Đối tượng prompt - Xác nhận trước khi chuyển trang

Giả sử khi bạn đang nhập liệu ở form nào đó mà không may click nút back hay chuyển trang thì thôi xong dữ liệu bạn nhập sẽ mất hết để khác phục điều đó ta có đối tượng prompt nó sẽ giúp chúng ta trước khi back hay chuyển trang nó sẽ xác nhận xem là chúng ta có chắc chắn muốn back hay chuyển trang không!

Khi muốn sử dụng đối tượng prompt thì chúng ta chỉ cần import nó từ react-router

import {Prompt} from 'react-router-dom'; <Prompt when={true} // true | false message={ (location) => (`Ban chac chan muon di den ${location.pathname}`) }
/>

2.8) Redirect

  • Chức năng dùng để chuyển trang.
  • Có thể truy xuất thông tin trang trước đó thông qua đối tượng location. Để sử dụng Redirect ta chỉ cần import nó từ react-router.
import { Redirect } from 'react-router-dom';

Khi bạn muốn sử dụng location thì tại cấu hình Router ta chỉ cần truyền thêm đối tượng location vào component mà cần sử dụng đối tượng location.

{ path : '/login', exact : false, main : ({location}) => <Login location={location} />
}

3) Ví dụ:

Ví dụ các bạn có thể tham khảo tại đây

Kết Luận

Trên đây là một chút kiến thức mà mình tìm hiểu được về các thành phần trong react-router, rất mong được sự góp ý của mọi người. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của mình.

Nguồn tham khảo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 433

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 809

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 486

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 437