- vừa được xem lúc

[CSS] Bài 18 - Grid & Flex

0 0 18

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nói về 2 công cụ hỗ trợ cho tác vụ dàn chỉnh bố cục chính và bố cục bên trong các thành phần của trang web là 2 bộ thuộc tính gridflex.

Các thuộc tính grid

Các thuộc tính grid ban đầu được thiết kế dành riêng cho tác vụ dàn chỉnh bố cục chính của trang web. Tuy nhiên do tính trực quan và dễ sử dụng, grid đã được phát triển dành cho cả tác vụ canh chỉnh nội dung bên trong các thành phần của trang web. Đây là một trong những công cụ được thiết kế với 2 giao diện sử dụng đơn giảnlinh động giống như các giá trị màu sắc. Với cách sử dụng đơn giản thì chúng ta có một công cụ dàn trang WYSIWYG - nhìn code ra sao thì kết quả hiển thị sẽ như vậy. Đại loại cũng giống như lúc chúng ta chỉ định màu sắc bằng tên chứ không phải mã HEX, RGBA, hay HSLA.

grid.css

* { box-sizing: border-box; margin: 0; padding: 0;
} body { display: grid; grid-template-areas: "topnav topnav topnav " "banner banner banner " "subnav subnav subnav " "favlink favlink favlink" "article article sidenav" "footer footer footer "; grid-gap: 2px;
} .topnav { grid-area: topnav; background: white; height: 63px;
} .banner { grid-area: banner; background: lightpink; height: 210px;
} .subnav { grid-area: subnav; background: gray; height: 63px;
} .favlink { grid-area: favlink; background: royalblue; height: 63px;
} .article { grid-area: article; background: lightgray; height: 1080px;
} .sidenav { grid-area: sidenav; background: lightgray; height: 1080px;
} .footer { grid-area: footer; background: gray; height: 420px;
}

grid.html

<nav class="topnav"></nav>
<header class="banner"></header>
<nav class="subnav"></nav>
<div class="favlink"></div>
<main class="article"></main>
<aside class="sidenav"></aside>
<footer class="footer"></footer>

Xem kết quả hiển thị

Mình tin là dù không nhấn vào xem kết quả hiển thị thì bạn cũng đã hình dung được bố cục của trang web trông như thế nào. Đoạn giá trị mô tả ở thuộc tính grid-template-areas là một dạng định nghĩa đơn giản bố cục của trang web. Chúng ta có thể nhìn thấy thanh điều hướng sidenav được đặt bên phải phần hiển thị nội dung bài viết article và tỉ lệ giữa 2 thành phần này được phản ánh bởi số cột được phân bố là 2 article : 1 sidenav.

Các thuộc tính liên quan tới grid được sử dụng trong ví dụ trên bao gồm:

  • display: grid; được thiết lập cho container body để sử dụng cơ chế dàn chỉnh các thành phần bên trong bằng lưới.
  • grid-template-areas được sử dụng để mô tả lưới hiển thị với các hàng và các cột, mỗi hàng là một chuỗi giá trị với tên của các ô được đặt tên tùy ý.
  • grid-gap được sử dụng để tạo khoảng trống giữa các thành phần bên trong. Nếu được cung cấp 2 giá trị thì giá trị đầu tiên sẽ là khoảng cách giữa các hàng và giá trị thứ hai sẽ là khoảng cách giữa các cột.
  • grid-area được sử dụng cho các thành phần bên trong container grid để gắn thành phần được chọn vào các vùng đã được đặt tên ở grid-template-areas.

Trong trường hợp bạn sử dụng template với cách chia tỉ lệ phức tạp và không muốn copy/paste quá nhiều lần tên của các vùng. Chúng ta có thể chỉ định thêm tỉ lệ giữa các cột trong mỗi hàng bằng thuộc tính grid-template-colums và các giá trị chỉ độ dài px hay %. Ở đây grid có hỗ trợ thêm một kiểu đơn vị mới là fr (fraction) hay số phần tương quan so với các cột còn lại.

grid.css

body { display: grid; grid-template-areas: "topnav topnav " "banner banner " "subnav subnav " "favlink favlink" "article sidenav" "footer footer "; grid-template-columns: 2fr 1fr; grid-gap: 2px;
} /* ... */

Ngoài display: grid; thì chúng ta còn có display: inline-grid; để tạo ra các container grid được xem như nội dung văn bản tương tự như chúng ta có inline-block; trước đó. Tuy nhiên tác vụ canh chỉnh vị trí cho nội dung của các thành phần thì chúng ta có một công cụ khác có phần phù hợp hơn. Đó là các thuộc tính flex.

Tuy nhiên trước khi nói tới flex, chúng ta sẽ thực hiện thêm 1 ví dụ với grid để tạo 1 lưới nội dung được sử dụng để trưng bày một nhóm sản phẩm thường được thấy trong các trang web bán hàng. Ở đây chúng ta sẽ phác họa một lưới sản phẩm với 4 cột.

productlist.css

.productlist { display: grid; grid-template-columns: 1fr 1fr 1fr 1fr; grid-gap: 2px; padding: 30px 15px;
} .productlist-card { height: 210px; background: lightgray;
}

productlist.html

<section class="productlist"> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section> <section class="productlist-card"></section>
</section>

Xem kết quả hiển thị

Trong code ví dụ này chúng ta không chỉ định tên các vùng để phân bố nội dung bằng grid-template-areas do lưới nội dung có các thẻ sản phẩm tương đồng. Thay vào đó chúng ta chỉ cần chỉ định độ rộng cho mỗi cột và trình duyệt web sẽ hiểu là chúng ta muốn tạo ra 4 cột với tỉ lệ độ rộng như nhau.

Trong trường muốn tìm hiểu về cách sử dụng grid nâng cao, bạn có thể sử dụng các liên kết tham khảo dưới đây:

  • Module grid - W3schools | MDN - giới thiệu tổng quan nhóm thuộc tính grid.
  • grid-auto-flow - W3schools | MDN - hướng của dòng chảy chính hiển thị bên trong grid container
  • grid-template-areas - W3schools | MDN |
  • grid-template-columns - W3schools | MDN
  • grid-template-rows - W3schools | MDN
  • grid-template - W3schools | MDN - Cú pháp gộp cho các thuộc tính template
  • grid-column-start - W3schools | MDN
  • grid-column-end - W3schools | MDN
  • grid-row-start - W3schools | MDN
  • grid-row-end - W3schools | MDN
  • grid-column-gap - W3schools | MDN
  • grid-row-gap - W3schools | MDN
  • grid-gap - W3schools | MDN - Cú pháp gộp cho các thuộc tính gap
  • Hàm repeat() - MDN - Hàm này không được hỗ trợ bởi Internet Explorer. Người dùng của Microsoft được hỗ trợ với trình duyệt Edge mới.

Các thuộc tính flex

Để bổ trợ cho grid, các thuộc tính flex được thiết kế để dành cho tác vụ dàn chỉnh nội dung bên trong các thành phần của trang web. Tuy nhiên do flex được hoàn thiện và giới thiệu sớm hơn grid, đồng thời có cách thức sử dụng linh hoạt hơn so với các công cụ có mặt từ các phiên bản CSS cũ, flex đã được mọi người sử dụng cả trong tác vụ dàn chỉnh bố cục chính của trang web. Ở thời điểm hiện tại thì grid đã được hỗ trợ bởi các trình duyệt web được cập nhật gần đây, nên mình muốn giới thiệu tới bạn flex với vai trò được sử dụng trong tác vụ dàn chỉnh nội dung bên trong các thành phần.

Ở đây chúng ta sẽ lấy ví dụ là canh chỉnh bố cục bên trong thanh điều hướng responsive mà chúng ta đã xây dựng trong một bài viết trước đó. Tuy nhiên khi sử dụng flex thì cấu trúc HTML của chúng ta có thay đổi 1 chút. Tổng quan chúng ta sẽ chia thanh điều hướng thành 2 phần chính là logo .navbar-brand và khối còn lại là một container bao quanh 2 danh sách liên kết.

navbar.html

<!doctype html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <title>Document</title> <link rel="stylesheet" href="navbar.css">
</head>
<body> <nav class="navbar"> <a class="navbar-brand" href="#">N A T U R E</a> <div class="navbar-nav"> <!-- 2 khối danh sách liên kết ở đây --> </div> </nav>
</body>
</html>

navbar.css

/* Reset CSS */ * { box-sizing: border-box; margin: 0; padding: 0;
} /* Layout .navbar */ .navbar { display: flex;
} .navbar-brand { flex-grow: auto;
} .navbar-nav { flex-grow: 1;
} /* Background */ .navbar a { color: white;
} .navbar-brand { background-color: royalblue;
} .navbar-nav { background: black;
} /* Sizing links */ .navbar-brand { padding: 15px 30px;
} /* Font & Text */ .navbar { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
} .navbar a { text-decoration: none;
} .navbar-brand { font-weight: bold;
}

Kết quả hiển thị

Ở đây bạn thấy đoạn /* Layout .navbar */ chúng ta đã sử dụng flex để dàn bố cục chính cho .navbar với 2 khối bên trong là logo .navbar-brand và khối .navbar-nav. Thuộc tính flex-grow được sử dụng để chia tỉ lệ độ rộng chiếm dụng cho các khối tương quan lẫn nhau. Logo .navbar-brand được đặt độ rộng là auto và chỉ tự động tạo kích thước hiển thị xung quanh nội dung. Phần diện tích còn lại được dành cho .navbar-nav với flex-grow: 1;. Nếu chúng ta đặt tỉ lệ là 1:1 thì mỗi khối sẽ chiếm 50% chiều rộng của container cha .navbar, hoặc 2:1 thì tổng chiều rộng của .navbar sẽ được chia làm 3 phần và trong đó .navbar-brand chiếm 2 phần. Thuộc tính này hoạt động giống với giá trị các giá trị fr (fraction) sử dụng với grid ở phần trước.

Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung 2 danh sách liên kết bên trong .navbar-nav và cũng sử dụng flex để dàn chỉnh bố cục với 1 danh sách ở bên trái và 1 danh sách ở bên phải.

navbar.html

<nav class="navbar"> <a class="navbar-brand" href="#">N A T U R E</a> <div class="navbar-nav"> <div> <a href="#">Html</a> <a href="#">Css</a> <a href="#">Bootstrap</a> <a href="#">JavaScript</a> <a href="#">jQuery</a> <a href="#">Jekyll</a> <a href="#">Sample</a> </div> <div> <a href="#">Github</a> <a href="#">Youtube</a> <a href="#">Facebook</a> </div> </div>
</nav>

navbar.css

/* ... */ /* Layout .navbar-nav */ .navbar-nav { display: flex; justify-content: space-between; padding: 0 15px;
} /* Sizing links */ .navbar-link { display: inline-block; padding: 15px;
}

Ở bước này chúng ta đã đặt display: flex cho .navbar-nav để làm container chủ của bố cục flex bên trong. Tuy nhiên do không chỉ định độ rộng chiếm dục cho 2 khối bên trong nên các khối này sẽ mặc định thu gọn quanh nội dung giống như inline-block. Thuộc tính justify-content được sử dụng để dàn chỉnh nội dung của .navbar-nav với giá trị space-between - có nghĩa là nếu còn khoảng trống thì sẽ đặt ở giữa 2 khối chứ không phải ở bên trái khối thứ 2. Như vậy bố cục của .navbar-nav lúc này có dạng:

[khối liên kết 1] - khoảng trống - [khối liên kết 2]

Logic hiển thị của flex khác với grid ở chỗ. Chúng ta không định nghĩa template hay bố cục tổng quan rồi gắn các thành phần vào template, mà thay vào đó các phần tử bên trong flex đều được coi là nội dung content hay items và được dàn trải với các thuộc tính sắp xếp, canh chỉnh, gần giống như việc canh chỉnh các nội dung văn bản. Và với thuộc tính flex-grow, chúng ta có thể khiến các nội dung này mở rộng như các khối block thông thường hoặc thu gọn giống như các khối inline-block.

Điều này khiến cho flex trở nên phù hợp hơn so với grid khi làm việc ở cấp độ dàn chỉnh gần với các phần tử tạo nội dung chi tiết. Bởi vì thường thì chúng ta sẽ không biết trước kích thước của các nội dung được sử dụng trong các thành phần, ví dụ như các danh sách liên kết dài hay ngắn; Do đó việc phân chia tỉ lệ giữa các thành phần này không thể thực hiện trước ở dạng ước tính mà cần có sự đáp ứng linh hoạt.

Ngoài ra, flex vẫn còn những thuộc tính khác nữa hỗ trợ cho thao tác canh chỉnh nội dung của chúng ta trở nên cực kỳ linh động:

  • Module flex - W3schools | MDN - giới thiệu tổng quan về nhóm thuộc tính flex.
  • flex-direction - W3schools | MDN - chỉ định trục chính để hiển thị nội dung theo phương ngang (mặc định) hoặc theo phương dọc.
  • flex-wrap - W3schools | MDN - thiết lập chế độ tự động chuyển dòng hoặc hiển thị tràn container.
  • flex-flow - W3schools | MDN - cú pháp gộp cho flex-directionflex-wrap.
  • flex-grow - W3schools | MDN - thiết lập kích thước chiếm dụng cho phần tử con của flex container.
  • flex-shrink - W3schools | MDN - thiết lập cơ chế thu gọn kích thước cho phần tử con của flex container.
  • flex-basis - W3schools | MDN - thiết lập kích thước khởi điểm cho phần tử con của flex container.
  • flex - W3schools | MDN - cú pháp gộp cho flex-grow, flex-shrink, và flex-basis.
  • order - W3schools | MDN - thiết lập thủ công thứ tự hiển thị cho phần tử con của flex container.
  • justify-content - W3schools | MDN - dàn chỉnh nội dung theo phương hiển thị chính flex-direction.
  • align-items - W3schools | MDN - canh chỉnh nội dung theo phương hiển thị phụ (vuông góc với flex-direction).
  • justify-self - MDN - áp dụng cho phần tử con bên trong flex container để ghi đè justify-content của container cha.
  • align-self - W3schools | MDN - áp dụng cho phần tử con bên trong flex container để ghi đè align-items của container cha.

Bài viết về 2 nhóm thuộc tính gridflex của chúng ta đến đây là kết thúc. Đây cũng là bài viết cuối cùng trong Series CSS của Tự Học Lập Trình Web Một Cách Thật Tự Nhiên. Mình hy vọng rằng ở thời điểm này bạn đã cảm thấy hoàn toàn tự tin để có thể tự tìm hiểu những kiến thức CSS bổ trợ khi cần thiết. Thực tế thì Series CSS của chúng ta đã đi qua những công cụ phổ biến nhất của CSS đang được sử dụng trong các framework hiện tại. Vì vậy nên khả năng là chỉ khi bạn cần làm việc với các bộ code cũ của ai đó khác thì việc tìm hiểu thêm các nhóm công cụ cũ ví dụ như float mới trở nên cần thiết. Chúc bạn tự tin và giàu cảm hứng để tạo ra những thiết kế web đẹp và thân thiện với người dùng.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Căn giữa các phần tử HTML theo chiều dọc (phần 1)

Bài viết được dịch từ bài Vertical centering of elements in HTML xuất bản ngày 18/01/2015 trên trang Web++. .

0 0 58

- vừa được xem lúc

Căn giữa phần tử trong CSS

1. Theo chiều ngang. Đó có phải là phần tử inline hay inline-* (như text hay links). .

0 0 49

- vừa được xem lúc

99% không biết đến mẹo này khi sử dụng Flexbox CSS

Hello lại là mình đây. Bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu tới mọi người một trick khá hay khi dùng CSS flexbox nhé. 1. Chia layout với flexbox.

0 0 47

- vừa được xem lúc

Vanilla JS Project: Tính tuổi

1. Yêu cầu.

0 0 49

- vừa được xem lúc

1 số UI component và layout hữu ích với Frontend

Giới thiệu. Hôm nay mình xin chia sẻ 1 số Layout và UI component quen mà có lẽ là quen thuộc với nhiều người khi làm dự án, hay bắt gặp trên mạng.

0 0 47

- vừa được xem lúc

Style text css

Giới thiệu. Chào 2021, mình sẽ giới thiệu vài kiểu style cho text màu mè chút cho rực rỡ .

0 0 28