- vừa được xem lúc

Design Patterns - Phần 2: Singleton

0 0 52

Người đăng: Nguyen Khac Tung

Theo Viblo Asia

  • Pattern đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu đó chính là Singleton vì tính hữu dụng của pattern này. Không dài dòng nữa. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay thôi. Lẹt gô...

1. Đặt vấn đề

  • Trong quá trình code chúng ta sẽ gặp những trường hợp mong muốn có một đối tượng duy nhất tồn tại để truy xuất đến nhiều nơi. VD khi làm việc với MVP,MVVM,... chúng ta muốn tạo ra 1 đối tượng repository để vừa có thể truy xuất đến database, vừa có thể truy xuất đến các class thao tác api. Trong trường hợp này chúng ta có thể áp dụng Singleton Pattern để giải quyết vấn đề này. Còn rất nhiều trường hợp trong code mà chúng ta muốn tạo ra 1 instance suốt project thì chúng ta cũng có thể áp dụng Singleton Pattern.

  • Singleton pattern giải quyết được 2 vấn đề 1 lúc:

    • 1. Đảm bảo rằng một lớp chỉ có một instance duy nhất. Tại sao mọi người lại muốn kiểm soát số lượng instance mà một lớp có? - Lý do phổ biến nhất cho điều này là kiểm soát quyền truy cập vào một số tài nguyên được chia sẻ (VD: Database,Network,File...)
      • Lưu ý: Khi thao tác với Singleton thì không thể thực hiện với một constructor thông thường vì một lời gọi constructor phải luôn trả về một đối tượng mới theo thiết kế. mà phải thao tác với method trả về instance của đối tượng.
    • 2. Cung cấp một method truy cập mọi nơi cho instance đó. Nhờ vậy mà ta có thể gọi instance đã tạo ở bất cứ đâu trong chương trình.
      • Lưu ý: Chỉ tạo method để truy cập instance, không được phép tạo method để thay đổi instance đó.

2. Cách để tạo ra 1 class Singleton

  • Tất cả các triển khai của Singleton đều phải thực hiện 2 bước sau:
    • Đặt constructor mặc định là private, để ngăn các đối tượng khác sử dụng toán tử new với class Singleton.
    • Tạo ra mộtstatic method với mục đích hoạt động như một constuctor. Method này sẽ tạo ra một instance và lưu nó trong 1 trường static. Tất cả các lệnh gọi đến method này đều trả về đối được được lưu trong bộ nhớ cache.
  • Khi thao tác với class Singleton thì ta sẽ thao tác với method trả về instance của class đó. Vì vậy bất cứ khi nào method đó được gọi thì luôn trả về cùng một đối tượng.
  • Lưu ý: Singleton phải là nhất quán trên nhiều luồng.

2.1 Cấu trúc

  • Lớp Singleton khai báo static method getInstance() trả về cùng một thể hiện của lớp riêng của nó.
  • Constructor của Singleton phải là private. Gọi phương thức getInstance() là cách duy nhất để lấy đối tượng Singleton.

2.2 Code ví dụ về class Singleton

  • Java:
public class Singleton { private static Singleton instance = null; private Singleton() { } public static Singleton getInstance() { if (instance == null) { synchronized (Singleton.class) { if (instance == null) { instance = new Singleton(); } } } return instance; }
}
  • Kotlin:
class Singleton private constructor(){ companion object{ private var instance: Singleton? = null fun getInstance() = instance ?: synchronized(this) { instance ?: Singleton().also{ instance = it } } }
}

3. Ưu điểm và nhược điểm của Singleton

Ưu điểm Nhược điểm
Bạn có thể chắc chắn rằng một lớp chỉ có một instance duy nhất. Khó triển khai 1 cách hiệu quả để đảm bảo rằng chỉ 1 class chỉ có 1 đối tượng.
Bạn có được một method truy cập toàn cục vào instance đó. Ví dụ, mẫu Singleton có thể che giấu thiết kế xấu khi các thành phần của chương trình biết quá nhiều về nhau.
Đối tượng singleton chỉ được khởi tạo khi nó được yêu cầu lần đầu tiên. Pattern yêu cầu xử lý đặc biệt trong môi trường đa luồng để nhiều luồng sẽ không tạo ra một đối tượng singleton nhiều lần.
Có thể khó viết unit test code có sử dụng Singleton bởi vì nhiều test frameworks dựa vào tính kế thừa khi mock các object.
Constructor của Singleton là private và không thể override các static method trong hầu hết các ngôn ngữ

4. Mối quan hệ giữa Singleton với các pattern khác

  • Một class Facade có thể được chuyển đổi thành một Singleton vì một đối tượng facede duy nhất là đủ trong hầu hết các trường hợp.
  • Flyweight sẽ giống với Singleton nếu bằng cách nào đó chúng ta có thể giảm tất cả các trạng thái được chia sẻ của đối tượng cuống còn 1 đối tượng Flyweight. Nhưng có 2 điểm khác biệt cơ bản giữa 2 pattern này:
    • Chỉ nên có một instance Singleton, trong khi Flyweight có thể có nhiều instance với các trạng thái nội tại khác nhau.
    • Đối tượng Singleton có thể thay đổi hoặc bất biến (thay đổi trong trường hợp trong class Singleton chúng ta có các method setter ). Đối tượng Flyweight là bất biến.
  • Abstract Factories, Builders và Prototypesđều có thể triển khai dưới dạng các Singletons.

5. Sử dụng Singleton Pattern khi nào ?

  • Trường hợp giải quyết các bài toán: Shared resource, Logger, Configuration, Caching, Thread pool, …
  • Một số design pattern khác cũng sử dụng Singleton để triển khai: Abstract Factory, Builder, Prototype, Facade,…
  • Đã được sử dụng trong một số class của core java như: java.lang.Runtime, java.awt.Desktop.

6. Singleton Pattern trong Kotlin

  • Phần này dành cho những bạn nào học Kotlin giống mình.
  • Sau đây chính là đoạn code cho 1 Singleton trong Kotlin
    object Singleton
    
  • Bạn không nhìn nhầm đâu. Đó chính là đoạn code để sử dụng Singleton trong Kotlin. Hết sức đơn giản phải không.
  • Giải thích: Trong Kotlin, chúng ta cần sử dụng từ khóa object để sử dụng class Singleton. Class Object này có thể chứa các method, property, method init . Phương thức khởi tạo không được phép trong một object vì vậy chúng ta có thể sử dụng init nếu một số khởi tạo được yêu cầu. Object được khởi tạo khi nó được sử dụng lần đầu tiên.
  • Ví dụ:
object Singleton{ init { println("This is a Singleton class.") } var name = "Khac Tung - Shjn" fun showName(){ println(name) }
} fun main() { Singleton.showName() Singleton.name = "Shjn" Singleton.showName() //Kết quả: //This is a Singleton class. //Khac Tung - Shjn //Shjn
}

6.1 Object kế thừa một class

  • Bạn có thể sử dụng một object trong Kotlin để mở rộng một số lớp. Hãy lấy một ví dụ tương tự:
open class A { init { println("Init of A") } open fun printName() { }
} object Singleton : A() { override fun printName() { }
}
fun main() { Singleton.printName() //Init of A
}

6.2 Class Singleton với Argument trong Kotlin.

  • Như chúng ta đã thấy bên trên thì khi sử dụng object để triển khai Singleton thì sẽ không có constructor và chúng ta dùng init để thay thế. Vậy nếu chúng ta cần truyền một tham số vào class Singleton thì phải làm thế nào?
  • Chúng ta sẽ viết như sau:
class Singleton private constructor(private val dao: DAO){ companion object{ private var instance: Singleton? = null fun getInstance(dao: DAO) = instance ?: synchronized(this) { instance ?: Singleton(dao).also{ instance = it } } }
}

7. Singleton Pattern trong Android

  • Trong ứng dụng Android điển hình, có nhiều đối tượng mà chúng ta chỉ cần một instance của chúng dù cho chúng ta đang sử dụng trực tiếp hay chỉ đơn giản là chuyển nó qua một lớp khác. VD: OkHttpClient, HttpLoggingInterceptor, Retrofit, GSon,.... Nếu chúng ta khởi tạo nhiều hơn 1 instance của các object này thì sẽ gặp phải các vấn đề như hành vi của ứng dụng không chính xác, sử dụng quá mức tài nguyên và cho ra các kết quả không mong muốn.
  • Ví dụ tạo ra một instance Singleton của Retrofit.
object MyApi { private const val BASE_URL = "your_base_url" private val moshi = Moshi.Builder() .add(KotlinJsonAdapterFactory()) .build() private fun retrofit(): Retrofit { return Retrofit.Builder() .addConverterFactory(MoshiConverterFactory.create(moshi)) .addCallAdapterFactory(CoroutineCallAdapterFactory()) .client(clientBuilder.build()) .baseUrl(BASE_URL) .build() } ...
}
  • Ngoài ra chúng ta còn có cách khai báo Singleton nhanh hơn đó là sử dụng dependency injection. Tuy nhiên trong bài này mình sẽ không đi sâu vào di. Bạn có thể tìm thêm để biết về di nha.
  • Mình đưa ra ví dụ minh họa về tạo Singleton bằng dependency injection :
@Module
@InstallIn(YourSingletonComponent::class)
object AnalyticsModule { @Singleton @Provides fun provideAnalyticsService(): AnalyticsService { return Retrofit.Builder() .baseUrl("https://example.com") .build() .create(AnalyticsService::class.java) }
}

Kết luận

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 254

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 189

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 93

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 82

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 51

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 301