- vừa được xem lúc

DispatchQueue, DispatchGroup, DispatchSemaphore trong Swift là gì ?

0 0 515

Người đăng: Nguyễn Văn Thuận

Theo Viblo Asia

1. Grand Central Dispatch (GCD) là gì ?

Càng ngày các thiết bị công nghệ càng có nhiều nhân và nhiều luồng, vì vậy việc lập trình chạy đa luộng nhằm khai thác hết sức mạnh phần cứng của thiết bị đã trở thành xu thế tất yếu. Nhằm hỗ việc lập trình viên, Apple đã phát triển Grand Central Dispatch - là một thư viện giúp chạy các tác vụ song song trên các thiết bị mutil-core: Iphone, Ipad, Macbook, Apple TV, Apple Watch, ...

2. Sơ lược về Queue & Thread

2.1 Queue

  • Queue là một tập hợp các Task cần thực thi trên main thread hoặc global thread.
  • Task là một khối code được tái sử dụng và tuân theo nguyên tắc LIFO( last in first out).
  • Một Queue gồm nhiều Task, Task có thể thực thi theo kiểu tuần tự ( Serial ) hoặc đồng thời ( Concurrent ).

2.1.1 Serial Queue

Trong. Serial Queue các task sẽ được thực thi một cách tuần tự theo nguyên tắc LIFO, tức là task nào được vào trước sẽ được thực thi trước. Main Queue ( chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 3 ) chính là một Serial. Queue

2.1.2 Concurrent Queue

Các Task được nhập vào trong Concurrent Queue sẽ có thời gian bắt đầu thực thi gần như tương đương, nhưng tuỳ thuộc vào công việc của từng Task mà thời gian kết thúc của chúng khác nhau.

2.2 Thread

  • Các Thread thực thi các task trong hàng đợi.
  • Serial Queue chỉ có một thread duy nhất.
  • Concurrent Queue sẽ có nhiều thread.

3. DispatchQueue

Trong Grand Central Dispatch có 3 kiểu hàng đợi gồm: Main Queue, Global Queue và Custom Queue.

  1. Main Queue là một Serial Queue, thực thi các task trên Main Thread, được sử dụng để cập nhập User Interface. Dưới đây là một ví dụ
DispatchQueue.main.Async() { //Code Run On Main Thread }

Các hàm bên trong khối { } được thực thi trên main thread

  1. Global Queue (as Concurrent Queue) được dùng để thực thi các tác vụ Non-UI (không liên quan đến UI) và các task nặng (load data, handle function, ... ) chạy mà người dùng không thấy.
DispatchQueue.Global.Async() { //Fetch Data From API //Code Run On Global Thread
}

Các hàm bên trong khối { } được thực thi trên Global Thread

  1. Custom Queue có thể là Serial Queue hoặc Concurrent Queue
let queue = DispatchQueue.global(qos: .background) queue.sync { //Execute A Block Code }

Trong ví dụ trên chúng ta đã tạo ra một queue do người dùng tự định nghĩa, đây là một concurrent queue vì có qos: là .background .

  • Note : Khi tạo ra custom queue một trong những tham số quan trọng đó chính là qos: (quality of service). Với mỗi qos nó có một nhiệm vụ mà mức độ ưu tiên khác nhau :
  1. Một vài cách triển khai
DispatchQueue.Global.Async() { //Fetch Data From API //Code Run On Global Thread DispatchQueue.main.Async() { //Update UI //Code Run On Main Thread }
}

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy các tác vụ nặng như lấy data từ API về sẽ được thực thi ở dưới Global Thread, sau khi thành công chúng ta sẽ gọi đến main thread để update giao diện.

 private func loadData() { let shared = APIServices() shared.fetchCoursesJSON { [unowned self] (result) in switch result { case .success(let courses): self.courses = courses DispatchQueue.main.async { tableView.reloadData() } case .failure(let error): print("Failed to fetch Courses \(error)") } } }

Ở đây là một ví dụ khác, sau khi lấy dữ liệu từ API về thành, ngay lập tức chúng ta async vào main thread để cập nhập lại UITableView.

4. Sync & Async

Khi mới làm quen với ngôn ngữ Swift hẳn rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ về cơ cấu Sync và Async, không biết khi nào nên sử dụng phương thức nào cho hơn lí. Đôi khi sử dụng còn bị crash app. Sau đây mình sẽ trình bày cho các bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của phương thức Sync và Async trong DispatchQueue.

4.1 Sync

Nếu như 2 queueA và queueB, các bạn có một khối code đang chạy trên queueB và gọi Sync vào queueA. Ngay lập tức toàn bộ queueA sẽ bị block và khối code bạn vừa gọi sẽ được thực thi ngay thời điểm đó.

4.2 Async

Async: có nghĩa là nó sẽ không block thread hiện tại mà chạy tác vụ dưới nền. Dưới đây đây là một ví dụ về Async

5. DispatchGroup

Đôi khi chúng ta có nhiều tác vụ trên nhiều luồng cần chờ chúng hoàn thành một lúc trước khi thực thi việc khác, khi đó chúng ta sử dụng DispatchGroup. Một ví dụ dễ thấy nhất là khi chúng ta lấy dữ liệu từ 2 API khác nhau về để update cho cùng một UI, khi đó chúng ta cần phải chờ data load xong từ cả 2 API trước khi update UI, trong trường hợp này sử dụng Dispatch Group là cực kì phù hợp.

 private func demoDispatchGroup() { let dispatchGroup = DispatchGroup() dispatchGroup.enter() for item in 1...10 { print("Load Data \(item)") } dispatchGroup.leave() dispatchGroup.enter() print("Execute Task 2") dispatchGroup.leave() dispatchGroup.notify(queue: .main) { print("Done") } }

Đây là kết quả:

Load Data 1
Load Data 2
Load Data 3
Load Data 4
Load Data 5
Load Data 6
Load Data 7
Load Data 8
Load Data 9
Load Data 10
Execute Task 2
Done
  • .enter() để thông báo khối code bắt đầu.
  • .leave() để thông báo khối code kết thúc.
  • .notify() để thông báo về queue mà mình muốn rằng toàn bộ group đã hoàn thành.

6. DispatchSemaphore

Khác với DispatchGroup, DispatchSemaohore cho phép chúng ta kiểm soát thêm số lượng access được sử dụng tài nguyên bằng cách set giá chị cho tham số value

 private func demoDispatchSemaphore() { print("start") let semaphore = DispatchSemaphore(value: 5) for item in 0...10 { DispatchQueue.global().async { semaphore.wait() sleep(5) print(item) semaphore.signal() } } }

Đây là kết quả

start
// Chờ 5 giây
3
4
2
1
0
// Chờ 5 giây
5
7
8
9
6 

Trong DispatchSemaphore có 2 thành phần quan trọng đó là Thread QueueCounter:

Thread Queue:

được dùng để quản lý , kiểm tra các khối code được thực thi, nó tuân theo nguyên tắc FIFO.

Counter:

quản lý số lượng access được truy cập vào Thread queue, Counter thay đổi khi gọi wait()signal().

  • wait() : chúng ta gọi wait() trước khi chúng ta sử dụng shared resource. khi đó counter sẽ giảm 1.
  • signal() : chúng ta gọi signal() sau khi sử dụng shared resource. khi đó counter sẽ tăng 1. Trên đây là một sơ đồ giải thích nguyên lí hoạt động của Counter trong DispatchSemaphore.

7. Tổng Kết

Qua bài viết này chúng ta đã tìm hiểu về GCD là gì, Queue, Thread trong GCD, Cơ chế Sync và Async, DispatchGroup và DispatchSemaphore. Rất mong đã đem lại được những kiến thức bỏ ích cho bạn đọc.

Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu tại trang :

Thanks you !!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Create Certificates, Identifiers & Profiles App IOS

Mở đầu. Xin chào các bạn hôm này mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách tạo certificates, identifiers & profiles với tài khoản Apple Developer. Có tài khoản Apple Developer. Ai chưa có thì không cần đọc tiếp nha :.

0 0 44

- vừa được xem lúc

Chương 5 Object oriented programming

Chương 5 Object oriented programming. Tôi lần đầu tiên được giới thiệu về lập trình hướng đối tượng ở trường cao đẳng nơi tôi đã có một giới thiệu tóm tắc về c++.

0 0 34

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn tạo link tracking nguồn cài đặt cho mobile app (xác định nguồn cài đặt cho mobile app)

Giới thiệu. Bạn đang chạy quá nhiều campaign cho ứng dụng mobile từ các mạng xã hội: facebook, twitter, ... các chiến dịch offline cũng như các chiến dịch online của bên thứ 3. Bạn không thể xác định được nguồn nào mang cho mình lượng install cao nhất. Vì nếu dùng shortlink thì chỉ đo được lượt clic

0 0 41

- vừa được xem lúc

SwiftUi: Bắt đầu từ những điều căn bản nhất. Phần 1

Trong bài này, bạn sẽ được tìm hiểu về việc tạo ra giao diện bằng việc khai báo và tuỳ chỉnh views, cách sử dụng các biến trạng thái để cập nhật giao diện thay vì dùng code. Tập sử dụng tính năng new preview và live preview, những trải nghiệm thú vị khi làm việc cùng với code và WYSIWYG layout.

0 0 69

- vừa được xem lúc

Những điều khác nhau cần biết giữa thiết kế ứng dụng Android và ứng dung iOS

Để tạo ra ứng dụng có trải nghiệm tốt nhất, tương thích với dòng thiết bị, bạn nên ghi nhớ sự khác biệt giữa 2 nền tảng iOS và Android. Các ứng dụng này không chỉ khác nhau ở phần trông như thế nào, chúng cũng khác nhau về cấu trúc và luồng ứng dụng.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Những khó khăn khi làm dự án maintain ( dưới góc nhìn của một React Native Developer)

Đi làm một vài năm ở công ty outsource, minh thấy hầu như các anh em đều khá e ngại với các dự án maintain, nhất là thuộc hàng code "siêu thối", spec thuộc loại "siêu to khổng lồ ",... Và mình cũng thế, mình cũng đang "theo đuổi" một chú em với "chức năng siêu to kh

0 0 317