Một lập trình viên giỏi ngoài việc có các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì việc sử dụng các công cụ để hỗ trợ trong quá trình làm việc là một điều không thể thiếu. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất công việc của cá nhân.
Có rất nhiều các công cụ giúp lập trình viên có thể phát triển, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu của mình. Mỗi công cụ đều có những đặc tính và tính năng riêng biệt như Navicat, HeidiSQL hay MySQL Workbench. Chỗ này mình ĐẶC BIỆT LƯU Ý với các bạn sinh viên/fresher/junior mới tiếp cận với MySQL, trong quá trình đào tạo các bạn fresher trên công ty, mình có yêu cầu các bạn download MySQL về và cài vào máy tính của các bạn để sử dụng. Và trong quá trình đó, rất nhiều bạn fresher "nhầm lẫn" giữa MySQL và MySQL Workbench. Đây là 2 thứ HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. Điểm chung duy nhất giữa chúng có lẽ là chúng đều là phần mềm, chấm hết. Bởi vì, MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, còn MySQL Workbench là một công cụ dạng giao diện đồ họa (GUI), giúp các bạn có thể kết nối, quản lý và thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL ở trên. Vì vậy, hãy phân biệt rõ 2 anh chàng này nhé (Các bạn có thể đọc thêm về MySQL tại bài viết Fullstack Vỡ Lòng 02: Những sự thật thú vị về MySQL)
Đối với Microsoft SQL Server, ngoài công cụ “của nhà trồng được” là SQL Server Management Studio, thì không thể không kể đến công cụ Redgate SQL Toolbelt Essentials – công cụ "thần thánh" dành riêng cho SQL Server.
Tương tự như vậy, để quản trị hệ cơ sở dữ liệu quan hệ MySQL cũng có một công cụ cực kỳ “xịn xò”. Đó là dbForge Studio for MySQL
Tính năng chính và Ưu điểm:
1. Thiết kế database với Diagram:
2. So sánh và đồng bộ hóa dễ dàng. ĐẶC BIỆT HỮU ÍCH nếu bạn cần so sánh SỰ THAY ĐỔI của database Ở CÁC MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU khi phát hành phiên bản mới của ứng dụng. Khi làm việc mình thường xuyên sử dụng tính năng này:
3. Sinh dữ liệu "pha ke". Phiên bản dùng thử chỉ sinh được 50 bản ghi/lần. Phiên bản Enterprise thì sinh thoải mái. Do đó, nếu cần thiết thì bạn có thể trả phí hoặc "tìm cách" để lên Enterprise dùng cho sướng nhé:
4. Backup & Restore database dễ dàng:
5. Query Profiler: giúp bạn phát hiện sự cố và tối ưu hóa câu truy vấn SQL
6. Format code, gợi ý code SQL thông minh, tiện lợi:
7. Báo cáo và Phân tích bằng biểu đồ trực quan:
8. Hỗ trợ viết document nhanh chóng:
9. Import/Export data, hỗ trợ nhiều định dạng phổ biến như HTML, Excel, JSON, SQL, Google Sheet, ...:
10. Debug code SQL. Frontend cũng có, Backend cũng có, chẳng nhẽ Database lại không 😎
11. Giao diện thiết kế bảng đầy đủ, trực quan:
12. Copy database từ server này sang server khác:
13. Còn nhiều tính năng khác mà mình chưa sử dụng hết được, các bạn có thể tự tìm hiểu và trải nghiệm thêm nhé
Nhược điểm:
1. Không có phiên bản đầy đủ cho tất cả các Hệ quản trị CSDL, mà tách riêng thành nhiều bản khác nhau như dbForge Studio for MySQL, dbForge Studio for SQL Server, dbForge Studio for Oracle, dbForge Studio for PostgreSQL, ...
Thực ra đây cũng không hẳn là nhược điểm nếu bạn chỉ mong muốn cài 1 phiên bản dành riêng cho nhẹ máy.
2. Giá khá "chát". Các bạn xem hình cũng hiểu. Phiên bản dùng thử chỉ có 30 ngày và giới hạn những tính năng "thần thánh". Đối với các công ty thì mình nghĩ không thành vấn đề. Nhưng nếu bạn là người dùng cá nhân, hiện tại túi tiền chưa có, mà vẫn muốn sử dụng thì các bạn cần tìm cách khác (KHÔNG KHUYẾN KHÍCH):
3. Chỉ hỗ trợ cài đặt trên hệ điều hành Windows. Chưa có phiên bản cho macOS và Linux
Mình có tìm được bài viết này của chính chủ devart, gợi ý rằng chúng ta có thể sử dụng "CrossOver" để cài dbForge Studio for MySQL trên macOS và Linux. Các bạn có thể thử nghiệm xem sao
Kết bài:
Trong bài viết này, mình không nhắc đến việc hướng dẫn cài đặt, vì thực sự để cài đặt phần mềm này rất đơn giản, chỉ download về, nhấn Install, Next, Next là xong.
Các công cụ sẽ giúp mình làm việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước đó các bạn cũng hãy đảm bảo rằng mình thường xuyên học hỏi và rèn luyện kiến thức, kỹ năng thật vững trước nhé.
Ví dụ đơn giản như tính năng "gợi ý code" của dbForge Studio for MySQL rất bá đạo, gõ một hai chữ là nó đã suggest đúng thứ mình cần rồi. Đến nỗi có lúc phần mềm bị cached, không gợi ý ra đúng từ khóa mình đang cần thì bản thân còn thấy khó chịu nữa.
Vậy nên các bạn sinh viên/fresher/junior mới tệp tễnh học hỏi và bước vào nghề, thì mình khuyên các bạn hãy chăm chỉ code tay để thuần thục các cú pháp SQL trước, sau đó mới sử dụng những tính năng hỗ trợ của công cụ này nhé.
Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo về MySQL trong series Fullstack Vỡ Lòng!
Tài liệu tham khảo:
-
Bài viết về dbForge Studio trên trang manhnv.net - Người anh và cũng là người Thầy đầu tiên đã dạy mình khi bước chân vào nghề: https://manhnv.net/cong-cu-lap-trinh/dbforge-studio-cong-cu-than-thanh-su-dung-de-quan-ly-va-phat-trien-database-ms-sql-mysql-oracle-postgresql/
-
Trang chủ của dbForge Studio for MySQL: https://www.devart.com/dbforge/mysql/studio/
Series bài viết Fullstack Vỡ Lòng của mình:
Fullstack Vỡ Lòng 00: Lộ trình trở thành Fresher Web Fullstack
Fullstack Vỡ Lòng 01: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ - RDBMS