- vừa được xem lúc

Giấy với bút

0 0 21

Người đăng: Huy Tran

Theo The Full Snack

Giấy với bút

Dạo gần đây mình chả có viết lách gì thêm, một phần là vì trong tuần thì cày cuốc sấp mặt, nên cuối tuần dành thời gian chơi với vợ con, đêm thì lại làm, rồi tranh thủ đọc sách, ấy thế mà đọc được khá là nhiều.

Cũng chả phải tại mình chăm chỉ đèn sách hay gì, so với mấy năm gần đây thì năm nay số sách vở, paper, article mình đọc được chắc nhiều hơn cả, lý do chính là vì không có được ngồi máy tính nhiều, thời gian rảnh chả biết làm gì ngoài việc đọc, thế mới lại thấy thấm lời của ông sếp Israel, khi mà cuộc sống của anh bị interrupt quá nhiều, thì tự bán thân anh sẽ tìm ra được cách để mà focus.

Thế mà lại chẳng nhớ được bao nhiêu những thứ mình đọc, trước giờ cứ sợ sợ, có khi nào tại mình ngu quá đọc xong nó trôi đi hết? mới nhớ ra, té ra mình đọc toàn truyện, họa hoằn lắm mới có một vài cuốn non-fiction như là bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (The Communist Manifesto). Ngoài ra, cũng đọc thêm mấy cuốn mang màu sắc Cộng Sản như Người Cận Vệ, Tuổi thơ dữ dội, Thép đã tôi thế đấy, và sẽ đọc tiếp Ruồi Trâu. Sau đó chắc sẽ chuyển qua đọc sách về Chiến Tranh Việt Nam để kết thúc năm 2018.

Với quyết tâm là phải nhớ được nhiều hơn những thứ mình đã đọc (paper, sách vở, non-fiction, self-help,...), mình bắt tay vào tìm hiểu, và đã tìm ra được chân lý, đó là chả có cái vẹo gì hết, chỉ rút ra được mấy thứ:

Não người có sức chứa cực lớn, nên không sợ đọc nhiều quá thì hết bộ nhớ, và muốn nhớ được nhiều hơn những thứ mình đọc, thì không nên đọc suông, mà phải luôn đặt ra câu hỏi trên từng đoạn, từng ý, phản bác lại ý kiến của tác giả nếu thấy sai, luôn ghi chép lại trong quá trình đọc, khi ghi chép thì phải dùng lời văn và ý tứ của mình, chứ nếu chỉ copy lại nguyên văn lời tác giả thì coi như bỏ.

Cái quá trình trên còn được gọi là active reading.

Để ghi chép, thì tốt nhất là đừng có đánh máy, mà nên dùng bút, viết ra giấy hẳn hoi, cũng có nhiều nghiên cứu cho vấn đề này.

Các giải pháp đọc dùng công nghệ (đọc trên máy tính, đọc ebook, đọc trên ipad, máy đọc sách,...) đều có thể là kẻ thù của active reading, đơn giản là việc navigation trên các thiết bị này đôi lúc không được thuận tiện như máy tính, tương tự đối với việc ghi chép và phản biện lại nội dung được viết.

Khi đọc sách, nhiều người sử dụng một phương pháp gọi là marginalia, ghi chép trực tiếp vào trang sách, mình cũng bắt đầu sử dụng phương pháp này, có hiệu quả hay không thì đó là ý kiến chủ quan của mỗi người.

Khi đọc paper thì mình cũng đã bắt đầu in ra dể đọc, có khi cao hứng thì in cả một, hai chapter của một quyển sách nào đó để vừa đọc vừa take note trực tiếp.

Những ngày mới bắt đầu cái trò in sách, thì mình khá là tiết kiệm giấy, mình sợ sẽ đến một lúc nào đó, mình in quá nhiều giấy, tốn kém, và trở thành một tác nhân khiến cho việc chặt phá rừng tăng lên, hủy hoại trái đất. Xong rồi mình bước vô toa lét, tự nhiên nhìn 1 vòng thấy đầy rẫy các loại giấy, giấy lau mặt, giấy lau tay, giấy lót bệ ngồi, và tất nhiên, là cả giấy lau đ*t, bất giác mình nhận ra là trái đất hết cứu được nữa rồi, thế là từ đó mình thẳng tay mà in sách ra đọc, không còn tiết kiệm nữa

OK, tào lao đủ rồi, quay lại chuyện viết lách. Vì sao chuyện take note bằng chính lời văn ý tứ của bản thân lại quan trọng?

Đó là, khi chúng ta tự viết lại một đoạn nội dung bằng lời văn của mình, thì khi đó cả não và tay cùng phải hoạt động để xử lý cái thông tin vừa được đọc, translate nó thành kiến thức của bản thân, là một cách học cực kì hiệu quả. Vấn đề này được nhắc đến trong bài How to read a paper của Jason Eisner, và cũng được nhắc đến dưới một hình thức khác, nhưng tương tự, trong cuốn The Sketchnote Handbook của Mike Rhode.

Thế rồi mình sa ngã vào cái thú chơi Fountain Pen (bút máy), cũng nhờ sa ngã mà được Amazon tặng free một cây Lamy Safari do lỗi của bạn customer service, nhưng thôi đấy là một câu chuyện khác, không nói ra đây làm gì. Mình cũng không khuyến khích các bạn tìm hiểu về cái món chơi tốn kém này làm gì.

Thế rồi sao nữa?

Càng đọc nhiều, mình càng thấy cần phải đọc nhiều hơn nữa, và ít muốn nói (hay viết) lại thế nên từ giờ chắc sẽ lại có ít bài hơn nữa trên blog này. Mấy cái series đang viết dở chừng, chắc còn lâu mới có update, vậy nhé. Mong các bạn thông cảm.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Javascript - Math.random() có thực sự là random

Khi bạn làm việc với Javascript, và bạn cần 1 số ngẫu nhiên, thì ngay lập tức bạn sẽ nghĩ đến là Math.random(). Một trong những lý do chính cho việc sử dụng hàm Math.random() để tạo số ngẫu nhiên là tính dễ sử dụng của nó.

0 0 430

- vừa được xem lúc

Chuyện không đầu không đít (phần 4)

Chuyện không đầu không đít (phần 4). Lâu lắm rồi mới lại nghe một album mới của Bức Tường, bài cuối cùng mình nghe là Cơn mưa tháng 5, một bài hát nhiều ý nghĩa, thực sự không có ý chê bai nhưng chỉ c

0 0 33

- vừa được xem lúc

Một phím một chuột và 2 máy tính

Một phím một chuột và 2 máy tính. Khác với các công ty startup, ở các công ty lớn hơn, thì đa phần vì policy của công ty nên máy tính do công ty cấp đều cài sẵn các phần mềm theo dõi hoặc kiểm soát in

0 0 21

- vừa được xem lúc

Vùng lùng bùng

Vùng lùng bùng. Người ta nói nhiều về cái gọi là vùng an.

0 0 17

- vừa được xem lúc

Be an Amateur

Be an Amateur. OK, đóng cửa blog là một quyết định đúng đắn, giờ thì mình có thể viết và thoải mái publish mà không sợ ai thấy nữa.

0 0 20

- vừa được xem lúc

Chuyện không đầu không đít (Phần 3)

Chuyện không đầu không đít (Phần 3). Hẳn là có nhiều bạn từng nói chuyện với mình bên Slack đều biết là mấy tháng nay mình đang build một cái app tên là Pomoday.

0 0 27