Gần đây tại một trang báo có giới thiệu về ứng dụng Fire Alarm, được xem là một ứng dụng báo cháy thế hệ mới do đội ngũ GenZ phát triển dựa trên công nghệ GPS và thuật toán tính vị trí để tự động gửi cảnh báo đến những người dùng sử dụng app trong phạm vi 100 mét. Ứng dụng này được cho là hoạt động giống với hệ thống báo động đất tại Nhật Bản, bằng cách tự bật chuông lớn để người dùng chú ý đến thông tin cảnh báo. Vậy công nghệ nào họ đã sử dụng để thực hiện các chức năng này ?
Công Nghệ Tính Khoảng Cách Địa Lý:
Tính năng này sử dụng hàm tính khoảng cách dựa trên tọa độ vĩ độ và kinh độ, một ứng dụng thực tế của hình học cầu. Công thức Haversine, được ứng dụng trong hàm này, cho phép tính toán khoảng cách giữa hai điểm trên bề mặt trái đất một cách chính xác, qua đó xác định người dùng nào nằm trong vùng nguy hiểm và cần nhận cảnh báo ngay lập tức. Điều này không chỉ cải thiện độ chính xác của việc gửi cảnh báo mà còn giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong các tình huống khẩn cấp.
sqlCopy code
CREATE OR REPLACE FUNCTION public.calculate_distance(latitude1 double precision, longitude1 double precision, latitude2 double precision, longitude2 double precision) RETURNS double precision LANGUAGE plpgsql IMMUTABLE
AS $function$
DECLARE distance FLOAT;
BEGIN distance := 111.045 * DEGREES(ACOS(LEAST(GREATEST( SIN(RADIANS(latitude1)) * SIN(RADIANS(latitude2)) + COS(RADIANS(latitude1)) * COS(RADIANS(latitude2)) * COS(RADIANS(longitude1 - longitude2)), -1), 1))) * 1000; RETURN distance;
END;
$function$
Tích Hợp với Google Maps:
Sử dụng API của Google Maps để xem vị trí đám cháy "Fire Alarm" mang lại khả năng hiển thị trực quan và dễ dàng cho người dùng xác định vị trí của mình so với nguồn cháy. Công nghệ này không chỉ giúp người dùng định vị chính xác mà còn cung cấp thông tin về địa hình, giúp lên kế hoạch di tản một cách hiệu quả hơn.
Thông Báo Đa Kênh qua Firebase và VoIP:
Sử dụng Firebase Cloud Messaging (FCM) để gửi noti đến từng user sau đó sử dụng Voice over Internet Protocol (VoIP) để nhận call kit. FCM hỗ trợ gửi thông báo đẩy đến thiết bị di động, trong khi VoIP cho phép gửi thông báo qua cuộc gọi internet.
Xác Thực Người Dùng Qua Zalo OTP:
Tính năng xác thực này sử dụng tài khoản Zalo OA để gửi mã OTP (One-Time Password). Chi phí rẻ hơn dùng SMS.
Phát Triển và Ứng Dụng Công Nghệ:
Phát triển "Fire Alarm" đòi hỏi sự kết hợp của nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, từ lập trình ứng dụng di động, tích hợp API bên thứ ba, đến xử lý dữ liệu và bảo mật thông tin. Mỗi tính năng của ứng dụng là kết quả của việc áp dụng công nghệ để giải quyết một vấn đề cụ thể: cảnh báo sớm và phản ứng nhanh trong các tình huống cháy nổ.
Nhược điểm của ứng dụng này
Vì việc thông báo cháy được gửi qua internet nên buộc người dùng phải có kết nối internet khi sử dụng app. Hệ thống báo động đất ở Nhật Bản có thể hoạt động ngay cả khi không có internet. Nếu có thể cải tiến vấn đề này thì tôi nghĩ ứng dụng này sẽ được người dùng sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên "Fire Alarm" cũng là minh họa về việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề xã hội với ý tưởng đột phá đến từ các bạn trẻ GenZ giám nghĩ giám làm, điều này cũng cho thấy tiềm năng của công nghệ trong việc bảo vệ cuộc sống và tài sản của mọi người. Cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể mong đợi những giải pháp sáng tạo hơn nữa trong tương lai để tạo ra một môi trường sống an toàn hơn cho mọi người. Đây cũng là cảm hứng để chúng ta giám biến ý tưởng thành hiện thực, nếu bạn tò mò về cách hoạt động của Fire Alarm, mọi người có thể tải ứng dụng này về từ các kho ứng dụng như app store hoặc CH play