- vừa được xem lúc

Hành trình từ một Developer trở thành một Business Analyst

0 0 27

Người đăng: Tô Thành Đạt

Theo Viblo Asia

Mình đang viết bài này vào 10h sáng mùng 7 tết. Chúc cho những ai đang đọc bài viết này sẽ có được thành tựu nhất định trong năm 2023 nhé! Happy New Year 🎉🎉

Bài viết này giúp bạn

  • Nhận ra bản thân có phù hợp với nghề BA không?
  • Có thêm góc nhìn của một người từ Dev mới chuyển sang BA. Ưu và nhược điểm?
  • Những kỹ năng cần thiết của một BA. 3 trên 8 kĩ năng là "must have".
  • Nếu muốn kết duyên với nghề BA, bạn nên bắt đầu từ đâu?

Đôi lời tâm sự ☕️

Xin chào các bạn, mình là Đạt, đang làm BA cho một công ty ví điện tử tại Việt Nam, một BA chỉ có hơn 1 năm kinh nghiệm. Tại đây có thể có người sẽ nghĩ rằng: "Thằng này mới 1 năm kinh nghiệm mà đòi chia sẻ sẻ chia gì 😀". Chắc là... mình để các bạn comment ý kiến cá nhân lại nhé!

Thú thật 1 2 năm trở lại đây mình thấy nghề BA cực hot, hot đến mức ai cũng có thể nghĩ BA là một nghề mà dù bạn là ai cũng có thể rẽ sang được. Mình không nói là sai, nếu cố gắng các bạn sẽ thành công. Nhưng mình vẫn sẽ chỉ ra thẳng những điều mà nếu các bạn không muốn thay đổi sẽ chẳng bao giờ làm nghề BA được.

  • Chỉ chờ người khác giao việc và làm tròn task của mình.
  • Không muốn giao tiếp với nhiều người, chỉ thích những task nào có phạm vi connect nhỏ
  • Thích kiểu sống cô lập, rụt rè, tự ti.

Nếu như bạn đang mắc phải những lỗi trên, cần phải thay đổi nếu muốn kết duyên với nghề BA nhé! 😊

Background nào phù hợp nhất để phát triển nghề BA?

Câu hỏi này khó trả lời quá 😃 Nhiều người nói background IT là phù hợp nhất rồi nhưng để mình kể câu chuyện của mình nhé!

Trước đây mình là một Developer, cuộc sống đúng như kiểu có task giao xuống thì làm, làm xong thì thôi. Chẳng nghĩ làm xong feature (tính năng) đấy thì có ai sử dụng không? Hay thực sự feature mình làm đã hiệu quả chưa, đúng yêu cầu chưa?

Sau khi mình rẽ sang BA thì những tư tưởng đấy bắt đầu để lại hậu quả nặng nề. Khi mà mình không tập trung vào việc tìm hiểu nghiệp vụ và phân tích, thì mình đã nhảy số đưa ra giải pháp bằng cách là đề xuất làm app này, feature này này mà có khi feature bị thừa, vô nghĩa, chả đem lại giá trị gì cho doanh nghiệp hay khách hàng, rất là tốn resource của công ty 😷

Thứ 2 nữa, là khả năng giao tiếp của mình cũng bị hạn chế. Vì trong chương trình của ngành IT cũng như tư tưởng của mình lúc còn đi học thì kĩ năng giao tiếp không thể hiện được sự quan trọng. Dẫn đến mình thấy việc tổ chức cuộc họp, đứng ra hosting kém hiệu quả.

Nhưng bù lại, mình làm việc với team dự án khá trơn tru vì mình hiểu được công việc họ cần phải làm. Giúp mình chuẩn bị tasks trước cuộc họp tốt hơn cũng như bám sát vào tiến độ dự án tốt hơn, vì mình biết đang bị stuck ở đâu. Từ đó mình có thể trao đổi với team đề xuất cách giải quyết.

👉️ Cho nên bản thân mình thấy, ngành nghề nào cũng có ưu nhược điểm để bắt đầu làm BA. Chỉ cần bản thân nhận thấy mình phù hợp và muốn phát triển với nghề BA là có thể bắt đầu được rồi 😎

Những kỹ năng cần thiết của một BA

Trên con đường phát triển của nghề BA, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng này nhé. Mình thì vẫn hay nghe podcast và đọc sách để trau dồi thêm bộ kĩ năng này.

  • Kĩ năng lắng nghe (*)
  • Kĩ năng giao tiếp (*)
  • Kĩ năng phân tích (*)
  • Kĩ năng quản lý thời gian
  • Kĩ năng ra quyết định
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề

Ngoài ra bạn cần phải chuẩn bị thêm kiến thức business và domain của doanh nghiệp, kiến thức về phần mềm, ứng dụng nữa nhé.

Nên bắt đầu từ đâu?

Bản thân mình đã từng trải nghiệm một khóa học BA 2 tháng thì mình thấy cũng tương đối có hiệu quả. Lúc đó, ngoài giúp mình hiểu hơn về nghề và công việc của BA, nó còn giúp mình tự tin hơn để phỏng vấn nữa. TUY VẬY, giờ nhìn lại thì mình thấy những thông tin, kiến thức trên mạng (blog, youtube, các cộng đồng BA trên facebook,...) cũng đã quá đủ cho các bạn tự học và hiểu về nghề BA rồi. Bỏ qua nỗi sợ, tìm được một môi trường để học hỏi, khi đó chúng ta đã là những đồng nghiệp của nhau rồi ^^ Chúc các bạn thành công nhé!

Nếu bài viết này giúp được gì đó cho các bạn hãy ủng hộ mình một vote và follow để nhận thông báo mới nhất về các bài viết mình sẽ lên trong tương lai nhé 🥰 Cảm ơn các bạn.

Ref

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 117

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 69

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 45

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 53