- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 4: Lột trần InheritedWidget

0 0 67

Người đăng: Nguyễn Thành Minh

Theo Viblo Asia

Lời mở đầu

Trong đoạn kết của phần 2, chúng ta đã đối mặt với 1 bài toán: Làm thế nào để truyền data từ một widget cha nào đó xuống thẳng widget chắt mà không phải sử dụng constructor để truyền xuống từ từ từng widget một. Và trong phần 3 thì cách giải bài toán này đã được hé lộ. Đó là sử dụng BuildContext kết hợp với InheritedWidget. BuildContext đã được giải thích trong phần 3. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu InheritedWidget

1. Dựng lại hiện trường

Như thế nào là truyền data xuống từng widget một?. Đơn giản là từ một widget ông muốn truyền data xuống widget cháu. Ta phải truyền sang tay từng người một, từ ông → ba → con → cháu.

Trong mục 4. StatelessWidget của phần 2 mình đã giới thiệu kỹ thuật truyền data từ widget cha xuống widget con thông qua constructor như thế nào. Bây giờ ta sẽ sử dụng lại code trong mục 4. StatelessWidget của phần 2

Mình trích code cũ ra link DartPad để các bạn có thể vào run app và trải nghiệm app mà chúng ta sẽ chạy xuyên suốt bài viết này. Link DartPad: https://dartpad.dev/6a9c0a13992f47226ea04920d2945d19

Còn dưới đây là code sau khi đã giả vờ tạo độ sâu cho widget tree bằng cách extract widget Center ra 1 class đặt tên là MyCenterWidget. Vì sao phải giả vờ tạo độ sâu cho widget tree :v. Bởi vì mình muốn mô phỏng lại hiện trường vụ án rằng chúng ta phải vất vả thế nào mới có thể truyền data từ MyHomePage xuống MyText. Widget MyHomePage muốn truyền data là counter xuống widget MyText để update UI nhưng lại phải truyền qua widget MyCenterWidget trước rồi mới đến được tay widget MyText.

import 'package:flutter/material.dart'; void main() { runApp(MyApp());
} class MyApp extends StatelessWidget {  Widget build(BuildContext context) { return MaterialApp( home: MyHomePage(), ); }
} class MyHomePage extends StatefulWidget {  MyHomePageState createState() => MyHomePageState();
} class MyHomePageState extends State<MyHomePage> { int counter = 0; // đây là data sẽ được truyền xuống widget con  Widget build(BuildContext context) { return Scaffold( // truyền data `counter` từ widget MyHomePage xuống MyCenterWidget body: MyCenterWidget(counter: counter), floatingActionButton: FloatingActionButton( onPressed: () { setState(() { counter++; }); }, child: Icon(Icons.add), ), ); }
} class MyCenterWidget extends StatelessWidget { const MyCenterWidget({Key key,  this.counter,}) : super(key: key); // data này vô nghĩa vì đúng bản chất thì MyCenterWidget ko cần nó final int counter;  Widget build(BuildContext context) { return Center( // tiếp tục truyền data từ widget MyCenterWidget xuống MyText child: MyText(counter: counter), ); }
} class MyText extends StatelessWidget { const MyText({Key key,  this.counter}) : super(key: key); // chỉ có MyText mới thật sự cần data này final int counter;  Widget build(BuildContext context) { return Text('Tui là widget Text. Data của tui hiện tại là: $counter'); }
}

Đọc comment mình chú thích trong code cũng có thể hiểu. Phương pháp truyền qua từng widget một thế này có 3 nhược điểm rõ là:

  1. Chúng ta phải truyền dữ liệu qua các constructor của tất cả các widget trong cây widget đó. May mắn là trong ví dụ này cây Widget của mình chưa sâu chứ nếu nó đủ sâu thế này: MyHomePage truyền xuống MyCenterWidget → WidgetA → WidgetB → WidgetC → WidgetD → MyText thì chúng ta code to tay luôn.
  2. Dù cho chúng ta có chấp nhận hy sinh to tay một chút, ráng tạo hết chừng đó constructor, truyền widget qua từng constructor một thì có một điều ko thể chấp nhận được là widget MyCenterWidget có data là counter mà chẳng để làm gì cả, chỉ để truyền xuống, điều này thật vô nghĩa.
  3. Và cuối cùng, quan trọng nhất là khi MyHomePage gọi hàm setState, nó sẽ rebuild lại sub widget tree, tức là cả MyCenterWidgetMyText đều được rebuild. Đây là 1 sự lãng phí vì ta chỉ cần widget MyText được rebuild để update lại Text mà thôi.

Vậy làm thế nào để khắc phục được 3 nhược điểm trên. Có một loại Widget có thể giúp ta làm điều đó là InheritedWidget

2. InheritedWidget

InheritedWidget là một nơi lưu trữ data và cung cấp data cho widget con trong widget tree. Tất cả widget con của InheritedWidget đều có thể truy cập vào InheritedWidget để lấy data. Tức là từ vị trí InheritedWidget, bạn không cần thiết phải truyền data xuống từng 1 widget con một nữa mà Widget con ở bất kỳ vị trí nào trên widget tree muốn lấy data từ InheritedWidget, sẽ giơ cao cánh tay chộp lấy data mà nó muốn từ InheritedWidget luôn. Nghe quen ko, nếu bạn nào đã đọc phần 3 thì bài toán này giống hệt bài toán về Theme trong phần 3 - thằng widget con đã nhận được data Theme từ widget ông nội mà không cần qua trung gian là widget cha.

Well, tất nhiên nếu bạn chưa đọc phần 3 cũng không sao cả ?. Giờ ta sẽ code và giải thích lại từ đầu chỉ với 2 bước đơn giản:

Bước 1: Tạo một InheritedWidget bằng cách kế thừa class InheritedWidget, nó sẽ bắt ta override lại hàm updateShouldNotify trả về kiểu bool (tí nữa mình sẽ giải thích hàm này sau). Tất nhiên trong này sẽ cần define ra data để mấy thằng widget con muốn lấy thì với tay trực tiếp vào widget này mà lấy ?. Đồng thời tạo 1 hàm static là of cho truyền context của widget con vào. Dựa vào context (tức vị trí của widget con), hàm of sẽ đi tìm thấy thằng widget cha có type là MyInheritedWidget. Như vậy widget con muốn truy cập vào InheritedWidget để lấy data thì gọi hàm MyInheritedWidget.of(context). Thấy giống hàm Theme.of(context) trong phần 3 chưa. Vì bản chất ThemeInheritedWidget?

Đây là cách tạo InheritedWidget, giải thích code ở dưới ?

class MyInheritedWidget extends InheritedWidget { // 1 MyInheritedWidget({Widget child, this.myData}) : super(child: child); // 2 final int myData; // 3  bool updateShouldNotify(MyInheritedWidget oldWidget) { return false; } // 4 static MyInheritedWidget of(BuildContext context){ // 5 return context.dependOnInheritedWidgetOfExactType<MyInheritedWidget>(); }
}

Giải thích code:

  1. Là constructor của MyInheritedWidget, constructor này nhận ít nhất 2 param: thứ nhất là child chính là những widget con của nó - những widget mà sau này sẽ giơ cao cánh tay lên chộp lấy data từ nó đó ?. Thứ 2 là myData chính là data mà nó sẽ chia sẻ đến cho các widget con của nó đó.
  2. InheritedWidget cũng là Widget nên cũng tuân thủ nguyên tắc giống StatefulWidget và StatelessWidget, tức là mọi data trong class Widget đều phải immutable nên mình phải khai báo final. Ở đây bạn muốn khai báo bao nhiêu data cũng được, trong ví dụ này, mình chỉ sử dụng 1 data đặt tên là myData.
  3. Mình sẽ giải thích hàm updateShouldNotify này sau. Tạm thời return false đã nha ?
  4. Hàm of là một hàm static, hàm này truyền vào một BuildContext, sẽ giúp các widget truy cập trực tiếp vào MyInheritedWidget để lấy data bằng cách gọi MyInheritedWidget.of(context). Thấy ý tưởng giống hàm Theme.of(context) chưa nào ?.
  5. Hàm dependOnInheritedWidgetOfExactType truyền vào Widget type. Nó sẽ giúp ta get được Widget cha gần vị trí context nhất theo cái Type mình truyền vào. Trong code này, mình truyền vào type là MyInheritedWidget nên nó sẽ tìm widget cha có type là MyInheritedWidget mà gần vị trí context nhất

Bước 2: Đặt widget MyInheritedWidget ở vị trí cha của widget MyTextMyCenterWidget. Khi đó ta được quyền xóa luôn constructor và data của kẻ trung gian MyCenterWidget và thậm chí cả constructor của MyText cũng không cần thiết nữa ?

class MyHomePageState extends State<MyHomePage> { int counter = 0;  Widget build(BuildContext context) { return Scaffold( // khởi tạo MyInheritedWidget tại vị trí cha của cả MyCenterWidget và MyText body: MyInheritedWidget( child: MyCenterWidget(), // child là sub tree từ MyCenterWidget xuống myData: counter, // data cần chia sẻ cho mấy widget child chính là counter ), floatingActionButton: FloatingActionButton( onPressed: () { setState(() { counter++; }); }, child: Icon(Icons.add), ), ); }
} // thoải mái xóa hết constructor và data trong MyCenterWidget
class MyCenterWidget extends StatelessWidget {  Widget build(BuildContext context) { return Center( child: MyText(), ); }
} // thậm chí xóa luôn constructor và data khai báo trong MyText
class MyText extends StatelessWidget {  Widget build(BuildContext context) { // Nhờ hàm MyInheritedWidget.of ta sẽ get được data // Bởi vì hàm of là hàm static nên ta có thể gọi ở bất cứ widget con nào ta muốn final counter = MyInheritedWidget.of(context).myData; // get được data thì update UI thôi :D return Text('Tui là widget Text. Data của tui hiện tại là: $counter'); }
}

Tèn tén ten, chúng ta đã truyền thẳng data từ widget ông nội xuống con thành công. Dựa trên ý tưởng của BuildContext, hàm ofInheritedWidget. Thằng con MyText và các thằng con khác nếu có chỉ cần gọi MyInheritedWidget.of(context).myData là lấy được data thôi ?

Full source code: https://dartpad.dev/56043f1dca4ee088783ab9c744b31c3f

Tóm lại thằng InheritedWidget nó giống như một nơi lưu trữ data và cung cấp data cho cả widget tree (Data Holder & Data Provider), thằng widget nào muốn lấy thì có thể truy cập trực tiếp vào nó mà lấy data. Vì vậy InheritedWidget nên được đặt ở 1 trong 2 vị trí sau:

  1. App-scoped: Vị trí root của App, cho tất cả widget trong toàn App đều truy cập được, giống như cách Theme đang làm, hoặc nếu bạn biết widget MediaQuery thì nó cũng là App-scoped InheritedWidget.
  2. Page-scoped: Vị trí root của Page, Page ở đây đại diện cho 1 màn hình ấy, 1 App có thể có nhiều màn hình (nhiều Page). Như trong đoạn code ví dụ ở trên thì widget MyInheritedWidget của mình là một Page-scoped InheritedWidget.

Việc lựa chọn 1 trong 2 scope trên sẽ tùy thuộc vào bài toán của bạn. Ví dụ data của bạn là những App config thì bạn nên đặt nó trong App-scoped InheritedWidget, còn nếu bạn chỉ muốn share những data đó cho các widget trong cùng màn hình thì chọn Page-scoped InheritedWidget.

Đoạn code trên, mình nợ các bạn một lời giải thích về hàm updateShouldNotify đúng ko nào. Nhưng trước khi mình giải thích hàm này, cho mình xin thú tội với các bạn.

3. Lời thú tội ngọt ngào

Đoạn code trên về InheritedWidget chỉ giải quyết được 2 nhược điểm 1 và 2 trong tổng 3 nhược điểm mà mình đã đưa ra từ đầu bài. Điều đó có nghĩa là khi bạn click button dấu +, MyHomePage sẽ gọi hàm setState và nó sẽ rebuild lại cả cây sub widgets, trong đó có cả MyTextMyCenterWidget. Oh no, điều chúng ta cần là làm thế nào để widget MyCenterWidget ko được rebuild, vì nó ko cần phải rebuild, chỉ MyText mới cần rebuild. Thay cho lời xin lỗi, mình sẽ chỉ ra cách fix bằng cách: Không để cho StatefulWidget được phép rebuild cả sub widget tree nữa. Có 3 cách để làm được điều đó:

  1. Sử dụng const widgets
  2. Cache Widget trong State field (tức là tạo 1 data có type là Widget trong class State của StatefulWidget)
  3. Widget được truyền vào StatefulWidget cha như một argument và ta có thể tái sử dụng

Well, cách 3 là cách phổ biến nhất để fix bài toán này nên mình sẽ chọn cách 3 để fix trong bài này. Cụ thể chi tiết của cả 3 cách này mình sẽ dành riêng ra 1 bài để nói về performance của App chứ nói luôn ở đây thì tập này sẽ dài như tập phim cô dâu 8 tuổi.

Okay, cách 3 là cách phổ biến và đọc xong cũng thấy khá khó hiểu đúng ko. Cách 3 nó có 2 vế nên mình sẽ chia ra 2 bước, mỗi bước thực hiện 1 vế cụ thể là: bước 1: Widget được truyền vào StatefulWidget cha như một argument và bước 2: tái sử dụng .

Bước 1: Widget được truyền vào StatefulWidget cha như một argument

Trong MyHomePage tạo ra 1 data đặt tên là myChild, có kiểu Widget dùng để cache cái sub widgets tree của MyHomePage

class MyHomePage extends StatefulWidget { MyHomePage({this.myChild}); // thêm dòng này final Widget myChild; // thêm dòng này  MyHomePageState createState() => MyHomePageState();
}

Khi đó ta cần sửa lại code cũ là MyHomePage() thành MyHomePage(myChild: MyCenterWidget()). Như vậy MyCenterWidget là sub tree của MyHomePage

class MyApp extends StatelessWidget {  Widget build(BuildContext context) { return MaterialApp( // trong constructor của MyHomePage truyền thêm param myChild home: MyHomePage(myChild: MyCenterWidget()), ); }
}

Mình đã làm xong bước: Widget được truyền vào StatefulWidget cha như một argument. Bây giờ đến bước 2: tái sử dụng

Bước 2: Tái sử dụng

Cụ thể trong MyInheritedWidget lúc này nó đang thuộc class MyHomePageState. Mình sẽ lấy lại nguyên cái subtree của MyHomePage bằng widget.myChild và gắn nó vào child của MyInheritedWidget

class MyHomePageState extends State<MyHomePage> { int counter = 0;  Widget build(BuildContext context) { return Scaffold( body: MyInheritedWidget( myData: counter, child: widget.myChild, // sửa lại dòng code này, sử dụng `widget.child` thay vì tạo mới `MyCenterWidget()` // `widget` chính reference của MyHomePage widget ấy. (*) // vì vậy widget.myChild tương đương với subtree của MyHomePage, chính là từ MyCenterWidget đến hết cây ), floatingActionButton: FloatingActionButton( onPressed: () { setState(() { counter++; }); }, child: Icon(Icons.add), ), ); }
}

(*): Trong class State có một biến là widget, nhờ biến này ta có thể get data từ class Widget. Mình đã nói trong phần 2 mục 3. StatefulWidget

Okay, bây giờ thử đặt vài cái log vào các hàm build của MyCenterWidgetMyText để kiểm chứng xem MyCenterWidgetMyText có còn bị rebuild khi MyHomePage gọi hàm setState nữa ko.

Full source code có đặt 3 dòng log: https://dartpad.dev/6d2a5c56f3480227214a69b762feb06d

Giờ thử run lên lại rồi quan sát log nhé ?. Sau khi run lên thì ta có log:

I/flutter ( 7573): 1. hàm build được gọi do hàm setState được gọi
I/flutter ( 7573): 2. log build MyCenterWidget
I/flutter ( 7573): 3. log build MyText với counter = 0

Chuẩn rồi, vì đây là lần build đầu tiên. Code nó sẽ khởi tạo mới từ MyApp đến xuống hết MyText. Thử click vào button dấu + 1 lần rồi 2 lần xem:

I/flutter ( 7573): 1. hàm build được gọi do hàm setState được gọi
I/flutter ( 7573): 1. hàm build được gọi do hàm setState được gọi

Ta có thể thấy mấy cái log trong hàm build của MyCenterWidgetMyText không được print nữa. Tức là MyCenterWidgetMyText đã không được rebuild nữa. Chúng ta đã cache thành công ?. Nhưng vẫn khó hiểu đúng ko ?. Này nhé:

Khi ta click vào button dấu +, MyHomePage sẽ gọi hàm setState. Vì thế hàm build của MyHomePageState được chạy lại. Khi hàm build chạy lại thì một object Scaffold mới sẽ được sinh ra, một MyInheritedWidget mới cũng được sinh ra nhưng biến counterwidget.myChild được tái sử dụng lại không phải sinh mới. Lúc này giá trị của widget.myChild đang là MyCenterWidget ấy nên có thể nói MyCenterWidget và subtree của nó bao gồm cả MyText được tái sử dụng. Còn trong code cũ, code lỗi trong mục 2 ấy, mình sử dụng MyInheritedWidget(child: MyCenterWidget()) thì rõ ràng khi MyInheritedWidget được rebuild thì MyCenterWidget cũng được sinh mới bằng constructor và kéo theo MyText cũng được sinh mới bằng constructor.

Khoan, chúng ta chơi cache lại thế này thì khi ta click vào button dấu +, log trong hàm build của MyCenterWidgetMyText không được print ra. Vì vậy chúng ta có click nát cái máy thì MyText cũng không update UI. Bạn thử click trong trang DartPad xem là thấy ?. Sinh ra bug khủng rồi =)). Á cái thằng này, mài bảo ta rằng sẽ chuộc lỗi bằng cách chỉ ta cách fix, ai dè fix bug nhỏ sinh ra bug khủng lun hả. Lôi đầu nó ra chém!

Khoooang, Tại hạ xin khai sự thật ạ: "Bệ hạ nghĩ kĩ xem, Flutter đâu có ngu như vậy, nó cung cấp hàm updateShouldNotify để chúng ta sử dụng MyInheritedWidget điều khiển child của nó". Đây chính là hàm mà thần nợ bệ hạ 1 lời giải thích từ đầu, là hàm mà khi chúng ta kế thừa InheritedWidget nó sẽ bắt override ấy. Trong đống child của MyInheritedWidget, chúng ta muốn thằng nào update, thằng đó sẽ update, chúng ta muốn thằng nào ko được update, nó sẽ ko được update: "Phụ sử tử build, tử bất build bắt bug". Thế có toẹt vời không bệ hạ =))

4. Giải thích hàm updateShouldNotify

Khi hàm updateShouldNotify return true thì một khi InheritedWidget rebuild, nó cũng bắt các widget con đang phụ thuộc vào nó, hay nói cách khác là widget con đang sử dụng data của nó phải rebuild. Widget con phụ thuộc tức là widget con đang sử dụng data của nó bằng hàm MyInheritedWidget.of ấy. Ngược lại, nếu hàm updateShouldNotify return false thì nó sẽ không rebuild mấy thằng con. Như vậy ta có cái quyền quyết định khi InheritedWidget thì có rebuild các widget đang phụ thuộc vào nó không.

Hàm updateShouldNotify được gọi sau khi InheritedWidget rebuild và truyền vào 1 argument là InheritedWidget trước khi rebuild. Ta có thể dựa vào data của InheritedWidget trước khi rebuild và sau khi rebuild, nếu có sự thay đổi sẽ quyết định rebuild các widget con phụ thuộc nó. Còn nếu data không đổi thì tất nhiên UI cũng không đổi rồi, bắt thằng con rebuild làm gì, hao tổn công sức.

Như vậy chúng ta chỉ cần sửa lại code trong hàm updateShouldNotify vốn đang return false thành thế này đây ?

 bool updateShouldNotify(MyInheritedWidget oldWidget) { return myData != oldWidget.myData; // nếu data thay đổi thì return true để rebuild các widget con phụ thuộc }

Giải thích lại logic của app nhé, đầu tiên khi run app lên, MyInheritedWidget được build lần đầu tiên, lúc này data của nó là biến counter đang có giá trị là 0. Sau khi mình click vào button dấu + thì gọi hàm setState với biến counter = 1, tất nhiên StatefulWidget sẽ rebuild lại cả cây sub widgets của nó bao gồm cả MyInheritedWidget nhưng ngoại trừ MyCenterWidgetMyText không được rebuild vì mình đã cache lại trong code ở trên rồi đấy. Sau khi MyInheritedWidget rebuild, nó lập tức gọi hàm updateShouldNotify để kiểm tra xem có cần thiết rebuild mấy widget con phụ thuộc vào nó không. Ở đây chỉ có 1 thằng widget đang phụ thuộc vào nó là MyText. Lúc ban đầu, trước khi rebuild data của MyInheritedWidget đang là counter = 0, còn giờ data của nó sau khi rebuild là counter = 1. Theo code của mình, vì 0 != 1 nên nó sẽ rebuild lại thằng con phụ thuộc vào data của nó là widget MyText. That's all ?

Well, cuối cùng ta cũng có full source code chuẩn nhất bài: https://dartpad.dev/24f051bdc00ba718860f00e67f794356

Kiểm chứng bằng cách xem log. Khi run app:

I/flutter ( 7761): 1. hàm build được gọi do hàm setState được gọi
I/flutter ( 7761): 2. log build MyCenterWidget
I/flutter ( 7761): 3. log build MyCenterWidget với counter = 0

Khi click vào button dấu +

I/flutter ( 7761): 1. hàm build được gọi do hàm setState được gọi
I/flutter ( 7761): 3. log build MyText với counter = 1

MyCenterWidget - kẻ trung gian không được rebuild nữa rồi. Còn MyText của chúng ta đã được rebuild. Chuẩn của ló ?. Như vậy mình đã khắc phục được luôn nhược điểm thứ 3 bằng cách chỉ rebuild những widget cần được rebuild.

Bây giờ, mình có một thử thách nho nhỏ cho các bạn. Nếu ở hàm updateShouldNotify mình ko code return myData != oldWidget.myData; mà code là return myData % 2 == 1; (check myData có phải là số lẻ không), thì kết quả sẽ như thế nào nhỉ ?. Nếu như bạn tò mò thì thử vọc vạch xem sao nhé. Mình sẽ trả lời ở phần comment ?

Kết luận

Tại sao cần phải biết InheritedWidget và cách nó hoạt động. Vì đây là nền tảng, là gốc gác, là một phương pháp quản lý state low-level. Nhờ đó mà chúng ta có thể học lên các phương pháp quản lý state level cao hơn như provider, bloc

Click follow để nhận thông báo khi có bài viết mới nhé 500 anh em cây khế ?

Đọc tiếp phần 5: Cô nàng Flutter hoạt động như thế nào?

Tham khảo: Flutter in Action của tác giả Eric Windmill

https://medium.com/@mehmetf_71205/inheriting-widgets-b7ac56dbbeb1

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 737

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433