Sau khi đã hiểu postgresSQL là gì và cài đặt nó, thì ở bài viết này mình sẽ giới thiệu đến anh em các kiểu dữ liệu(Data types) trong postgresSQL nhé.
Numberic Types (Kiểu số)
Kiểu dữ liệu kiểu số trong postgresSQL có những kiểu sau, anh em xem bảng dưới này nhé:
Loại | Kích cỡ | Khoảng |
---|---|---|
smallint | 2 bytes | -32768 đến +32768 |
integer | 4 bytes | -2147483648 đến +2147483648 |
bigint | 8 bytes | -9223372036854775808 đến +9223372036854775808 |
decimal | variable | đây là loại dữ liệu động nên có thể có đến 131072 chữ số trước dấu thập phân và 16383 chữ số sau dấu thập phân |
numeric | variable | đây là loại dữ liệu động nên có thể có đến 131072 chữ số trước dấu thập phân và 16383 chữ số sau dấu thập phân |
real | 4 bytes | kiểu dữ liệu số thực, có độ chính xác lên đến 6 chữ số thập phân |
double precission | 8 bytes | kiểu dữ liệu số thực, có độ chính xác lên đến 15 chữ số thập phân |
smallserial | 2 bytes | 1 đến 32767 |
serial | 4 bytes | 1 đến 2147483647 |
bigserial | 8 bytes | 1 đến 9223372036854775807 |
Umm, ở đây có gì lưu ý không nhỉ, anh em không xa lạ gì với những kiểu dữ liệu trên đúng không nào. Ở đây mình sẽ có lưu ý một chút giữa 1 số loại trên.
Kiểu numeric, với thằng này khi sử dụng anh em sẽ có 3 cách sử dụng như sau:
NUMERIC(percision, scale)
NUMERIC(percision)
NUMERIC
Ở cách khai báo trên chúng ta sẽ có 2 tham số là percision(độ chính xác tối đa) và scale(tỉ lệ tối đa), hiểu đơn giản như này. Ví dụ chúng ta có số 374.2341 vậy theo con số này thì percision=7 và scale=4 và trong số nguyên thì dĩ nhiên scale sẽ bằng 0.
Tiếp theo là sự khác biệt giữa 2 thằng numeric và double precission:
Ở ví dụ này mình sẽ sử dụng câu lệnh sau nhé:
SELECT x, round(x::numeric) AS num_round, round(x::double precision) AS dbl_round FROM generate_series(-3.5, 3.5, 1) as x;
Mình giải thích một chút câu query trên cho bạn nào chưa rõ nhé: chúng ta sẽ sử dụng hàm generate_series hàm này sẽ truyền vào 3 tham số lần lượt là: số bắt đầu, số kết thúc, và đơn vị. Câu lệnh trên nó sẽ gen ra các số từ -3.5 đến 3.5 với mỗi số cách nhau 1 đơn vị, hàm round mình sẽ dùng để làm tròn, trước khi làm tròn thì mình sẽ dùng cú pháp :: như trên để ép kiểu về 2 dạng trên, từ đó chúng ta có thể so sánh sự khác nhau giữa 2 kiểu dữ liệu trên.
Như kết quả ở trên anh em thấy, 2 loại dữ liệu numeric và double percission có sự khác biệt khi làm tròn đúng không nào. Theo như kết quả trên thì thằng numeric sẽ làm tròn theo nguyên tắc nếu số thập phân tại vị trí cần làm tròn >=0.5 thì sẽ được làm tròn lên và <0.5 thì sẽ được làm tròn xuống, còn đối với thằng double percission thì nó sẽ theo nguyên tắc làm tròn đến số chẵn gần nhất. Ví dụ 3.5 thì thằng double percission sẽ làm tròn lên 4 bởi vì 4 sẽ gần 3.5 hơn là 2 và với 2.5 thì nó sẽ làm tròn xuống 2 vì 2 sẽ gần 2.5 hơn là 4. Với ví dụ trên thì anh em nên lưu ý khi sử dụng các kiểu dữ liệu trên nhé, để tránh sai sót về mặt dữ liệu.
Hôm nay tới đây thôi, nay mình hơi lười, ngày mai sẽ viết tiếp anh em nhé....😁😁 Nhớ ủng hộ mình bằng 1 vote để mình có thêm động lực 😚😚