- vừa được xem lúc

Kinh nghiệm chuyển ngành sang Data Analyst từ non-IT background

0 0 20

Người đăng: TrangLinh

Theo Viblo Asia

Chuyển ngành sang Data Analyst có thực sự khó như bạn nghĩ? Cần những yếu tố nào để có thể xin việc thành công job Data đầu tiên? Mời bạn lắng nghe những chia sẻ của Bùi Thu Uyên - Data Analyst tại Baemin về quá trình và kinh nghiệm học để chinh phục nghề phân tích dữ liệu từ con số 0 chỉ sau 10 tháng.

Cơ hội bất ngờ bén duyên với nghề phân tích dữ liệu

Xin chào các bạn, mình là Bùi thu Uyên, sinh năm 2000, tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Ngoại Thương.

Khi còn đi học, mình có cơ hội thực tập tại Ladipage Builder. Công việc của bạn làm trợ lý cho một chị COO tại Ladipage Builder. Trong quá trình thực tập tại đây, mình thấy rằng “Để các cấp lãnh của một công ty có thể đưa ra quyết định chính xác thì cần rất nhiều đến dữ liệu, phân tích nó để tìm ra được insight cho doanh nghiệp". Mình cảm thấy công việc này rất thú vị và muốn tìm hiểu sâu hơn về nó. Khi biết rằng bản thân muốn theo đuổi nghề phân tích dữ liệu, mình quyết định nghỉ việc tại công ty cũ và được nhận offer vị trí Data Analyst tại Baemin sau 10 tháng.

Uyên đã theo đuổi nghề Data Analyst như thế nào?

Thời gian đầu tìm hiểu về Data Analysis, mình thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Khi tìm kiếm “làm thế nào để trở thành Data Analyst" thì google cho ra rất nhiều thông tin mà thời điểm ấy mình không hiểu là gì. Ví dụ như các ngôn ngữ lập trình mà người làm phân tích dữ liệu hay sử dụng như: SQL, Python, R,.. Mình thấy khủng hoảng vì không bao giờ nghĩ là bản thân sẽ theo đuổi ngành nghề gì liên quan đến technical quá. Cộng thêm ở thời điểm mình tìm hiểu thì ngành này quá mới và xung quanh mình chưa có ai theo đuổi ngành này cả.

Nhưng sau khi tìm hiểu 1 thời gian, thậm chí ngồi lướt hết tất cả thông tin tuyển dụng nhân viên phân tích dữ liệu trên các trang tuyển dụng tìm việc và đọc các yêu cầu của họ để xem công việc mà mình muốn theo đuổi cần có những điều kiện nào. Sau đó, mình lọc và chia ra thành 2 mảng chính.

Technical Skill: Yêu cầu phải biết 1 số công cụ trích xuất, làm sạch và chuyển hoá dữ liệu như SQL, Python,... Thứ 2 là phải biết một công cụ để trực quan hoá dữ liệu ấy thành bảng biểu. Có thể là PowerBI, Google Data Studio hay Tableau,... Domain Knowledge: Kiến thức về một chuyên ngành mà mình làm. Ví dụ như tài chính, ngân hàng, kinh doanh,..

Tiếp đó, mình mới tìm hiểu với những kiến thức như vậy thì sẽ học ở đâu. Và sau khi tìm hiểu một số trung tâm thì mình thấy lộ trình Data Analyst tại MindX rất phù hợp. Mình được bao trọn hết tất cả technical skill trong 4 kỳ học bao gồm SQL, PowerBI, Python và đặc biệt là mình được làm project xuyên suốt 4 khoá.

3. Uyên đã apply thành công vị trí Data Analyst tại Baemin như thế nào?

Mình thấy thời gian học và có được công việc Data Analyst đầu tiên tại Baemin là cả 1 quá trình mình đã cố gắng rất nhiều, từ việc làm CV, quá trình xin việc và phỏng vấn.

Khi đã có một lượng kiến thức vừa đủ, mình bắt đầu làm CV từ việc thấy CV của mình đang khuyết chỗ nào thì sẽ đi lấp đầu chỗ đó. Cá nhân mình là Non-IT Background, không có bằng cấp của các trường đại học về ngành phân tích dữ liệu. Mình sẽ bù lại bằng cách show ra những kinh nghiệm mình đã có về DA. Ví dụ như những project đã làm khi học tại MindX, có sử dụng technical skill như SQL, Python, Power BI,... Ngoài ra, mình cũng thêm các chứng chỉ của những khoá học khác học trên mạng hoặc chứng nhận từ các cuộc thi giải case liên quan đến phân tích kinh doanh và dữ liệu mà mình đã tham gia.

Bước 2, sau khi đã có 1 CV ổn áp thì mình bắt đầu rải CV trên các trang tuyển dụng việc làm. Tất cả những công việc nào tuyển Data Analyst hoặc Business Intelligence thì mình đều apply hết, không quan tâm nhà tuyển dụng yêu cầu bao nhiêu năm kinh nghiệm mà chỉ quan tâm đến các yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn mà thôi. Và mình may mắn khi được nhận vào vòng phỏng vấn tại Baemin.

Trong quá trình phỏng vấn, ngoài việc nhà tuyển dụng phỏng vấn thì mình cũng chuẩn bị những câu hỏi để trao đổi với nhà tuyển dụng. Mục đích là mình có thể kiểm tra xem bản thân có phù hợp với công việc, với môi trường hay người quản lý hay không. Thêm nữa, đây cũng là cách mà mình muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì là lần phỏng vấn đầu tiên cho công việc mới nên bản thân mình cũng không coi đó là buổi phỏng vấn mà là cơ hội để được nói chuyện với các anh chị Manager. Vì những cơ hội như thế thì rất hiếm. Nhưng cũng may mắn là mình đã được nhận và làm tại Baemin đến bây giờ.

4. Bạn có gặp khó khăn gì khi theo đuổi nghề Data Analyst hay không?

Như ở trên mình có chia sẻ, giai đoạn ban đầu khi tìm hiểu với một người chưa biết gì về phân tích dữ liệu, không có nền tảng về IT rất khó khăn. Như không biết những cái kiến thức ấy là gì và phải bắt đầu học từ đâu vì có quá nhiều thông tin. Nhưng may mắn là mình có định hướng đúng đắn từ đầu.

Một khó khăn nữa là các kiến thức bạn được và khi áp dụng thực tế rất khác nhau. Nếu chỉ học lý thuyết thôi thì sẽ rất khó làm việc. Vì thế, ngay trong quá trình học, rất cần có những case study, project thực hành để có thể biết được nên dùng công cụ nào và để làm gì.

5. Đối với Uyên, làm Data Analyst có thực sự thú vị?

Để có thể khẳng định chắc chắn là bản thân thích nghề Data Analyst, mình đã làm qua hết các mảng của công việc này rồi. Từ việc kéo số, trích xuất dữ liệu, tìm insight, tạo dashboard,... Mình đã làm hết những cái như thế để xem có công việc nào mà bản thân không thích hay không. Nhưng may mắn là tất cả mình đều thích.

Mình thấy ngành Data Analyst đang rất phát triển. Về lâu dài thì DA sẽ được mở rộng và chuyên môn hoá hơn. Ví dụ, ban đầu mình chỉ biết trong 1 team có Data Engineer, Data Scientist, Data Analyst,... Nhưng đó là những vai trò chính. Ngoài ra sẽ có những role nhỏ khác như Analytics Engineer.. Và mình thấy ngành này sẽ còn rất nhiều mảng và ngách để mình phát triển hơn.

6. Bạn có điều gì muốn nhắn nhủ tới các bạn muốn theo đuổi nghề phân tích dữ liệu không?

Khi đi học, mọi người được khuyên "đừng quan tâm công cụ, hãy quan tâm xem mình giải quyết vấn đề như thế nào". Vì công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng rất khác nhau và rất nhiều, nên mình chỉ cần hiểu bản chất là đủ. Hiểu bản chất rồi, bạn có thể học mới 1 công cụ trong thời gian ngắn. Điều này giúp cho mọi người dễ dàng đi hơn, không bị lệch hướng và không bị nản chí. Vậy nên, hãy chú trọng cả việc trau dồi tư duy phân tích dữ liệu để có thể chinh phục ngành data analysis một cách dễ dàng hơn bạn nhé.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Phân tích và trực quan hóa dữ liệu sử dụng ngôn ngữ R

Xin chào mọi người hôm nay mình sẽ tiếp tục viết chủ đề mình hay viết: phân tích dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu, tuy nhiên, thay vì mình sử dụng ngôn ngữ python thì mình sử dụng ngôn ngữ lập trình R

0 0 57

- vừa được xem lúc

Explore dữ liệu với các thư viện chỉ bằng những dòng code đơn giản.

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ tiếp bước bài viết Exploring dữ liệu chỉ một dòng code . Ở bài viết này mình cũng chỉ dùng một vài dòng code đơn giản để khám phá dữ liệu của mình đang có.

0 0 29

- vừa được xem lúc

Polars - thư viện xử lý dữ liệu DataFrame nhanh hơn cả Pandas!!!!

Hello mọi người, hẳn là mọi người vẫn hay dùng Pandas để xử lý dữ liệu dạng DataFrame đúng không nhỉ? Hôm nay mình sẽ giới thiệu một thư viện mới Polars - một thư viện xử lý dữ liệu dạng bảng biểu đượ

0 0 16

- vừa được xem lúc

[Python] Đừng dùng vòng lặp nữa - mà dùng Vectorization!

Sử dụng Vectorization - Một sự thay thế siêu nhanh cho các vòng lặp trong Python. Giới thiệu.

0 0 27

- vừa được xem lúc

Muốn học Data Analysis hiệu quả, bạn nhất định phải có những yếu tố này

Thực tế, trở thành Data Analyst là một hành trình không hề dễ dàng, đặc biệt với người mới chuyển ngành. Tự tìm hiểu thông tin đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và khó hiểu bởi có vô vàn nguồn

0 0 18

- vừa được xem lúc

Microsoft Fabric - Vừa mới vừa "cũ"

Giới thiệu. .

0 0 26