- vừa được xem lúc

Kinh nghiệm thi chứng chỉ AWS Solutions Architect Associate SAA-C03

0 0 28

Người đăng: Quiet

Theo Viblo Asia

Xin chào các bạn, nhân dịp năm mới mình xin phép chia sẻ về một số kinh nghiệm thi chứng chỉ Solutions Architect Associate mới nhất SAA-C03. Mình đã thi chứng chỉ từ tháng 10/2022 nhưng nay mới có dịp chia sẻ. Mong bài viết sẽ có thêm động lực cho các bạn trong năm mới với mục tiêu có được chứng chỉ từ Amazon. Ngoài ra mình cũng hỗ trợ share một số tài liệu phục vụ quá trình ôn luyện đề bài. Các bạn có thể liên hệ với mình tại đây. Giờ thì bắt đầu thôi !!!

1.Lịch sử hình thành

Amazon Web Services (AWS) đã triển khai Chương trình chứng nhận toàn cầu vào ngày 30/4/2013, chương trình này sẽ cho phép các kiến trúc sư giải pháp, quản trị viên vận hành hệ thống và nhà phát triển có được bằng chứng về kinh nghiệm cloud.

Chương trình này được xây dựng xung quanh ba vai trò chính dành cho các nhóm kỹ thuật cung cấp các giải pháp dựa trên cloud: Kiến trúc sư giải pháp(Solutions Architect), Quản trị viên SysOps(SysOps Administrator)Nhà phát triển(Developer). Bạn có thể kiếm được thông tin chứng nhận dựa trên vai trò ở ba cấp độ thành thạo: Associate, ProfessionalMaster. Đến nay, có 4 nhóm kì thi hiện có của AWS Certification

  • FOUNDATIONAL: Chứng chỉ dựa trên kiến thức dành cho hiểu biết nền tảng về AWS Cloud. Không yêu cầu kinh nghiệm.
  • ASSOCIATE: Các chứng chỉ dựa trên vai trò thể hiện kiến thức và kỹ năng của bạn trên AWS, cũng như xây dựng uy tín của bạn với tư cách một chuyên gia AWS Cloud. Nên có sẵn kinh nghiệm về đám mây và/hoặc kinh nghiệm vững vàng về CNTT tại chỗ
  • PROFESSIONAL: Các chứng chỉ dựa trên vai trò xác thực các kỹ năng và kiến thức nâng cao cần thiết để thiết kế các ứng dụng an toàn, được tối ưu hóa và hiện đại hóa, cũng như để tự động hóa các quy trình trên AWS. Nên có 2 năm kinh nghiệm về AWS Cloud.
  • SPECIALTY: Tìm hiểu sâu hơn và định vị bản thân như một cố vấn đáng tin cậy đối với các bên liên quan hoặc khách hàng ở các lĩnh vực chiến lược này. Tham khảo hướng dẫn làm bài thi trên các trang về kỳ thi để nắm được kinh nghiệm nên có.

Mục tiêu của bài viết này là những kinh nghiệm trong quá trình thi AWS Solutions Architect Associate của mình ở nhóm 2

2. Tại sao nên bắt đầu với kì thi SAA

Xuất thân là một Backend developer, mình đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc với server, 4 năm làm việc với như một Backend Dev và trải qua một vài dự án sử dụng AWS. Mình đã có kinh nghiệm sử dụng EC2, lưu trữ file trên S3 ... nên mình tin có thể dễ dàng làm quen với nó.

SAA là một kì thi không khó, cung cấp cho chúng ta với kiến thức tổng quát về AWS, các best practices về thiết kế hệ thống, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp cũng như làm cách nào để bảo vệ tối đa hệ thống của chúng ta.

Sau khi học xong, chúng ta có thể có một số kiến thức như:

  • Tại sao không nên cung cấp AWSKEY trong file .env ? Em cảm ơn anh đồng nghiệp cũ đã giúp em hiểu được giá trị của việc học đến nơi đến chốn
  • Tối ưu chi phí về S3 đối với các tài nguyên lâu ngày không truy cập ...
  • Tại sao cần mở chính xác các port trong hệ thống, không mở tràn lan
  • Scale hệ thống sao cho hiệu quả
  • Backup dữ liệu, cách làm việc hiệu quả giữa on-premises và cloud

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp của của những người đang đắn đo về kì thi, bạn xem có mình trong đó không nhé.

Không giỏi tiếng Anh có tham gia được không ?

Câu trả lời là có, các câu hỏi có độ phức tạp không cao, nhiều keyword mang tính then chốt. Tuy nhiên ít nhất các bạn cũng nên thường xuyên đọc các bài viết về công nghệ bằng tiếng Anh

Nên dành ra bao nhiêu thời gian để học và luyện đề ?

Với kinh nghiệm của bản thân nên dành ra khoảng 70 đến 90h để vừa học và thực hành cũng như luyện đề. 70% thời gian cho học và 30% cho luyện đề

Cấu trúc bài thi ra sao và bao nhiêu điểm thì đỗ ?

Bài thi gồm 65 câu trắc nghiệm và 130 phút làm bài, trong đó khoảng 12~15% số câu chọn nhiều đáp án, vậy nên đừng mong có thể khoanh bừa. Bạn sẽ có chứng chỉ khi số điểm là 720. Vì vậy, hãy xác định mục tiêu tối thiểu phải là 750 điểm cho chắc ăn

Thi trong bao lâu thì có kết quả ?

Kết quả sẽ có sau 1-3 ngày thi chứ không có ngay sau khi submit đâu nhé. Nên cứ bĩnh tĩnh ấn click chuột submit sau khi đã review lại tất cả các câu hỏi có trong đề thi. Hồi mình thi lúc 10h sáng và có kết quả vào 20h cùng ngày

3. Cách thức đăng kí

Chi phí thi: $150

Hình thức thi:

  • Offline: Khuyến khích các bạn đăng kí thi lần đầu. Có vấn đề gì có thể hỏi giám thị thi. Đi thi mang theo căn cước công dân hoặc bằng lái xe và email xác nhận ngày thi.
  • Online: Cần chuẩn bị mạng ổn định, camera và phòng trống. Dành cho những người có kinh nghiệm thi, lười di chuyển.

Đơn vị tổ chức dành cho các bạn offlline

  • PSI: Không khuyến khích, hỗ trợ khiếu nại chậm chạp. Lần trước hủy lịch thi mà cả tuần mới hỗ trợ hoàn tiền
  • Pearson OnVue: Khuyến khích, hỗ trợ nhanh. Không gặp vấn đề gì trong quá trình đăng kí.

Nên đăng kí thi trước bao lâu sau khi đã học xong: Một tuần (Đủ lâu để ôn tập lại kiến thức, đủ gấp để không lấy lí do trì hoãn)

Lưu ý khi đăng kí thi:

  • Chọn các địa điểm thi mới. Máy tính ổn định, không gian kín để tập trung làm bài
  • Với thí sinh không là người bản ngữ(Đông Lào), nên đăng kí để được thêm 30 phút làm bài thi

4. Mình đã học ở những đâu?

Mình đã dành gần 100h để đọc tài liệu cũng như luyên đề thi với tỉ lệ 70% đọc tài liệu và 30% làm bài thi

Tài liệu tiếng Việt

Tài liệu tiếng Anh

Tại sao mình chọn những tài liệu này ?

  • Bắt đầu với tài liệu tiếng Việt khiến mình không nản ở giai đoạn đầu, tuy kiến thức ít nhưng khả năng "thẩm thấu" 100%
  • Khóa học trên Udemy: Không cần nói quá nhiều, chỉ cần nhìn vào số lượng học viên là đủ biết khóa học uy tín như thế nào? Khóa học là một cái nhìn tổng quát về các dịch vụ của AWS, chi tiết, đầy đủ và được cập nhật liên tục
  • AWS Whitepaper: Tài liệu chính thống từ AWS, đầy đủ và chi tiết.
  • Study note: Vì kiến thức quá nhiều và rộng nên cần thiết note lại những nội dung quan trọng. Khi làm bài thi chủ yếu đọc keyword để tìm ra đáp án đúng
  • Mindmap: Giúp kiến thức dễ tiếp thu thông qua hình ảnh

5. Mình đã pratice như thế nào?

Một phần rất quan trọng trong quá trình học để lấy được chứng chỉ là luyện đề để biết cấu trúc đề thi, căn ke thời gian làm bàicác dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi

Các đề thi mình đã luyện

Cách mình luyện đề

  • Mỗi khóa sẽ gồm 6 đề, target là 72% nhưng nên cố gắng đạt 80%. Với những đề fail, cố gắng làm đi làm lại đến khi đạt 80%
  • Các đề sẽ có nhiều version nên không lo về việc nhớ đáp án khi làm nhiều lần
  • Chú ý đọc các giải thích của từng câu để có thêm kiến thức
  • Đọc kĩ, từng chữ vì có nhiều câu hỏi phủ định dễ gây nhầm lẫn đáng tiếc

6. Một vài mẹo nhỏ

  • Học để lấy chứng chỉ là cả một quá trình dài 1-2 tháng. Đã có rất nhiều sĩ tử bỏ cuộc. Vì vậy bạn cần phải lên một plan thật chi tiết rõ ràng để không bỏ cuộc. Ví dụ như một ngày học mấy giờ? Học khi nào và thời gian chính xác khi nào sẽ đăng kí thi?
  • Trong quá trình làm bài thi hãy cố gắng đặt tất cả flag ở những câu hỏi mình không chắc chắn. Để có thể ước lượng được kết quả cũng như tiết kiệm thời gian với những câu hỏi phía sau
  • Với những câu quá dài, không hiểu hết nội dung thì hãy chú ý vào các keyword. Bạn có thể đoán ra đáp án dựa vào nó
  • Đề thi sẽ gồm 4 domain chính: Design Secure Architectures, Design Resilient Architectures, Design High-Performing Architectures, Design Cost-Optimized Architectures
  • Tập trung vào các kiến thức cơ bản như VPC, EC2, S3 vì có rất nhiều câu hỏi liên quan đến nó
  • Các dịch vụ database cơ bản như RDS, Aurora, DynamoDB và các tình huống khác nhau nên chọn dịch vụ nào
  • Mang một tinh thần thoải mái đi thi. Dù sao pass/fail cũng chỉ là kết quả. Khi các bạn đã submit bài thi tức là các bạn đã có trong đầu một kiến thức nhất định về Amazon và có thể tự tin trao đổi với đồng nghiệp hoặc và trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng về nó

Thật may là 4 domain mình đều đạt.

7. Lời kết

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về kì thi, vui lòng comment bên dưới để mình và những người có kinh nghiệm thi có thể giải đáp cho các bạn. Ngoài ra có thể liên hệ mình để có một số tài liệu chia sẻ miễn phí từ kì thi.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu thấy bài viết hữu ích, vui lòng upvotebookmark để tác giả có nhiều động lực ra bài thường xuyên.

Tham khảo: https://aws.amazon.com/vi/certification/

Đọc những bài viết khác của tác giả: Chillwithsu.com

Donate cho tác giả : Buy me a coffee

Chúc các bạn code vui, khỏe, giải trí !!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

PDF Export, cẩn thận với những input có thể truyền vào

Giới thiệu. Dạo gần đây mình tình cờ gặp rất nhiều lỗi XSS, tuy nhiên trang đó lại có sử dụng dữ liệu người dùng input vào để export ra PDF.

0 0 66

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về AWS Batch

Khi sử dụng hệ thống cloud service, điều chúng ta thường phải quan tâm đến không chỉ là hiệu suất hoạt động (performance) mà còn phải chú ý đến cả chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của hệ thống. Chắn hẳn là hệ thống lớn hay nhỏ nào cũng đã từng phải dùng đến những instance chuyên để chạy batch thực

0 0 143

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về AWS KMS

1. AWS KMS là gì. Ở KMS bạn có thể lựa chọn tạo symetric key (khóa đối xứng) hoặc asymetric key (khóa bất đối xứng) để làm CMK (Customer Master Key). Sau khi tạo key thì có thể thiết đặt key policy để control quyền access và sử dụng key.

0 0 66

- vừa được xem lúc

AWS VPC cho người mới bắt đầu

Tuần này, tôi trình bày lại những gì tôi đã học được về Virtual Private Cloud (VPC) của Amazon. Nếu bạn muốn xem những gì tôi đã học được về AWS, hãy xem Tổng quan về DynamoDB và Tổng quan về S3. VPC là gì. Những điều cần lưu ý:.

0 0 84

- vừa được xem lúc

AWS Essentials (Phần 6): Guildline SNS Basic trên AWS

Tiếp tục với chuỗi bài viết về Basic AWS Setting, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp tới SNS (Simple Notification Service). Đây là một service của AWS cho phép người dùng setting thực hiện gửi email, text message hay push notification tự động tới mobile device dựa trên event người dùng setting phía AWS

0 0 145

- vừa được xem lúc

Sử dụng Amazon CloudFront Content Delivery Network với Private S3 Bucket — Signing URLs

Trong nhiều trường hợp, thì việc sử dụng CDN là bắt buộc. Mình đã trải nghiệm với một số CDN nhưng cuối cùng mình lựa chọn sử dụng AWS CloudFront.

0 0 118