- vừa được xem lúc

Làm smart contract kêu gọi vốn từ cộng đồng và thưởng NFT

0 0 35

Người đăng: Chó cũng học code

Theo Viblo Asia

1. Yêu cầu bài toán

  • Smart contract kêu gọi vốn từ cộng đồng
  • Admin có thể mở / đóng việc kêu gọi vốn
  • Nhận vốn thông qua ETH với điều kiện min $10 và max $200 cho mỗi địa chỉ ví khi contract gọi vốn đang mở
  • Tặng 1 NFT ngẫu nhiên cho 3 địa chỉ ví đầu tiên đầu tư trên $100
  • Dừng nhận vốn nếu nhận được số tiền tương đương $50.000
  • Admin có thể rút vốn từ smart contract

2. Trước khi giải quyết bài toán

Tưởng tượng bạn cần gọi vốn từ cộng đồng cho một dự án game NFT mà team của bạn đang phát triển và bạn đã quyết định kêu gọi vốn thông qua smart contract của mạng Ethereum. Các NFT là những vật phẩm trong game và bạn muốn giveaway dành cho những người nhanh chân nhất.

Nếu bạn đang cần 1 smart contract tương tự như vậy thì bài này dành cho bạn.

3. Bắt đầu code

Tạm gọi tên dự án là Project X. Như vậy ta sẽ tạo 1 contract ProjectXFunding. Ở bài này chúng ta sẽ sử dụng Openzeppelin để hỗ trợ một số phần code có sẵn, ở yêu cầu đề bài ta thấy có đề cập đến Admin có thể làm gì đó ~~ và NFT như vậy contract ProjectXFunding sẽ kế thừa 2 contracts ERC721 và Ownable. Code ban đầu của dự án sẽ trông như sau:

// SPDX-License-Identifier: MIT
pragma solidity 0.6.6; import "https://github.com/OpenZeppelin/openzeppelin-contracts/blob/release-v3.4/contracts/token/ERC721/ERC721.sol";
import "https://github.com/OpenZeppelin/openzeppelin-contracts/blob/release-v3.4/contracts/access/Ownable.sol"; contract ProjectXFunding is ERC721,Ownable { }

3.1 Xử lý mint NFT

Dự án có NFT nên chúng ta sẽ tạo 1 constructor cho ERC721, tạm đặt tên cho Token là "Project X Item" với symbol là "PIX". Chúng ta sẽ sử dụng 1 biến đếm "tokenCounter" làm ID cho từng NFT và được code như sau:

uint256 public tokenCounter; constructor() public ERC721("Project X Item", "PXI") { tokenCounter = 0; }

Tiếp theo, chúng ta hãy tạo một hàm cho phép admin mint NFT tạm gọi là createNewNFT() truyền vào URI của token và trả về token_id. Đồng thời, chúng ta sẽ tạo 1 biến tokenIds của contract là mảng lưu list token_id của contract để phục vụ cho công việc thao tác với NFT về sau.


uint256[] public tokenIds; function createNewNFT(string memory tokenURI) onlyOwner public returns (uint256) { uint256 newTokenId = tokenCounter; _safeMint(address(this), newTokenId); _setTokenURI(newTokenId, tokenURI); tokenCounter = tokenCounter + 1; tokenIds.push(newTokenId); return newTokenId; }

Như code ở phần trên, ta thấy hàm mint NFT được viết _safeMint(address(this), newTokenId);address(this) chính là địa chỉ của contract của chúng ta. Nghĩa là cứ mỗi lần mint NFT mới thì chủ nhân của NFT chính là contract của chúng ta. Các NFT default sẽ chỉ có thể chuyển cho các địa chỉ ví thay vì địa chỉ contract nên nếu để contract là owner của NFT ta cần overide lại hàm onERC721Received() đến từ IERC721Receiver như sau :

 function onERC721Received( address operator, address from, uint256 tokenId, bytes calldata data ) external returns (bytes4) { return bytes4( keccak256("onERC721Received(address,address,uint256,bytes)") ); }

Như vậy chúng ta đã có thể tự tạo các NFTs cho contract để phục vụ cho việc thường NFT cho những địa chỉ ví nhanh nhất ở phần sau. Như vậy hãy bắt tay vào xử lý phần gọi vốn.

3.2 Xử lý đóng/mở gọi vốn

Theo yêu cầu từ đề bài của phần gọi vốn ta sẽ thiết kế giải pháp như sau:

  • Admin có thể mở / đóng việc kêu gọi vốn => Tạo 1 biến STATE thể hiện contract đang đóng / mở => Tạo 2 hàm đóng/ mở contract mà chỉ admin có quyền gọi => Thêm state = close vào trong constructor
enum CONTRACT_STATE {OPEN, CLOSED} CONTRACT_STATE public contractState; function openFunding() public onlyOwner { require (contractState == CONTRACT_STATE.CLOSED, "CANNOT OPEN FUNDING!"); contractState = CONTRACT_STATE.OPEN; } function closeFunding() public onlyOwner { require (contractState == CONTRACT_STATE.OPEN, "CANNOT CLOSE FUNDING!"); contractState = CONTRACT_STATE.CLOSED; }

Thêm state = close vào trong constructor thì ae thêm vào giúp mình nhé.

3.3 Xử lý gọi vốn

Chúng ta xử lý lần lượt các yêu cầu đề bài như sau:

Đề bài: - Nhận vốn thông qua ETH với điều kiện min $10 và max $200 cho mỗi địa chỉ ví khi contract gọi vốn đang mở Giải pháp: => Tạo 1 số các function convert ETH sang dollar -> giải pháp chainlink AggregatorV3Interface Do đề bài yêu cầu các điều kiện được thực hiện thông qua dollar nhưng chúng ta lại chỉ cho phép nhận ETH nên chúng ta sẽ cần giải pháp convert số lượng ETH user gửi vào qua dollar để so sánh các điều kiện. Như 1 giải pháp thông dụng, chúng ta sẽ sử dụng công cụ AggregatorV3Interface mạnh mẽ đến từ Chainlink. Chúng ta sẽ cần làm các công việc sau:

  1. import AggregatorV3Interface
import "@chainlink/contracts/src/v0.6/interfaces/AggregatorV3Interface.sol";
  1. Tạo hàm lấy giá ETH/USD ( địa chỉ ví AggregatorV3Interface ở trong code mình lấy ở network Rinkeby nhé. Ae cần network khác có thể lấy tại đây nhé: https://docs.chain.link/docs/ethereum-addresses/
 function getETHPrice() public view returns (uint256) { //ETH/USD 8 decimals AggregatorV3Interface price = AggregatorV3Interface(0x8A753747A1Fa494EC906cE90E9f37563A8AF630e); (,int256 lastestPrice,,,) = price.latestRoundData(); //Convert to 18 decimals return uint256(lastestPrice*10000000000); }
  1. Tạo hàm convert số lượng ETH => USD
 function getExchangeRate(uint256 eth) public view returns (uint256) { uint256 ethPrice = getETHPrice(); uint256 usd = eth * ethPrice/ 1000000000000000000; return usd; }

Đề bài:- Tặng 1 NFT ngẫu nhiên cho 3 địa chỉ ví đầu tiên đầu tư trên $100 Giải pháp:=> Tạo hàm xử lý ngẫu nhiên, hàm check trùng địa chỉ ví

  1. Tạo hàm xử lý ngẫu nhiên Như chúng ta đã define arrays chứa list token_id. Vậy chúng ta sẽ tạo ra 1 số ngẫu nhiên và chia lấy phần dư cho tổng số NFT đang có để lấy ra index của NFT ngẫu nhiên ở trong mảng.
 function getRandomNumber() private view returns (uint) { return uint(keccak256(abi.encodePacked(block.difficulty, block.timestamp))); } function getRandomNFTIndex() private view returns (uint256) { return getRandomNumber() % tokenIds.length; }

Có thể ae đọc đến đây sẽ nói hàm getRandomNumber() mình đã viết không thực sự random khi mình chỉ đang hash lại block.difficulty ( có thể bị tampered bởi thợ đào) và block.timestamp ( có thể đoán trước được ) nhưng ở đây mình coi những NFTs ở đây có giá trị tương tự nhau nên mình chấp nhận độ khó của hàm random chỉ cần như vậy vì nó ảnh hưởng không lớn đến contract của mình . Bạn nào làm những ứng dụng khác nghiêm túc hơn có thể dùng chainlink VRF nhé ^^

  1. Hàm check trùng địa chỉ ví Mình sẽ tạo 1 arrays chứa list địa chỉ ví đã nhận NFT và loop qua để check địa chỉ ví tương ứng đã được nhận NFT chưa như sau:
address[] public nftWonInvestors; function checkUniqueNFTWinner (address _address) private view returns (bool) { for (uint i = 0; i < nftWonInvestors.length; i++) { if (_address == nftWonInvestors[i]) { return false; } } return true; }

Đề bài:- Smart contract kêu gọi vốn từ cộng đồng Giải pháp:- Dừng nhận vốn nếu nhận được số tiền tương đương $50.000 => Tạo 1 function public payable cho phép gọi vốn từ tât cả mọi người và nhận max $50.000

Cuối cùng của phần kêu gọi vốn, ta sẽ tạo 1 hàm fund() kết hợp tất cả các điều kiện gọi vốn của đề bài như sau:

 function fund() public payable { require (contractState == CONTRACT_STATE.OPEN, "CONTRACT NOT OPEN, NO PERMISSION!"); require (getExchangeRate(msg.value) >= 10*10**18, "NOT ENOUGH ETH!"); require (getExchangeRate(addressToMoneyAmount[msg.sender]) <= 200*10**18, "CANNOT FUND THAT MUCH!"); require (getExchangeRate(addressToMoneyAmount[msg.sender] + msg.value) <= 200*10**18, "TOTAL FUNDING AMOUNT GREATER THAN $200, NO APPROVED!"); addressToMoneyAmount[msg.sender] += msg.value; investors.push(msg.sender); if (getExchangeRate(addressToMoneyAmount[msg.sender]) >= 100*10**18 && checkUniqueNFTWinner(msg.sender) && nftWonInvestors.length < 3) { nftWonInvestors.push(msg.sender); this.safeTransferFrom(address(this), msg.sender, tokenIds[getRandomNFTIndex()]); } // if received $50.000, close the contract if (getExchangeRate(address(this).balance) + getExchangeRate(msg.value) >= 50000*10**18 ) { contractState = CONTRACT_STATE.CLOSED; } }

3.4 Xử lý rút vốn khỏi contract

Cuộc gọi vốn đã thành công mĩ mãn. Với tư cách là admin của contract chúng ta cần rút vốn ra và biến mất 🤕 bằng hàm withdraw() như sau:

 function withdraw() public payable onlyOwner { msg.sender.transfer(address(this).balance); // for (uint256 index=0; index < investors.length; index++){ // address investor = investors[index]; // addressToMoneyAmount[investor] = 0; // } // //funders array will be initialized to 0 // investors = new address[](0); }

Như vậy là đã xong. Anh em có thể deploy lên Rinkeby và test thử nhé. Nếu muốn test thử ở các network khác, lưu ý cần thay đổi địa chỉ của AggregatorV3Interface sang mạng tương ứng nhé.

Kết luận:

Vậy là chúng ta đã giải xong bài toán ở đầu đề. Chúng ta có thể vận hành cuộc gọi vốn theo process như sau:

  1. Deploy contract lên mạng lưới

  2. Tạo 3 NFTs bằng hàm createNewNFT() truyền vào tokenURI Anh em có thể lấy tạm 3 tokens dưới này của mình trên ipfs để test nhé: https://ipfs.io/ipfs/QmUuYd3DRjAxHMkKxrj9kGgSJRpmzRTZp7vVDGkMkRLqfN?filename=chickenattack.json https://ipfs.io/ipfs/QmNs6tps5fVYuRZrQH3bzrJaEjsskbmEbwYbbvM3xh31fY?filename=haothienkhuyen.json https://ipfs.io/ipfs/QmcHYDVJY8XiGSoWEquxVyGDMbY6miy2ZrDBSHa5o1zEPM?filename=tungson.json

  3. Mở contract gọi vốn bằng hàm openFunding()

  4. Rút vốn bằng hàm withdraw() và biến mất 😈

Tất cả source code anh em có thể lấy ở đây:

// SPDX-License-Identifier: MIT
// Create NFT OK
// Set State of Funding Contract OK
// Receiving Fund with minimum $10 maxximum $200, First 3 investors who invested more than $100, give a random NFT OK
// Claim Fund OK pragma solidity 0.6.6; import "https://github.com/OpenZeppelin/openzeppelin-contracts/blob/release-v3.4/contracts/token/ERC721/ERC721.sol";
import "https://github.com/OpenZeppelin/openzeppelin-contracts/blob/release-v3.4/contracts/access/Ownable.sol";
import "@chainlink/contracts/src/v0.6/vendor/SafeMathChainlink.sol";
import "@chainlink/contracts/src/v0.6/interfaces/AggregatorV3Interface.sol"; contract ProjectXFunding is ERC721,Ownable { using SafeMathChainlink for uint256; enum CONTRACT_STATE {OPEN, CLOSED} CONTRACT_STATE public contractState; uint256 public tokenCounter; mapping(address => uint256) public addressToMoneyAmount; address[] public investors; address[] public nftWonInvestors; uint256[] public tokenIds; constructor() public ERC721("Project X Item", "PXI") { tokenCounter = 0; contractState = CONTRACT_STATE.CLOSED; } function createNewNFT(string memory tokenURI) onlyOwner public returns (uint256) { uint256 newTokenId = tokenCounter; _safeMint(address(this), newTokenId); _setTokenURI(newTokenId, tokenURI); tokenCounter = tokenCounter + 1; tokenIds.push(newTokenId); return newTokenId; } function onERC721Received( address operator, address from, uint256 tokenId, bytes calldata data ) external returns (bytes4) { return bytes4( keccak256("onERC721Received(address,address,uint256,bytes)") ); } function getRandomNumber() private view returns (uint) { return uint(keccak256(abi.encodePacked(block.difficulty, block.timestamp))); } function getRandomNFTIndex() private view returns (uint256) { return getRandomNumber() % tokenIds.length; } function openFunding() public onlyOwner { require (contractState == CONTRACT_STATE.CLOSED, "CANNOT OPEN FUNDING!"); contractState = CONTRACT_STATE.OPEN; } function closeFunding() public onlyOwner { require (contractState == CONTRACT_STATE.OPEN, "CANNOT CLOSE FUNDING!"); contractState = CONTRACT_STATE.CLOSED; } function fund() public payable { require (contractState == CONTRACT_STATE.OPEN, "CONTRACT NOT OPEN, NO PERMISSION!"); require (getExchangeRate(msg.value) >= 10*10**18, "NOT ENOUGH ETH!"); require (getExchangeRate(addressToMoneyAmount[msg.sender]) <= 200*10**18, "CANNOT FUND THAT MUCH!"); require (getExchangeRate(addressToMoneyAmount[msg.sender] + msg.value) <= 200*10**18, "TOTAL FUNDING AMOUNT GREATER THAN $200, NO APPROVED!"); addressToMoneyAmount[msg.sender] += msg.value; investors.push(msg.sender); if (getExchangeRate(addressToMoneyAmount[msg.sender]) >= 100*10**18 && checkUniqueNFTWinner(msg.sender) && nftWonInvestors.length < 3) { nftWonInvestors.push(msg.sender); this.safeTransferFrom(address(this), msg.sender, tokenIds[getRandomNFTIndex()]); } // if received $50.000, close the contract if (getExchangeRate(address(this).balance) + getExchangeRate(msg.value) >= 50000*10**18 ) { contractState = CONTRACT_STATE.CLOSED; } } function checkUniqueNFTWinner (address _address) private view returns (bool) { for (uint i = 0; i < nftWonInvestors.length; i++) { if (_address == nftWonInvestors[i]) { return false; } } return true; } function getExchangeRate(uint256 eth) public view returns (uint256) { uint256 ethPrice = getETHPrice(); uint256 usd = eth * ethPrice/ 1000000000000000000; return usd; } function getETHPrice() public view returns (uint256) { //ETH/USD 8 decimals AggregatorV3Interface price = AggregatorV3Interface(0x8A753747A1Fa494EC906cE90E9f37563A8AF630e); (,int256 lastestPrice,,,) = price.latestRoundData(); //Convert to 18 decimals return uint256(lastestPrice*10000000000); } function withdraw() public payable onlyOwner { msg.sender.transfer(address(this).balance); // for (uint256 index=0; index < investors.length; index++){ // address investor = investors[index]; // addressToMoneyAmount[investor] = 0; // } // //funders array will be initialized to 0 // investors = new address[](0); }
} 

Chúc anh em thành công !

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Code Smart Contract bằng Assembly ?

Introduction. Hồi còn học trong ghế nhà trường bộ môn lập trình tốn nhiều não nhất của mình là code assembly. Nôm na thì bất cứ ngôn ngữ bậc cao nào như C , Go, Java,... được sinh ra để người dễ hiểu và dễ code , tuy nhiên chúng đều sẽ được compiled down xuống assembly một ngôn ngữ bậc thấp để máy h

0 0 43

- vừa được xem lúc

Tích hợp Band Protocol để lấy dữ liệu off-chain cho smart contract

Khoan nói về Band Protocol là gì, mình sẽ đi thẳng vào công dụng của nó, có thể đây chính là mảnh ghép mà bạn vẫn luôn tìm kiếm cho Dapp của mình. Band protocol hỗ trợ các contract giao tiếp với dữ liệu từ thế giới bên ngoài như các dữ liệu về thời tiết, thể thao, giá trị cổ phiếu, tỉ giá các đồng n

0 0 52

- vừa được xem lúc

Xây dựng ứng dụng Dapps đầu tiên của bạn

Tutorial này sẽ giúp bạn xây dựng dapp đầu tiên của bạn – một hệ thống theo dõi chủ nuôi trong một tiệm thú cưng! Được dịch từ tutorial của Truffle. .

1 1 726

- vừa được xem lúc

Làm thế nào để một smart contract có thể nhận NFT (Non-Fungible Token)?

Mở đầu. Như chúng ta đã biết, trên các chain chạy evm ngày nay ngoài Native coin (ETH) và Fungible Token (ERC20) thì chúng còn cón Non-Fungible Token (ERC721 và ERC1155).

0 0 124

- vừa được xem lúc

Lập trình smart contract để tạo NFT kết hợp với Chainklink và IPFS

NFTs hay tên tiếng Anh là Non-Fungible Tokens có nghĩa là token duy nhất mà không bất kì token nào khác giống như nó. .

0 0 282

- vừa được xem lúc

Tản mạn về lỗ hổng trong smart contract của Fairmoon Token, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ từ crypto

Hôm nay (19/05/2021) là một ngày đen tối đối với cộng đồng crypto khi:. .

0 0 58