- vừa được xem lúc

Mình đã ôn thi chứng chỉ AWS Solution Architect Associate (SAA-C03) chỉ với 2 TUẦN như thế nào?

0 0 19

Người đăng: Phát Nguyễn

Theo Viblo Asia

Hi folks!

Gần đây mai danh ẩn tích, một phần là do ôn thi chiếc Cert AWS Solution Architect Associate SAA-C03. Nếu bạn đã từng chạm "mây" (cloud) chắc hẳn sẽ biết đến nhà cung cấp AWS với bộ Cert chất lừ và khó nhằn. Vào thời điểm mình thi, kinh nghiệm làm việc thực tế với AWS với mình gần như bằng không, nhưng may mắn được đâu đó 2-3 tháng hand-on nhờ khóa học Udacity Nanodegree được công ty tài trợ, và vì gần đến deadline khai báo OKR cá nhân nên mình càng phải tăng tốc thời gian ôn thi, cuối cùng chỉ với 2 tuần ôn luyện mình đã ẫm được chiếc Cert này 😊 Bài viết này chia sẻ chi tiết quá chinh phục "mây" của mình với AWS.

1. Tại sao lại chọn AWS Solution Architect Associate (SAA-C03)

Trước khi đi vào chi tiết quá trình ôn luyện, mình muốn dành ra 1 mục để chia sẽ tại sao mình chọn Cert này. Đầu tiên là level Associate, với kinh nghiệm thực tế ít ỏi và thời gian ôn tập ngắn của mình, level Professional chắc chắn sẽ gây ngợp, mặc khác level Practioner thích hợp hơn với những bạn chưa có base IT nên mình cũng bỏ qua. Tiếp theo là giữa các Cert trong level Associate: Solution Architect, Developer, SysOps Administrator. Vì mới lần đầu thi chứng chỉ của AWS và cũng mong muốn nắm được tổng quan, cách dùng cơ bản của các services nên mình nghĩ chọn Solution Architect là hợp nhất.

2. Nội dung của bài thi SAA-C03

Nội dung thi chi tiết, các bạn vào AWS offical link TẠI ĐÂY. Kéo xuống cuối bài viết và ấn "Download the exam guide" như hình bên dưới image.png

Ngắn gọn, nội dung thi gồm 4 phần tổng quát:

  • Domain 1: Design Secure Architectures
  • Domain 2: Design Resilient Architectures
  • Domain 3: Design High-Performing Architectures
  • Domain 4: Design Cost-Optimized Architectures

Và 4 phần này trải dài khoảng... mấy chục services của AWS 🥵 Nhưng thực tế, bạn sẽ hay gặp những services như VPC, EC2, S3, RDS, Aurora, EBS, FSx, Snowball,... nên đừng quá lo lắng, thứ bạn nên lo là nắm thật chắc khả năng sử dụng của những services hay gặp.

Bài thi bao gồm 65 câu hỏi. Trong đó, 15 câu sẽ không tính điểm được AWS dùng để đánh giá độ khó của bài thi. Điểm tối thiểu để pass là 720/1000. Lệ phí thi 150$

Thời gian thi là 130 phút, nếu bạn thi bằng PearsonVue sẽ có option gia hạn thêm 30 phút nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Thời gian thi theo mình thấy là vừa đủ để làm 1 vòng và review lại 1 vòng.

Tóm lại, với mình thì nội dung bài thi hỏi rất nhiều (và sâu) về các services hay dùng của AWS, còn những services mà bạn thấy lạ lạ (sau khi đã ôn) thì khả năng cao là nằm trong những câu loại trừ hoặc câu không tính điểm.

3. Kinh nghiệm về AWS của mình trước khi thi

Như đã nói ở phần mở đầu, mình không phải là dân đã cày cuốc chán chê với AWS, cũng chưa được nhận task làm với AWS ở các projects mình làm. Nhưng may mắn là công ty mình có hỗ trợ khóa học Udacity Nanodegree và free tài khoản Udemy for Business, nên mình đã tận dụng tối đa 2 nguồn kiến thức này để bù đắp thiếu sót kinh nghiệm hand-on/lab với AWS, cụ thể:

Với Udacity, mình tham gia khóa Solution Architect Nanodegree. Mặc dù lý thuyết rất nhiều nhưng với Udacity, mình tập trung vào làm các milestone projects. Đây là các projects được thiết kế để mình tương tác với AWS và Udacity cũng cung cấp sẵn tài khoản AWS rất toẹt vời (vì tài khoản này bạn có lỡ tay xài lố tiền vẫn không ảnh hưởng túi tiền của bạn 😁)

Với Udemy, mình học 1 khóa học và 1 khóa practice test (sẽ chia sẻ chi tiết ở phần dưới)

Vì vậy, mình tự cho là có kinh nghiệm hand-on/lab cỡ 3 tháng với AWS.

4. Ôn luyện như thế nào?

Với 2 tuần (và 3 tháng hand-on với Udacity), lộ trình ôn tập của mình cũng không có nhiều thời gian thoải mái, mỗi ngày mình dành 1.5 tiếng buổi trưa và 4 tiếng buổi tối để ôn luyện.

Mình sẽ không đề cập chi tiết khóa Udacity, vì nếu bạn không được hỗ trợ lệ phí từ công ty, thì học phí đăng kí khá là chua chát. Hơn nữa, kinh nghiệm hand-on chỉ là nice-to-have chứ không phải là must-have để thi đậu chứng chỉ này. Có thì tốt, không có thì ta hand-on qua Youtube với các sự phụ Ấn Độ cũng ngon rồi.

4.1 Udemy (1 tuần rưỡi) Lý thuyết

Đầu tiên, mình tham gia khóa học huyền thoại của sư phụ Stephane Maarek trên Udemy bởi vì lượng rate quá khủng và uy tín. Mình ôn khóa này trong 1 tuần rưỡi, và nói thật, cực kì buồn ngủ 🤣, mặc dù thầy rất có tâm nhưng nội dung cover quá sâu. Nhưng mình vẫn ráng note các services mà tổ tiên mách bảo. Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy note càng nhiều càng tốt.

Chú ý, đừng lo lắng nếu bạn không học hết các nội dung trong khoá học, nhưng ĐỪNG bỏ qua section Preparing for the Exam + Practice Exam - AWS Certified Solutions Architect Associate, đặc biệt là practice exam

image.png

Lần đầu làm practice exam, nếu điểm dưới 72% thì chúc mừng bạn, bạn cùng hội với mình rồi đấy. Đừng lo, đề khó và cách tính điểm trên Udemy cũng khác với đề thi thật, hãy đảm bảo bạn đọc explanation của từng câu trả lời (kể cả câu đúng và câu sai), và những lần practice sau giữ số điểm trên 55% là tự tin rồi đấy.

4.2 Udemy (1 tuần) Practice exam

Sau một tuần, vì quá buồn ngủ và cảm thấy mất động lực vì phải học quá nhiều services, nắm trong tay những hiểu biết về một số services cơ bản, mình mạnh dạng đăng kí khóa luyện đề (practice exam) của sư phụ Neal Davis cũng trên Udemy. Bao gồm 6 đề luyện thi. Mình chọn sư phụ này vì search trên Reddit thấy các sư huynh bảo đề ở đây gần giống với đề thi thật nhất. (Sau khi passed mình cũng confirmed là luyện bộ đề này rất đáng tiền)

Ở lần thi đầu tiên, 6 practice exams thì chỉ có practice 5 là mình vừa đủ 72%, các practice còn lại dao động 55% ~ 70%. Khá là buồn 🥲 vì mình nghĩ đề này là giống với đề thi thật mà làm điểm thì lẹt đẹt thế này sao dám đi thi, nhưng khi đọc phần bình luận trong Review thì đa số các sư huynh sư tỷ đều nói các practice exams này khó hơn đề thi thật, và đúng là như vậy, nếu bạn cũng chỉ đạt điểm như mình thì đừng nản chí nhé, vẫn follow theo cách cũ: đọc kĩ câu hỏi và phần explanation của từng câu trả lời (cả câu đúng và sai), rồi note lại kiến thức mới. Kết hợp xem lại kiến thức từ khóa Lý thuyết.

Nhờ vào cách học này, ở lần practice exams thứ 2, các bài exam mình đều pass với số điểm 89% trở lên.

Đặc biệt, khóa này có các AWS cheatsheets, tổng hợp lý thuyết hầu hết các services quan trọng, bạn sẽ thấy link các services trong phần Explanation của các câu hỏi.

Lưu ý khi note:

  • Đừng note theo kiểu học vẹt, ví dụ câu hỏi storage nào support NFS protocol. Bạn note câu trả lời là EFS, hết. Trong bài thi, có thể họ cũng hỏi support NFS protocol, nhưng chưa chắc có câu trả lời là EFS đâu nhé 😉.
  • Đừng note theo kiểu bắt keyword: đây là phương thức thông thái hơn cách note trên, nhưng vẫn không thể lọt qua bẫy của đề thi, ví dụ câu hỏi có từ khóa HPC (High Performance Computing), bạn chọn ngay FSx for Lustre mà quên đọc đề còn hỏi support NFS protocol. Thế là tạch.
  • Đừng chỉ note những gì bạn học được qua Lý thuyết và Practice Exams: ví dụ, mỗi khi bạn thấy câu hỏi hỏi về support NFS protocol, hãy search thêm tất cả storage/gateway support protocol này. Khi bạn thấy Lambda, chịu khó lên AWS offical docs đọc hết những feature của Lambda
  • Đừng note chỉ dựa trên kiến thức của chatGPT: mình biết nhiều bạn sẽ tận dụng chatGPT, đây là một cách tham khảo rất nhanh và tiện lợi, nhưng đừng quên check lại với AWS offical docs hoặc search thêm trên Google. Không phải kiến thức nào chatGPT cũng trả lời đúng.
  • Luôn check lại thông tin các services đã note với AWS offical doc: mọi thứ đều suông sẻ, cho đến khi bạn vô tình biết Spot Block đã ngừng hỗ trợ, S3 đã bật encrypt by default.

4.3 ExamTopic - Dumps (nữa tuần trước khi thi)

Bạn cảm thấy chưa tự tin với kiến thức của mình, hoặc đơn giản là muốn thấy câu hỏi thực tế từ đề AWS. Vậy thì mời bạn đến với bình nguyên... à không, đến với ExamTopic - nơi quy tụ anh tài combat với lượng kiến thức siêu phàm. Link cho SAA-C03: examtopics.com/exams/amazon/aws-certified-solutions-architect-associate-saa-c03

WARNING: các câu trả lời mặc định trên ExamTopic đa số là SAI, bạn hãy vào đọc Discussion và dựa trên đáp án Most Voted. Và, discussion đôi khi kiểu 50-50 cũng không biết nên theo câu hỏi nào, lúc này chỉ search AWS offical docs và chatGPT là được.

Bạn chỉ cần coi 10-20 trang đầu nếu có thời gian, nhờ discussion bạn sẽ thấy được nhiều mẹo (hãy nhớ phần Lưu ý của mình) và cũng cố lòng tin với kiến thức của bạn hơn.

5. Đăng kí và thi

Mình đăng kí thi online qua PearsonVue, đăng kí và thanh toán khá đơn giản, nhưng bạn nên đảm bảo lúc thi cần phải có mạng internet ổn định.

Phần chuẩn bị trước khi thi thì chỉ cần CCCD/Passport. Một phòng kính, có bàn ghế là OK thôi. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm về phần này, thì có thể hỏi trực tiếp mình qua Facebook: https://www.facebook.com/phat.ryo.99/

6. Kết quả

Sau khi làm bài thi xong, bạn sẽ không được biết kết quả đậu/ rớt ngay, mà phải đợi trong 4 - 8 tiếng đồng hồ tiếp theo. Bạn để ý mailbox sẽ có mail từ Credly thông báo nhận được Badge mới, đây là cách nhanh nhất để biết đậu hay rớt. Kết quả từ AWS sẽ đến trong 7 ngày, nhanh nhất là ngày tiếp theo.

Mình thi được 824/1000, và đều pass các domain trong kì thi image.png

7. Kết

Trong 2 tuần ôn thi không phải là chuyện đơn giản với lượng kiến thức khổng lồ từ Udemy và bản thân AWS services. Nếu bạn đã đặt ra mục tiêu săn "mây", thì hãy lập ra một lộ trình rõ ràng với thời gian thoải mái hơn.

Dù không bắt buộc, nhưng để chống chán và có bạn combat khi giải đề, bạn nên rủ thêm 1 vài người bạn cùng ôn luyện lấy Cert sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Nhận thấy khó khăn khi ôn luyện các câu hỏi, mình có tạo nhóm trên Facebook để tham gia giải đáp cùng bạn bằng kiến thức của mình, link nhóm: https://www.facebook.com/groups/329568729731641

Tổng kết, đây là một chiếc Cert với kiến thức rộng, và đôi khi cần phải sâu, với những bạn học vẹt, học tủ các services, câu hỏi thường gặp thì khả năng pass rất thấp, vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một plan học tập thật tử tế nhé. Chúc bạn có được chiếc Cert này!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

PDF Export, cẩn thận với những input có thể truyền vào

Giới thiệu. Dạo gần đây mình tình cờ gặp rất nhiều lỗi XSS, tuy nhiên trang đó lại có sử dụng dữ liệu người dùng input vào để export ra PDF.

0 0 66

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về AWS Batch

Khi sử dụng hệ thống cloud service, điều chúng ta thường phải quan tâm đến không chỉ là hiệu suất hoạt động (performance) mà còn phải chú ý đến cả chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của hệ thống. Chắn hẳn là hệ thống lớn hay nhỏ nào cũng đã từng phải dùng đến những instance chuyên để chạy batch thực

0 0 143

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về AWS KMS

1. AWS KMS là gì. Ở KMS bạn có thể lựa chọn tạo symetric key (khóa đối xứng) hoặc asymetric key (khóa bất đối xứng) để làm CMK (Customer Master Key). Sau khi tạo key thì có thể thiết đặt key policy để control quyền access và sử dụng key.

0 0 66

- vừa được xem lúc

AWS VPC cho người mới bắt đầu

Tuần này, tôi trình bày lại những gì tôi đã học được về Virtual Private Cloud (VPC) của Amazon. Nếu bạn muốn xem những gì tôi đã học được về AWS, hãy xem Tổng quan về DynamoDB và Tổng quan về S3. VPC là gì. Những điều cần lưu ý:.

0 0 84

- vừa được xem lúc

AWS Essentials (Phần 6): Guildline SNS Basic trên AWS

Tiếp tục với chuỗi bài viết về Basic AWS Setting, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp tới SNS (Simple Notification Service). Đây là một service của AWS cho phép người dùng setting thực hiện gửi email, text message hay push notification tự động tới mobile device dựa trên event người dùng setting phía AWS

0 0 145

- vừa được xem lúc

Sử dụng Amazon CloudFront Content Delivery Network với Private S3 Bucket — Signing URLs

Trong nhiều trường hợp, thì việc sử dụng CDN là bắt buộc. Mình đã trải nghiệm với một số CDN nhưng cuối cùng mình lựa chọn sử dụng AWS CloudFront.

0 0 117