- vừa được xem lúc

Những điều cần lưu ý và sử dụng Hook trong React (Phần 2)

0 0 129

Người đăng: Ngô Văn Tiến

Theo Viblo Asia

II. UseEffect và điều cần lưu ý .

Nếu bạn đã quen thuộc với các phương thức vòng đời của lớp React, bạn có thể nghĩ đến useEffect Hook khi kết hợp componentDidMount, componentDidUpdate và componentWillUnmount.

Có hai loại xử lý phổ biến trong các thành phần React: những xử lý phụ không yêu cầu cleanup và những xử lý phụ có cleanup. Hãy xem xét sự khác biệt này chi tiết hơn.

Đó là 1 trong những cái chúng ta làm rõ trong bài viết này.

1. Side effect là gì ? Và chúng có bao nhiêu loại ?

Side effect hiểu nôm na là những thứ tác động và nó chạy phía bên ngoài component của mình.

  • Gọi API lấy dử liệu
  • Tương tác với DOM
  • Subscriptions
  • setTimeOut, setInterval

Cái mà chúng ta hay dùng đó là cái gọi api trên server nhé. Trên tài liệu chính thức thì thằng React nó chia ra 2 nhóm.

  1. Effect không cần cleanup : Gọi API , tương tác với DOM
  2. Effect cần cleanup : subscriptions, setTimeOut, setInterval

Lý do là sao. Ví dụ như setInterval , khi thao tác với nó thì nó cứ chạy và chạy cho đến khi nó bị UnMount và nó sẽ xảy ra lỗi (memory leak) . Nên nó được đưa vào danh sách cần cleanup .

2. Giới thiệu hook useEffect()

  • Là một hook cơ bản trong React Hook .
  • Sử dụng cho Side Effect.
  • Mỗi hook có 2 thành phần là side effectclean up (optional)
  • Được thực thi sau mỗi lần render
  • Được thực thi ít nhất một lần sau lần render đầu tiên.
  • Những lần render sau chỉ được thực thi nếu có dependencies thay đổi.
  • Effect cleanup sẽ được thực thi trướcrun effect lần tiếp theo hoặc unmount.

Cú pháp.

// callback : Side effect của bạn 
// dependencies : Chỉ thực hiện lệnh gọi lại nếu một trong các phần phụ thuộc của bạn thay đổi function useEffect(callback, dependencies) {}

useEffect về cơ bản nó là 1 cái function . Đầu tiên là nó nhận 1 cái callback và thứ 2 là nhận danh sách dependencies. Cho bạn 1 ví dụ nhe :

function Example() { const [count, setCount] = useState(0); // Similar to componentDidMount and componentDidUpdate: useEffect(() => { // Update the document title using the browser API document.title = `You clicked ${count} times`; return function cleanup() { // cleanup }; }); return ( <div> <p>You clicked {count} times</p> <button onClick={() => setCount(count + 1)}> Click me </button> </div> );
}

Trong lần render đầu tiên :

MOUNTING

  • rendering (run phần jsx trước)
  • run useEffect() (Lưu ý là nó chỉ run phần side effect chứ chưa run phần cleanup nhé)

Đến lần render tiếp theo.

UPDATING

  • rendering (lại render phần jsx trước)
  • run useEffect() cleanup nếu dêpndencies thay đổi (Lúc này nó sẽ cleanup cái side effect chạy lần trước ở mounting nhé)
  • run useEffect() nếu dependencies thay đổi. (Đoạn này nó sẽ chay side effect lần 2 nhé)

Bước cuối cùng nó sẽ chạy unmount để nó đảm bảo đả cleanup hết trước khi unmount

UNMOUNTING

  • run useEffect() cleanup

Cho nên các bạn đừng nhầm là khi nó chạy vào useEffect là nó chạy luôn vào cleanup là không đúng nhé.

3. Một số lưu ý khi dùng useEffect()

Có 3 cách dùng useEffect với điều kiện. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Cách 1 : Không khai báo dependencies

function Example() { const [count, setCount] = useState(0); useEffect(() => { return function cleanup() { // cleanup }; }); return ();
}

Nếu không khai bao dependencies đồng nghĩa với việc nó luôn luôn được thực hiện . Cứ mỗi lần render, sau khi render xong là nó được chạy và chạy sau mỗi lần render.

Cách 2: Nếu dependencies là 1 mãng empty

function Example() { const [count, setCount] = useState(0); useEffect(() => { return function cleanup() { // cleanup }; }, []); return ();
}

Có nghĩa là nó sẽ chạy đúng 1 lần thôi. Có nghiã là sao.

Tức là cái side effect chỉ chạy đúng 1 lần sau khi render và cleanup chạy đúng 1 lần khi Unmount thôi. Như vậy chổ chạy side effect nó tương tự như là componentDidMount và chổ chạy cleanup sẽ giống với componentWillUnmount phía bên life cycle nhé.

Cách 3: Nếu dependencies là 1 mãng có giá trị.

function Example() { const [count, setCount] = useState(0); useEffect(() => { return function cleanup() { // cleanup }; }, [count]); return ();
}

Thì lần đầu nó sẽ chạy sau khi render . Và những lần sau nó có render hay không thì nó sẽ phụ thuộc vào cái thằng count . Nếu thằng count thay đổi thì thằng useEffect mới gọi

4. Chuyển từ life cycles sang useEffect() hook

class Example extends PureComponent { componentDidMount() { console.log("Component Did Mount") } componentWillUnMount() { console.log("Component Will Unmount") }
}

Viết lại tương đương với hook .

function Example() { useEffect(() => { console.log("Component Did Mount") return function cleanup() { console.log("Component Will Unmount") }; }, []);
}

Tiếp theo

class Example extends PureComponent { componentDidMount() { console.log("Component Did Mount or Did Update") } componentDidUpdate() { console.log("Component Did Mount or Did Update") }
}

Viết lại thành

function Example() { useEffect(() => { console.log("Component Did Mount or Did Update") });
}

5. Những lưu ý cần nhớ

  • Side effect là gì ? Có bao nhiêu loại ?
  • Có thể kèm điều kiện để thực thi useEffect()
  • Có thể dùng nhiều useEffect()
  • Tư duy về side Effects khi dùng useEffect() hook thay vì lifeCycle (Đừng tư duy theo kiểu từ class component viết như nào rùi conver qua hook nhé. Suy nghĩ vậy là sai lầm).

6. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo nhé . ????

Nội dung sưu tầm và đúc kết từ kinh nghiệm của mình. Cảm ơn bạn đọc . Một số nguồn :

https://reactjs.org/docs/hooks-intro.html

https://reactjs.org/docs/hooks-faq.html

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 100

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 127

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 59

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 54

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 80