- vừa được xem lúc

Quy hoạch động 5.5: Mảng tổng tiền tố và Mảng hiệu (phần 1)

0 0 16

Người đăng: Viblo Algorithm

Theo Viblo Asia

I. Giới thiệu chung

Những bài toán trên mảng là chủ đề rất quen thuộc ở các kì thi lập trình. Mảng tổng tiền tốMảng hiệu là hai kĩ thuật bổ trợ, giúp đẩy nhanh tốc độ tính toán của một số thao tác trên mảng. Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách xây dựng và những ứng dụng của hai kĩ thuật nói trên.

1. Khái niệm

Mảng tổng tiền tố

Với mảng AA gồm nn phần tử a1,a2,,an;a_1, a_2, \dots, a_n; ta xây dựng một mảng sum(A)sum(A) theo quy tắc sau:

  • sum[0]=c;sum[0] = c; với cc là một hằng số thực.
  • sum[i]=sum[i1]+ai;i:1insum[i] = sum[i - 1] + a_i; \forall i: 1 \le i \le n.

Khi đó, mảng sum(A)sum(A) được gọi là mảng tổng tiền tố (prefix sum array) của AA. Từ một mảng A,A, ta có thể sinh ra vô số mảng S(A)S(A) bằng cách chọn một hằng số cc tùy ý. Nhưng trên thực tế, ta thường chọn c=0c = 0 để thuận tiện hơn khi tính toán.

<center>

</center>

Mảng hiệu

Cũng với mảng A,A, ta có thể xây dựng thêm một mảng diff(A)diff(A) theo quy tắc như sau:

{diff[1]=a1diff[i]=aiai1;i:2i<n\begin{cases}diff[1] = a_1 \\ diff[i] = a_i - a_{i - 1}; \forall i: 2 \le i < n \end{cases}

Mảng diff(A)diff(A) được gọi là mảng hiệu (difference array) của AA.

<center>

</center>

2. Phương pháp cài đặt

Mảng tổng tiền tố

Để xây dựng mảng tổng tiền tố, ta có thể áp dụng đúng định nghĩa để cài đặt trên mảng:

vector < int > build_prefix_sum(int n, int c, vector < int >& a)
{ vector < int > sum(n + 1); sum[0] = c; // Thường thì c = 0. for (int i = 1; i <= n; ++i) sum[i] = sum[i - 1] + a[i]; return sum;
}

Hoặc ta có thể áp dụng hàm partial_sum() trong STL C++, cú pháp hàm này như sau:

partial_sum(first, last, result, binary_op);

Hàm này có ý nghĩa xây dựng tổng tiền tố cho các phần tử nằm trong phạm vi hai iterator [first, last) của một container, và trả mảng tổng tiền tố sang mảng kết quả, bắt đầu từ vị trí có iterator là result. Quá trình tính toán sẽ được thực hiện bằng toán tử binary_op (xem thêm minh họa về hàm này tại đây), nếu để trống thì mặc định là toán tử +:

vector < int > build_prefix_sum(int n, int c, vector < int >& a)
{ vector < int > sum(n + 1); sum[0] = c; // Thường thì c = 0. partial_sum(a.begin() + 1, a.end(), sum.begin() + 1); return sum;
}

Độ phức tạp của quá trình dựng mảng tổng tiền tố theo cả hai cách là O(n)O(n).

Mảng hiệu

Tương tự như mảng tổng tiền tố, ta cũng có thể xây dựng Mảng hiệu theo định nghĩa:

vector < int > build_diff_array(int n, vector < int >& a)
{ vector < int > diff(n + 1); diff[1] = a[1]; for (int i = 2; i <= n; ++i) diff[i] = a[i] - a[i - 1]; return diff;
}

Ngoài ra ta có thể sử dụng hàm adjacent_difference() được cung cấp bởi thư viện STL C++, với cú pháp như sau:

adjacent_difference(first, last, result, binary_op);

Hàm này sẽ thực hiện tính mảng hiệu cho các phần tử có iterator trong đoạn [first, last) của một container, và trả về mảng hiệu sang container từ vị trí có iterator là result. Tuy nhiên toán tử mặc định sử dụng trong hàm sẽ là toán tử - (xem thêm về hàm này tại đây):

vector < int > build_diff_array(int n, vector < int >& a)
{ vector < int > diff(n); adjacent_difference(a.begin() + 1, a.end(), diff.begin() + 1); return diff;
}

Độ phức tạp của quá trình xây dựng mảng hiệu theo hai cách trên đều là O(n)O(n).

3. Tính chất

Độ dài mảng

  • Mảng tổng tiền tố sum(c,A)sum(c, A) có thêm một phần tử phụ sum[0]=csum[0] = c nên độ dài của nó sẽ nhiều hơn độ dài mảng gốc 11 phần tử - tức là n+1n + 1.
  • Mảng hiệu lại được dựng bằng hiệu giữa hai phần tử kề nhau, mà chỉ có n1n - 1 cặp như vậy, nên độ dài của diff(A)diff(A)nn (tính cả phần tử diff[1]=a1diff[1] = a_1).

Tính riêng biệt

  • Từ một mảng A,A, với mỗi hằng số cc khác nhau ta lại tạo ra được một mảng tổng tiền tố khác nhau. Tuy nhiên, các mảng tổng tiền tố này chỉ khác nhau duy nhất ở giá trị cc.
  • Trái lại, cũng từ mảng AA đó, ta xây dựng được một và chỉ một mảng hiệu.

Liên hệ giữa Mảng tổng tiền tố và Mảng hiệu

Với mảng cộng dồn sum(c,A)sum(c, A) và mảng hiệu diff(A),diff(A), ta có thể khôi phục được mảng AA ban đầu thông qua hai cách:

  • A=sum(0,diff(A))A = sum\big(0, diff(A)\big).
  • A=diff(sum(c,A))A = diff\big(sum(c, A)\big) với mọi giá trị cRc \in \mathbb{R}.

Xem hình minh họa dưới đây để hiểu rõ mối liên kết nói trên:

Hàm partial_sum()adjacent_difference() trong C++ STL cũng tuân theo quy tắc nêu trên. Tuy nhiên, các thao tác trên hai hàm này có phần phức tạp hơn so với thao tác trên mảng mà ta cài đặt thủ công.

II. Ứng dụng của mảng tổng tiền tố

1. Ứng dụng cơ bản

Mảng tổng tiền tố có một ứng dụng quan trọng trong các bài toán trên dãy số. Kĩ thuật này giúp chúng ta tính nhanh ra tổng các số trên một đoạn trong thời gian chỉ O(1),O(1), ứng dụng rất nhiều trong các bài toán lập trình thi đấu.

Nội dung bài toán cơ bản có thể phát biểu như sau:

Cho một dãy số AA gồm nn phần tử a1,a2,,ana_1, a_2, \dots, a_n. Cần trả lời QQ truy vấn, mỗi truy vấn có dạng (l,r)(l, r) yêu cầu đưa ra tổng của các số có vị trí thuộc đoạn [l,r][l, r] của dãy số.

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương nn và QQ - độ dài dãy số và số truy vấn.
  • Dòng thứ hai chứa nn số nguyên a1,a2,,ana_1, a_2, \dots, a_n phân tách nhau bởi dấu cách.
  • Trên QQ dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên dương ll và rr thể hiện một truy vấn.

Ràng buộc:

  • 1n1061 \le n \le 10^6.
  • 1Q1061 \le Q \le 10^6.
  • ai109;i:1in|a_i| \le 10^9; \forall i: 1 \le i \le n.

Output:

  • Ứng với mỗi truy vấn, in ra một số nguyên là tổng các số trong đoạn [l,r][l, r] tương ứng. Kết quả mỗi truy vấn in ra trên một dòng.

Sample Input:

5 3
1 2 3 4 5
1 5
2 4
3 3

Sample Output:

15
9
3

Ý tưởng

Cách làm mà ai cũng có thể nhận ra là ứng với mỗi truy vấn, ta duyệt lại trên mảng từ vị trí ll tới vị trí rr và tính tổng:

i=lrai\sum_{i = l}^r a_i

Cách làm này có độ phức tạp tổng quát là O(n×Q)O(n \times Q). Do số truy vấn có thể lên tới 106,10^6, nên chắc chắn cách này bị chạy quá thời gian.

Ta sẽ xây dựng một mảng sum[i]sum[i] là tổng tiền tố của mảng AA.

Khi đó, tổng của các số thuộc đoạn [l,r][l, r] trên mảng AA sẽ được tính theo công thức:

sum[r]sum[l1]sum[r] - sum[l - 1]

Việc trừ này cũng sẽ khử đi hằng số c,c, nên ta có thể áp dụng bất kì mảng tổng tiền tố nào được sinh ra từ AA để tính tổng đoạn con. Và nhờ vào công thức này, mỗi truy vấn có thể được trả lời chỉ trong O(1)O(1). Các bạn chỉ cần khởi tạo trước mảng tổng tiền tố trong O(n)O(n) mà thôi. Do tính chất cộng từ trước ra sau, nên kĩ thuật này còn được gọi là mảng cộng dồn.

Cài đặt

#include <bits/stdc++.h> using namespace std; long long query(int l, int r, vector < long long >& sum)
{ return sum[r] - sum[l - 1];
} main()
{ int n, q; cin >> n; vector < long long > sum(n + 1, 0); for (int i = 1; i <= n; ++i) { long long x; cin >> x; sum[i] = sum[i - 1] + x; } while (q--) { int l, r; cin >> l >> r; cout << query(l, r, sum) << endl; } return 0;
}

2. Mảng tổng tiền tố hai chiều

Mảng tổng tiền tố có thể được phát triển lên để sử dụng trên các ma trận hai chiều kích thước m×n,m \times n, dùng để tính tổng một hình chữ nhật con có kích thước bất kì trong ma trận đó, thông qua kĩ thuật Bao hàm - Loại trừ.

Bài toán được phát biểu khá tương tự:

Cho một ma trận AA kích thước m×n,m \times n, các hàng được đánh số từ 11 tới mm từ trên xuống, các cột được đánh số từ 11 tới nn từ trái qua phải. Ô nằm trên giao của hàng i,i, cột j,j, gọi là ô (i,j),(i, j), trên đó có điền số nguyên ai,ja_{i, j}.

Cần trả lời QQ truy vấn, mỗi truy vấn có dạng (x1,y1,x2,y2)(x_1, y_1, x_2, y_2) yêu cầu đưa ra tổng của các số thuộc hình chữ nhật có góc trái trên ở tọa độ (x1,y1)(x_1, y_1) và góc phải dưới ở tọa độ (x2,y2)?(x_2, y_2)?

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa ba số nguyên dương m,nm, n và QQ - kích thước ma trận và số truy vấn.
  • Trên mm dòng tiếp theo, dòng thứ ii chứa nn số nguyên ai,1,ai,2,,ai,na_{i, 1}, a_{i, 2}, \dots, a_{i, n} phân tách nhau bởi dấu cách - thể hiện hàng ii của ma trận.
  • Trên QQ dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa bốn số nguyên dương x1,y1,x2,y2x_1, y_1, x_2, y_2 thể hiện một truy vấn.

Ràng buộc:

  • 1m,n10001 \le m, n \le 1000.
  • 1Q1061 \le Q \le 10^6.
  • ai,j109;i,j:1im,1jn|a_{i, j}| \le 10^9; \forall i, j: 1 \le i \le m, 1 \le j \le n.

Output:

  • Ứng với mỗi truy vấn, in ra một số nguyên là tổng các số trong hình chữ nhật con tương ứng. Kết quả mỗi truy vấn in ra trên một dòng.

Sample Input:

5 4 3
1 3 2 4
5 7 8 9
1 4 2 5
2 4 -8 9
-5 -1 -2 -3
1 1 3 3
2 3 5 4
1 1 5 4

Sample Output:

33
20
47

Ý tưởng

Ta sử dụng một mảng sumsum hai chiều để lưu tổng tiền tố của ma trận AA. Gọi sum[i][j]sum[i][j] là tổng các số thuộc hình chữ nhật có góc trái trên là (1,1),(1, 1), góc phải dưới là (i,j)(i, j).

Giả sử ta cần tính tổng hình chữ nhật (1,1,i,j)(1, 1, i, j) như hình 11 bên dưới:

Hình 1

Nhận thấy, tổng hình chữ nhật (1,1,i,j)(1, 1, i, j) có thể được tạo thành bằng cách gộp tổng hai hình chữ nhật (1,1,i1,j)(1, 1, i - 1, j) và (1,1,i,j1)(1, 1, i, j - 1) lại, rồi cộng thêm giá trị ai,ja_{i, j}:

Hình 2

Tuy nhiên, như vậy thì tổng các số trong hình chữ nhật (1,1,i1,j1)(1, 1, i - 1, j - 1) sẽ bị tính thừa một lần, vì thế ta trừ bớt nó đi:

Hình 3

Tổng hợp lại công thức ở cả ba hình 1,2,3;1, 2, 3; ta rút ra công thức xây dựng sum[i][j]sum[i][j]:

sum[i][j]=sum[i1][j]+sum[i][j1]sum[i1][j1]+ai,j;i,j:1im,1jn (1)sum[i][j] = sum[i - 1][j] + sum[i][j - 1] - sum[i - 1][j - 1] + a_{i, j}; \forall i, j: 1 \le i \le m, 1 \le j \le n \ (1)

Tiếp theo ta xây dựng công thức để tìm ra tổng của một hình chữ nhật con (x1,y1,x2,y2)(x_1, y_1, x_2, y_2).

Hình 4

Nhận thấy, sum[x2][y2]sum[x_2][y_2] đã là tổng hình chữ nhật con (1,1,x2,y2)(1, 1, x_2, y_2) nên ta chỉ cần thêm bớt sao cho đạt được hình chữ nhật mong muốn. Ta sẽ trừ bớt đi tổng của hai hình chữ nhật con (1,1,x11,y2)(1, 1, x_1 - 1, y_2) và (1,1,x2,y11)(1, 1, x_2, y_1 - 1):

Hình 5

Tuy nhiên, phần hình chữ nhật (1,1,x11,y11)(1, 1, x_1 - 1, y_1 - 1) lại bị trừ thừa thêm 11 lần. Do đó ta phải cộng lại một lần phần này vào kết quả.

Hình 6

Tổng hợp lại công thức, ta có cách lấy tổng của một hình chữ nhật con (x1,y1,x2,y2)(x_1, y_1, x_2, y_2) như sau:

sum[x2][y2]sum[x11][y2]sum[x2][y11]+sum[x11][y11] (2)sum[x_2][y_2] - sum[x_1 - 1][y_2] - sum[x_2][y_1 - 1] + sum[x_1 - 1][y_1 - 1] \ (2)

Việc chuẩn bị trước mảng tổng tiền tố sẽ mất O(m×n),O(m \times n), nhưng trả lời truy vấn thì chỉ còn O(1)!O(1)!

Cài đặt

Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h> using namespace std; long long query(int x1, int y1, int x2, int y2, vector < vector < long long > >& sum)
{ return sum[x2][y2] - sum[x1 - 1][y2] - sum[x2][y1 - 1] + sum[x1 - 1][y1 - 1];
} main()
{ int m, n, q; cin >> m >> n >> q; vector < vector < long long > > sum(m + 1, vector < long long >(n + 1, 0)); for (int i = 1; i <= m; ++i) for (int j = 1; j <= n; ++j) { int x; cin >> x; sum[i][j] = sum[i - 1][j] + sum[i][j - 1] - sum[i - 1][j - 1] + x; } while (q--) { int x1, y1, x2, y2; cin >> x1 >> y1 >> x2 >> y2; cout << query(x1, y1, x2, y2, sum) << endl; }
}

3. Mảng tổng tiền tố 3 chiều (đọc thêm)

Giả sử ta có mảng trong không gian ba chiều AA với kích thước m×n×p,m \times n \times p, thì mảng tổng tiền tố của nó được xây dựng theo quy tắc:

sumi,j,k(A)=ti=1itj=1jtk=1kati,tj,tksum_{i, j, k}(A)=\displaystyle \sum_{t_i\,=\,1}^{i} \sum_{t_j\,=\,1}^{j} \sum_{t_k\,=\,1}^{k} a_{t_i,t_j,t_k}

Công thức sau được sử dụng để dựng mảng cộng dồn 3 chiều:

Tương tự, ta tính tổng các phần tử trong không gian [x1,x2]×[y1,y2]×[z1,z2][x_1, x_2] \times [y_1, y_2] \times [z_1, z_2] thông qua Bao hàm - Loại trừ:

Ta cũng có thể áp dụng phương pháp này để mở rộng cho các mảng nn chiều. Tuy nhiên, do số lượng bài toán liên quan đến mảng trong không gian từ 4 chiều trở lên là cực hiếm, mảng cộng dồn trong không gian này gần như không có ứng dụng thực tiễn.

4. Một số bài tập minh họa

Bài toán 1: Phần thưởng

Đề bài

Bạn Hoa tham gia một trò chơi trên mạng và may mắn trở thành người chiến thắng. Tuy nhiên, luật trao thưởng của trò chơi này lại khá kì quặc. Các phần thưởng được xếp trên một bảng ô vuông đơn vị có kích thước 2×n,2 \times n, ô vuông nằm ở giao của hàng i,i, cột jj chứa phần thưởng có giá trị là ai,ja_{i, j}.

Minh họa bảng phần thưởng kích thước 2×72 \times 7

Để nhận thưởng, Hoa sẽ phải điều khiển một nhân vật xuất phát từ vị trí (1,1)(1, 1) trên bảng ô vuông, đi tới ô (2,n),(2, n), và chỉ được sử dụng các bước đi xuống dưới hoặc sang phải. Tổng giá trị phần thưởng của các ô mà nhân vật đi qua sẽ là phần thưởng mà Hoa nhận được.

Yêu cầu: Hãy tính tổng giá trị phần thưởng lớn nhất mà Hoa có thể nhận được?

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương nn.
  • Hai dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa nn số nguyên dương ai,ja_{i, j} thể hiện một hàng của bảng phần thưởng.

Ràng buộc:

  • 1n1051 \le n \le 10^5.
  • 1ai,j109;i,j:1i2,1jn1 \le a_{i, j} \le 10^9; \forall i, j: 1 \le i \le 2, 1 \le j \le n.

Output:

  • Số nguyên duy nhất là tổng giá trị phần thưởng lớn nhất mà Hoa nhận được.

Sample Input:

7
1 3 7 3 2 5 6
9 10 5 7 7 9 8

Sample Output:

56

Giải thích:

Các ô màu đỏ chính là đường đi mà Hoa sẽ chọn:

Ý tưởng

Nhận xét thấy, một khi Hoa đã di chuyển từ hàng thứ nhất xuống hàng thứ hai thì sẽ phải đi tiếp tới cuối hàng thứ hai, do chỉ được phép đi sang phải hoặc xuống dưới. Vì thế, kết quả bài toán sẽ là:

max(j=1ka1,j+j=kna2,j);k:1kn\text{max}\left(\sum_{j = 1}^k a_{1, j} + \sum_{j = k}^n a_{2, j}\right); \forall k: 1 \le k \le n

Với các bộ dữ liệu nhỏ, ta chỉ cần duyệt mọi vị trí k,k, ứng với mỗi kk dùng thêm hai vòng lặp để tính tổng đoạn a1,1ka_{1,1 \dots k} và a2,kna_{2, k \dots n} rồi lấy tổng lớn nhất làm kết quả. Độ phức tạp giải thuật là O(n2)O(n^2).

Nhưng để làm được tối đa điểm của bài toán, cần xây dựng trước mảng tổng tiền tố prefix_sum[i][j]\text{prefix\_sum}[i][j] là tổng các số trên hàng ii từ cột 11 tới cột jj. Sau đó, việc lấy tổng của đoạn [1,k][1, k] trên hàng 11 và đoạn [k,n][k, n] trên hàng 22 có thể thực hiện trong O(1)O(1) với mỗi giá trị kk từ 11 tới nn. Tới đây thu được giải thuật O(n)O(n).

Cài đặt

#include <bits/stdc++.h>
#define int long long using namespace std; const int maxn = 1e6 + 10;
typedef int matrix[3][maxn];
int n;
matrix prefix_sum; void enter()
{ cin >> n; for (int i = 1; i <= 2; ++i) for (int j = 1; j <= n; ++j) { int a; cin >> a; prefix_sum[i][j] = prefix_sum[i][j - 1] + a; }
} void solution()
{ int res = 0; for (int j = 1; j <= n; ++j) { int first_row_sum = prefix_sum[1][j]; int second_row_sum = prefix_sum[2][n] - prefix_sum[2][j - 1]; res = max(res, first_row_sum + second_row_sum); } cout << res;
} main()
{ ios_base::sync_with_stdio(false); cin.tie(nullptr); enter(); solution(); return 0;
}

Bài toán 2: Hình vuông con

Đề bài

Một bảng hình chữ nhật được chia thành lưới ô vuông đơn vị kích thước m×nm \times n. Các hàng của bảng được đánh số từ 11 tới m,m, từ trên xuống dưới; các cột của bảng được đánh số từ 11 tới n,n, từ trái qua phải. Ô nằm trên hàng i,i, cột jj của bảng được gọi là ô (i,j)(i,j) và có ghi giá trị ai,j (1im,1jn)a_{i,j} \ (1≤i≤m,1≤j≤n). Một hình vuông con của bảng là hình vuông chiếm chọn một số ô của bảng.

Yêu cầu: Với số nguyên dương kk cho trước, hãy chọn ra một hình vuông con kích thước k×k,k \times k, sao cho giá trị của số nhỏ nhất trong hình vuông con là lớn nhất?

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa ba số nguyên dương m,n,km,n,k.
  • Trên mm dòng tiếp theo, dòng thứ ii chứa nn số nguyên dương ai,1,ai,2,,ai,na_{i,1}, a_{i, 2}, \dots, a_{i, n} thể hiện hàng thứ ii của bảng số.

Ràng buộc:

  • 1m,n10001 \le m, n \le 1000.
  • 1kmin(m,n)1 \le k \le \text{min}(m, n).
  • 1ai,j106;i:1im1 \le a_{i, j} \le 10^6; \forall i: 1 \le i \le m.

Output:

  • Chứa một số nguyên duy nhất là giá trị của số nhỏ nhất trong hình vuông thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Sample Input:

5 5 2
1 11 2 3 3
9 9 2 3 3
2 2 2 2 2
1 2 2 5 6
4 10 2 7 8

Sample Output:

5

Giải thích:

Hình vuông con với tọa độ góc trái trên (4,4)(4, 4) và góc phải dưới (5,5)(5, 5) là hình vuông thỏa mãn đề bài.

Ý tưởng

Gọi giá trị của số nhỏ nhất trong hình vuông k×kk \times k tìm được là minvminv.

Nếu gọi check(minv)check(minv) là một hàm kiểm tra có tồn tại hình vuông k×kk \times k nào mà giá trị nhỏ nhất là minvminv hay không, thì ta thấy khi càng tăng minvminv lên, khả năng hàm check(minv)=TRUEcheck(minv) = \text{TRUE} càng giảm đi (vì minvminv càng to thì càng khó tồn tại hình vuông k×kk \times k nhận nó làm giá trị nhỏ nhất). Từ đây, ta thấy check(minv)check(minv) là một hàm thỏa mãn Định lý chính của Tìm kiếm nhị phân, giá trị minvminv lớn nhất thỏa mãn check(minv)=TRUEcheck(minv) = \text{TRUE} có thể tìm được thông qua Tìm kiếm nhị phân trên tập kết quả.

Xét các giá trị minv[1,106],minv \in [1, 10^6], ta xây dựng hàm check(minv)check(minv) như sau:

  • Xây dựng một bảng hai chiều BB với ý nghĩa: Nếu ai,jminva_{i, j} \ge minv thì bi,j=1,b_{i, j} = 1, ngược lại bi,j=0b_{i, j} = 0. Lúc này, nếu một ma trận con k×kk \times k trên bảng AA có giá trị nhỏ nhất là minvminv thì tổng của ma trận con tương ứng trên bảng BB sẽ đúng bằng k×kk \times k (nghĩa là tất cả các số trong ma trận con đó đều minv\ge minv).
  • Xác định xem có tồn tại ma trận con k×kk \times k nào thỏa mãn tổng của ma trận con tương ứng trên bảng Bk×kB \ge k \times k hay không? Bước này ta có thể áp dụng quy hoạch động mảng tổng tiền tố hai chiều trên bảng BB.

Độ phức tạp: O(m×n×log)O(m \times n \times \log).

Cài đặt

#include <bits/stdc++.h> using namespace std; void enter(int &m, int &n, int &k, vector < vector < int > >& a)
{ cin >> m >> n >> k; a = vector < vector < int > >(m + 1, vector < int >(n + 1)); for (int i = 1; i <= m; ++i) for (int j = 1; j <= n; ++j) cin >> a[i][j];
} int get_sum(int x1, int y1, int x2, int y2, vector < vector < int > >& sum)
{ return sum[x2][y2] - sum[x1 - 1][y2] - sum[x2][y1 - 1] + sum[x1 - 1][y1 - 1];
} // Tạo mảng s[i][j] là số lượng giá trị a[i][j] >= min_value
// trong hình chữ nhật (1, 1, i, j).
vector < vector < int > > create_table(int m, int n, vector < vector < int > >& a, int min_value)
{ // Tạo mảng tổng tiền tố s[i][j]. vector < vector < int > > s(m + 1, vector < int >(n + 1, 0)); for (int i = 1; i <= m; ++i) for (int j = 1; j <= n; ++j) s[i][j] = s[i - 1][j] + s[i][j - 1] - s[i - 1][j - 1] + (a[i][j] >= min_value); return s;
} // Kiểm tra xem có tồn tại hình vuông k * k nào mà các số trong đó đều
// lớn hơn hoặc bằng min_value hay không.
bool check(int m, int n, int k, vector < vector < int > >& a, int min_value)
{ vector < vector < int > > sum = create_table(m, n, a, min_value); for (int i = 1; i <= m - k + 1; ++i) for (int j = 1; j <= n - k + 1; ++j) { int ii = i + k - 1, jj = j + k - 1; if (get_sum(i, j, ii, jj, sum) == k * k) return true; } return false;
} // Chặt nhị phân tìm giá trị nhỏ nhất tối đa trong các hình vuông kích thước k * k.
void solution(int m, int n, int k, vector < vector < int > >& a)
{ int l = 1, r = 1000000, res = 0; while (l <= r) { int mid = (l + r) / 2; if (check(m, n, k, a, mid)) res = mid, l = mid + 1; else r = mid - 1; } cout << res;
} int main()
{ ios_base::sync_with_stdio(false); cin.tie(nullptr); int m, n, k; vector < vector < int > > a; enter(m, n, k, a); solution(m, n, k, a); return 0;
}

Để tiếp tục theo dõi phần 22 của series bài viết về Mảng tổng tiền tố và Mảng hiệu, mời các bạn nhấn vào đây.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Quy hoạch động - một thuật toán thần thánh

. Bài viết gốc: https://manhhomienbienthuy.bitbucket.io/2017/Aug/24/algorithm-dynamic-programming.html (đã xin phép tác giả ).

0 0 42

- vừa được xem lúc

Series Data structures and algorithms

Giới thiệu. Xin chào các bạn. Tổng quan. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng các cấu trúc dữ liệu như Array,Map.

0 0 139

- vừa được xem lúc

Phần 2.Thuật toán QUY HOẠCH ĐỘNG

Thuật toán QUI HOẠCH ĐỘNG phần 2. Xin chào các bạn ở bài viết về QUI HOẠCH ĐỘNG phần 1:https://viblo.

0 0 28

- vừa được xem lúc

Phần 1.Thuật toán QUY HOẠCH ĐỘNG

Xin chào các bạn hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về thuật toán, cụ thể mình sẽ nói đến thuật toán qui hoạch động. Giới thiệu về thuật toán qui hoạch động.

0 0 31

- vừa được xem lúc

Quy hoạch động Bitmask

Để hiểu được những kiến thức được đề cập trong bài viết này, bạn đọc cần nắm vững các kiến thức liên quan tới Thao tác xử lý bit (Bit manipulation). Các bạn có thể tìm đọc bài viết về kiến thức này tạ

0 0 14

- vừa được xem lúc

Quy hoạch động 5.5: Mảng tổng tiền tố và Mảng hiệu (phần 2)

Đây là bài viết số 222 thuộc series bài viết về Mảng tổng tiền tố và Mảng hiệu. Để xem lại bài viết số 1,1,1, mời các bạn nhấn vào đây.

0 0 6