- vừa được xem lúc

RE Tips

0 0 6

Người đăng: Retired Contribute

Theo Viblo Asia

Thấy tip này cũng hay, nên share cho bà con làm RE và forensics, dính tới datetime trên Win và Unix. Thấy con số 116,444,736,000,000,000 này quài, quen thuộc, trong nhiều source, mà éo hiểu tại sao. Trên Windows, có 2 struct time chính, là SYSTEMTIME VÀ FILETIME. SYSTEMTIME lưu rõ từng field ngày, tháng, năm, giờ phút giây theo UTC. FILETIME là 1 qword 64bit lưu 100 nanosecond interval tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1601, cũng UTC. Vd nó lưu 10 thì là 10 * 100 = 1000 nanoseconds từ 1/1/1601. 1 giây= 1,000 mili giây = 1,000,000 micro giây = 1,000,000,000 nano giây. Còn dạn Dos datetime thì không có struct riêng, tính từ 1/1/1980. Trên Windows, các bạn coder, re, forensic sẽ gặp và có các API chuyển đổi giữa UTC qua lại Local, FILETIME qua lại với SYSTEMTIME và Dos datetime. File time (create/modify/access...) được Windows lưu xuống harddisk ở FILETIME. Trong khi đó, trong C, thì datetime lại được biểu diển bởi kiểu time_t, là 1 qword 64bit, nhưng lại là số giây (second) tính từ ngày 1 tháng 1 1970. Do vậy, nên những gì phát triển lên từ C đều đa số dùng kiểu time_t này cho datetime: Unix, kiểu time trong Python.... Vậy chuyển đổi 1 FILETIME trên Windows qua lại với time_t trên Unix, Python thì như thế nào. Thì phải đụng tới con số 116,444,736,000,000,000 này. Nó chính là 100 nanoseconds interval chính xác giữa 1/1/1601 và 1/1/1970. Các bạn đọc thêm ở blog này. Vì hồi mới quay lại làm rờ, độ script giải mã con Nanocore .NET, đụng tới datetime này, mình éo hiểu, bỏ qua, cứ cho mày in ra con số. Nay đang phân tích con mèo vừa rồi, lại thấy số này. Quyết tìm hiểu cho ra ngọn ngành. Nên nay mạn phép share lên cho anh em coder/RE/forensic. Ai biết rồi thì thôi, ai chưa biết thì đọc. https://sunshine2k.blogspot.com/2014/08/where-does-116444736000000000-come-from.html?fbclid=IwAR0MQ4fdZ1yG_m6t6lCn069d46r8I1PvOSeMApoLduBsGFog3raZL_eB4d8

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Được rồi, đi thôi!!! VPS free nè (^.^) [P1]

Bạn là sinh viên, bạn là lập trình viên khó khăn về mặt tài chính, bạn không có xiền thuê VPS, được rồi hãy đến đây!!!. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tạo VPS free bằng Github Workflow & N

0 0 46

- vừa được xem lúc

[Linux] Iptables trong hệ thống Linux

IPtables là ứng dụng tường lửa miễn phí trong Linux, cho phép thiết lập các quy tắc riêng để kiểm soát truy cập, tăng tính bảo mật. Khi sử dụng máy chủ, tường lửa là một trong những công cụ quan trọng

0 0 35

- vừa được xem lúc

Từ bug format sai chuỗi số khi nhập bằng bàn phím tiếng Nhật, tới IME và các sự kiện composition trong JS

"Tự nhiên tui thấy hiện tượng lạ”. Khi nhập liệu một chuỗi các kí tự vào thẻ input, thông thường chúng ta nhập thế nào thì hiển thị thế ấy, không làm phép biến đổi gì cả.

0 0 37

- vừa được xem lúc

Tạo Rijndael S-box sử dụng trong AES

I. Rijndael S-box là gì .

0 0 25

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về lỗ hổng tràn bộ đệm (Buffer Overflow) và cách khai thác

Khái niệm. Lỗ hổng tràn bộ đệm (Buffer Overflow) là lỗ hổng trong lập trình, cho phép dữ liệu được ghi vào một buffer có thể tràn ra ngoài buffer đó, ghi đè lên dữ liệu khác và dẫn tới hoạt động bất t

0 0 32

- vừa được xem lúc

Share Libraries Hijacking trên Linux

1. Cách thức hoạt động của Share Libraries.

0 0 17