- vừa được xem lúc

React JS - Hiểu về Functional và Class Components

0 0 11

Người đăng: Le Thi Ngoc Tram

Theo Viblo Asia

Phát triển dựa trên component hiện nay là cách rất phổ biến để xây dựng các giao diện người dùng(UI) và các ứng dụng web. Bất kể là bạn đang sử dụng framework hiện đại nào, Angular, Vue hay React, tất cả đều dựa trên component. Vì vậy, hiểu cách sử dụng components hiệu quả sẽ giúp bạn trở thành một Web Developer tốt hơn và để xây dựng được một app React, hay đơn giản là mở rộng thêm kiến thức về lập trình web của mình.

Trong phần thứ 2 của series React JS, bạn sẽ học được những topic sau đây:

  • React component là gì?
  • Functional (Stateless) Components
  • Class (Stateful) Components
  • Tạo và gọi 1 component như thế nào (code example)

Trước khi đọc phần này, nếu bạn chưa đọc qua, tôi recommend bạn đọc phần 1 trước:

1. React Component là gì?

Đầu tiên, mình sẽ định nghĩa về Component trước:

1 component là một block code độc lập, có thể tái sử dụng, nó chia UI thành nhiều phần nhỏ. Mặt khác, có thể nghĩ đơn giản các components như một khối các blocks LEGO. Tương tự, cấu trúc LEGO được tạo từ nhiều blocks LEGO nhỏ, như tạo một web page hoặc UI từ nhiều block code(components).

Tất nhiên chúng ta không muốn có hàng ngàn dòng code trong cùng một file. Việc maintain code cũng gặp khó khăn khi project càng ngày càng lớn lên.

Việc chia source code thành các components giúp ta rất nhiều. Mỗi component có code JS và CSS riêng, chúng có thể tái sử dụng, dễ đọc, dễ viết, dễ test.

React có 2 loại component: Funtional (Stateless)Class (Stateful).

2. Functional (Stateless) Components

1 functional component là một hàm Javascript (hoặc ES6) trả về 1 phần tử/1 element React. Theo official docs của React, hàm dưới đây là một component React hợp lệ:

function Welcome(props) { return <h1>Hello, {props.name}</h1>;
}

Function này là một component React hợp lệ vì nó nhận một "props" (viết tắt của properties) làm tham số và trả về 1 React element - reactjs.org

Vì vậy mình có thể định nghĩa 1 component như 1 JS Function:

function Example() { return ( <h1>I'm a functional component!</h1> );
};

hoặc như ES6 arrow function:

const Example = () => { return ( <h1>I'm a functional component!</h1> );
};

Cả hai functions đều là React component hợp lệ. Chúng có thể nhận props làm tham số(nếu nó cần), nhưng chúng bắt buộc phải trả về React element.

QUAN TRỌNG: Functional components cũng được nói với một cái tên là stateless components bởi vì chúng ta không thể làm nhiều thứ phức tạp như quản lý React State (data) hoặc phương thức life-cycle trong functional components.

Tuy nhiên, React giới thiệu React Hooks trong versions 16.8, giờ nó cho phép chúng ta sử dụng state và những features khác trong functional components. Bạn có thể đọc React Hooks tại đây.

Vậy 1 React Functional Component là:

  • một function Javascript / ES6 function
  • phải trả về 1 React element
  • nhận props làm tham số nếu cần

3. Class (Stateful) Components

Các Class components là những class ES6. Chúng phức tạp hơn functional components ở chỗ nó còn có: phương thức khởi tạo, life-cycle, hàm render() và quản lý state (data). Ví dụ dưới đây là class component:

Bạn có thể thấy, class ExampleComponent kế thừa Component, vì vậy React hiểu class này là một component, và nó renders (returns) 1 React Element.

Vì vậy, một React class component là:

  • là một class ES6, nó sẽ là một component khi nó "kế thừa" React component.
  • có thể nhận props (trong hàm khởi tạo) nếu cần.
  • có thể maintain data của nó với state
  • phải có 1 method render() trả về 1 React element (JSX), or null

4. Tạo Component

Các bước mình sẽ tạo component:

  • Mình sẽ tạo 1 class component, như component cha.
  • Và một functional component như component con.
  • Rồi mình sẽ gọi con trong component cha.
  • Cuối cùng, mình gọi component cha trong file root (app.js)

NOTE: Nếu bạn chưa cài React app, xem tại đây

Bắt đầu với việc tạo components cha và con. Đầu tiên, chúng ta tạo một file tên là parentComponent và file khác cho con (firstChild) với phần mở rộng .js hoặc .jsx

OK, bây giờ trong file parentComponent, đầu tiên chúng ta import ReactComponent (vậy thì React hiểu class này là 1 component), rồi định nghĩa 1 class như dưới:

Vậy ParentComponent bây giờ là 1 class component và sẵn sàng để sử dụng.

Xong, bây giờ trong file firstChild, chúng ta import React rồi định nghĩa một function ES6 như sau:

Component này sẽ return element

, nhưng để thấy đc thẻ <p> này đc render, nó cần được gọi ở đâu đó.

Gọi một component như thế nào?

Một component được gọi như 1 thẻ HTML vậy, nhưng chỉ khác là chúng sẽ bắt đầu bằng chữ hoa, hay được hiểu là theo kiểu PascalCase.

<FirstChild />

Bây giờ, chúng ta gọi component con ở trong component cha:

Cuối cùng, gọi component cha trong root (App) function:

Bây giờ, root file renders parentComponent, bao gồm tất cả mọi thứ trong đó. Hãy cùng xem kết quả:

5. Kết luận

Component là core của React. Mở rộng kiến thức về khi nào và cách sử dụng functional và class component không chỉ giúp chúng ta làm React app có hiệu năng tốt hơn, dễ đọc, dễ test, mà nó còn makes you a better programmer. Cảm ơn các bạn đã đọc. Hẹn gặp lại các bạn trong phần tới.

Bài viết này được dịch từ: https://codeburst.io/react-js-understanding-functional-class-components-e65d723e909

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 407

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 771

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 367

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 460

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436