- vừa được xem lúc

ReactJS - Tìm hiểu về Component Life Cycle

0 0 10.1k

Người đăng: pets pets

Theo Viblo Asia

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về vòng đời của một component và các methods để quản lý vòng đời này.

Lifecycle Methods

componentWillMount đây là method sẽ được thực thi trước khi 1 component được render trên cả server side và client side.

componentDidMount method này được thực thi khi 1 component được render trên client side. Đây là nơi các hàm AJAX requests, DOM or update state được thực thi. Method này cũng đucợ sử dụng để kết nối với các JS Framework khác và các function với delayed execution như setTimeout or setInterval.

componentWillReceiveProps sẽ được thực thi ngay khi thuộc tính props (tìm hiểu props là gì?) được update và trước khi component được render lại. Trong ví dụ dưới, ta sẽ sử dung method này vùng với setNewNumber để update state.

shouldComponentUpdate sẽ trả về kết quả true or false. Phương thức này sẽ xác định 1 component có được update hay không. Mặc định giá trị này là true. Nếu bạn không muốn component render lại sau khi update state hay props thì return giá trị thành false. Các bạn xem ví dụ dưới để hiểu rõ.

componentWillUpdate được gọi khi chúng ta update state của component trước khi nó render lại.

componentDidUpdate sau khi componentWillUpdate ở trên được gọi xong thì đến lượt thằng này được goi.

componentWillUnmount được gọi khi chúng ta unmout 1 component kiểu như xóa nó khỏi react.

Chúng ta xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về các methods ở trên. Chúng ta sẽ khởi tạo state trong App.js, hàm setNewnumber sẽ được dùng để update state và các life cycle methods nằm trong content component

App.js

import React from 'react'; class App extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { data: 0 } this.setNewNumber = this.setNewNumber.bind(this) }; setNewNumber() { this.setState({data: this.state.data + 1}) } render() { return ( <div> <button onClick = {this.setNewNumber}>INCREMENT</button> <Content myNumber = {this.state.data}></Content> </div> ); }
}
class Content extends React.Component { componentWillMount() { console.log('Component WILL MOUNT!') } componentDidMount() { console.log('Component DID MOUNT!') } componentWillReceiveProps(newProps) { console.log('Component WILL RECIEVE PROPS!') } shouldComponentUpdate(newProps, newState) { return true; } componentWillUpdate(nextProps, nextState) { console.log('Component WILL UPDATE!'); } componentDidUpdate(prevProps, prevState) { console.log('Component DID UPDATE!') } componentWillUnmount() { console.log('Component WILL UNMOUNT!') } render() { return ( <div> <h3>{this.props.myNumber}</h3> </div> ); }
}
export default App;

Trong index.js

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import App from './App.jsx'; ReactDOM.render(<App/>, document.getElementById('app')); setTimeout(() => { ReactDOM.unmountComponentAtNode(document.getElementById('app'));}, 10000);

Kết quả render ta được:

Lúc này chỉ có 2 methods được thực thi, đó là componentWillMount và componentDidMount

Khi chúng ta click vào button INCREMENT quá trình update state xảy ra và các life cycle methods khác sẽ được thực hiện

Nhớ hàm settimeout chúng ta đã tạo chứ? Bây giờ sau 10s App component sẽ bị unmount và method cuối cùng được thực hiện:

Xem thêm các bài hướng dẫn ReactJs tại blog này: Hướng dẫn ReactJs - ReactJs tutorial

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 518

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 390

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 722

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 350

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 440

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 429