- vừa được xem lúc

Relationships trong Laravel

0 0 15

Người đăng: giangnt

Theo Viblo Asia

Nếu các bạn đã học về cơ sở dữ liệu thì hẳn mọi người đều biết giữa các bảng có liên kết với nhau. Ở trong Laravel chũng cung cấp cho chúng các Relationships giúp việc truy vấn trở nên dễ dàng hơn.

1. One to One

  • Đây là kiểu quan hệ đơn giản nhất, nó thể hiện cho việc một người có một thứ và thứ đó chỉ thuộc về người này.
  • Như bạn có bảng users và bảng phones thì một user có 1 cái điện thoại và phone đó chỉ thuộc về user đó.
  • Trong laravel để tạo quan hệ cho 2 model có quan hệ One to One ta sử dụng phương thức hasOne.
<?php namespace App\Models; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class User extends Model
{ /** * Get the phone associated with the user. */ public function phone() { return $this->hasOne(Phone::class); }
}
  • Sau khi tạo quan hệ xong ta có thể truy vấn tới phone mà có user có tên là Nguyen Van A như sau:
User::where('name', 'Nguyen Van A')->phone;
  • Ngoài ra bạn cũng có thể định nghĩa khóa ngoại cho quan hệ này bằng cách thêm tham số thứ 2:
return $this->hasOne(Phone::class, 'foreign_key');
  • Ngược lại đối với model Phone ta sử dụng phương thức belongsTo để định nghĩa Inverse với model User:
<?php namespace App\Models; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Phone extends Model
{ /** * Get the user that owns the phone. */ public function user() { return $this->belongsTo(User::class); }
}
  • Giống với model User bạn cũng có thể định nghĩa khóa ngoại bằng cách thêm tham số thứ 2 và tất nhiên là bạn cũng có thể truy vấn tới user tương ứng.

2. One to Many

  • Quan hệ này biểu thị cho mối quan hệ cha-con. Ví dụ như một user có nhiều posts nhưng các bài post chỉ thuộc một user.
  • Mối quan hệ này được biểu diễn như sau:
<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class User extends Authenticatable
{ public function posts() { return $this->hasMany(Post::class); }
}
  • Giống với quan hệ One to One bạn cũng có thể thêm tham số thứ 2 để định nghĩa khóa ngoại.
  • Và bạn cũng phải định nghĩa Inverse cho model Post
<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Post extends Model
{ public function user() { return $this->belongsTo(User::class); }
}

3. Many to Many

  • Quan hệ này phức tạp hơn 2 quan hệ One to OneOne to Many ví như một Product sẽ thuộc nhiều Orders và một Order cũng có nhiều Products.
  • Để biểu diễn được quan hệ này thì chúng ta phải có một bảng thứ 3 là product_order và chưa 2 trường là product_idorder_id.
  • Sau khi có bảng trung gian thì chúng ta định nghĩa quan hệ này thông qua phương thức belongsToMany ở cả 2 model.
namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Product extends Model
{ public function orders() { return $this->belongsToMany(Order::class); }
}
namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Order extends Model
{ public function product() { return $this->belongsToMany(Product::class); }
}
  • Và để định nghĩa khóa ngoại thì bạn cần thêm tham số thứ 2, thứ 3 và thứ 4.

  • Trong đó:

    • Tham số thứ 2 tương ứng với bảng trung gian.
    • Tham số thứ 3tham số thứ 4 tương ứng với khóa ngoại của 2 bảng cần tạo quan hệ.
namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Product extends Model
{ public function orders() { return $this->belongsToMany(Order::class, 'product_order', 'product_id', 'order_id'); }
}
  • Tất nhiên trong một số trường hợp thì bảng trung gian của bạn cũng có thể có thêm các trường khác nữa thì trong Laravel cung cấp cho bạn một phương thức là pivot để lấy ra các trường đó. ví dụ:
$product = Product::find(1); foreach($product->orders as $order)
{ echo $order->pivot->created_at;
}
  • Để có thể lấy được thì bạn cần phải định nghĩa tròng model như sau:
namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Product extends Model
{ public function orders() { return $this->belongsToMany(Order::class)->withPivot('total_price'); }
}

4. Các quan hệ nâng cao

  • Ngoài 3 quan hệ cơ bản ở trên thì laracel có cung cấp thêm cho bạn các quan hệ nâng cao khác.

4.1 Has One Through

  • Đây là một mối quan hệ liên kết các bảng với nhau thông qua một bảng trung gian Ví dụ có 3 bảng:
users id - integer supplier_id - integer suppliers id - integer history id - integer user_id - integer
  • Mặc dù bảng history không chứa supplier_id nhưng chúng ta vẫn có thể truy cập đến lịch sử của user đó bới mối quan hệ hasOneThrough như sau:
<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Supplier extends Model
{ public function userHistory() { return $this->hasOneThrough(History::class, User::class); }
}
  • Với tham số thứ nhất được truyền vào là tên của model mà chúng ta muốn truy cập, tham số thứ 2 là model trung gian.
  • Còn ở hai bảng userhistory chúng ta định nghĩa như bình thường.

4.2 Has Many Through

  • Mối quan hệ has many through này cung cấp cho chúng ta cách truy cập bảng liên kết dễ dàng hơn thông qua bảng trung gian.
teams id - integer name - string users id - integer team_id - integer name - string posts id - integer user_id - integer title - string
  • Giống như Has One Through bạn cũng có thể lấy ra tất cả bài posts của một team bằng cách $team->posts.
<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Team extends Model
{ public function posts() { return $this->hasManyThrough(Post::class, User::class); }
}

4.3 One to One Polymorphic

  • Mối quan hệ này tương tự quan hệ One to One, nhưng mục đích của mối quan hệ này là 1 model có thể belongsTo 1 hay nhiều model khác.
  • Ví dụ một bài post có 1 image và 1 product cũng có 1 image thì bạn cần tạo thêm 2 bảng là post_imageproduct_image để lưu ảnh cho chúng thì với Polymorphic thì bạn chỉ cần 1 bảng images là đủ:
posts id - integer name - string products id - integer name - string images id - integer url - string imageable_id - integer imageable_type - string
  • Trong đó:

    • imageable_idid của bảng products hoặc posts.
    • imageable_type chứa tên của model App\Models\Product hoặc App\Models\Post.
  • Model Image:

<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Image extends Model
{ public function imageable() { return $this->morphTo(); }
}
<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Post extends Model
{ public function image() { return $this->morphOne(Image::class, 'imageable'); }
}
<?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Product extends Model
{ public function image() { return $this->morphOne(Image::class, 'imageable'); }
}
  • Để lấy ra image
$post = Post::find(1); $image = $post->image;
  • Bạn cũng có thể truy vấn ngược để lấy ra post hoặc product:
$image = Image::find(1); $imageable = $image->imageable;

4.4 One to Many Polymorphic

  • Quan hệ này khá giống với quan hệ One to One Polymorphic bạn chỉ cần thay morphOne thành morphMany là được. Vì giống với cách định nghĩa ở trên nên mình sẽ không nhắc lại nữa.

4.5 Many to Many Polymorphic

  • Vì là quan hệ Many to Many nên bạn cũng cần tạp ra một bảng trung gian.
  • Ví dụ một post hay là video có thể có nhiều tags. Sử dụng mối quan hệ many to many polymorphic cho phép bạn truy vấn lấy ra các tags thuộc về một post hay video.
posts id - integer name - string videos id - integer name - string tags id - integer name - string taggables tag_id - integer taggable_id - integer taggable_type - string
  • Cấu trúc model
//post.php <?php namespace App; use Illuminate\Database\Eloquent\Model; class Post extends Model
{ public function tags() { return $this->morphToMany(Tag::class, 'taggable'); }
}
class Tag extends Model
{ public function posts() { return $this->morphedByMany(Post::class, 'taggable'); } public function videos() { return $this->morphedByMany(Video::class, 'taggable'); }
}
  • Muốn lấy ra các tag thuộc về một post ta cũng làm tương tự nhưng mối quan hệ khác.
$post = Post::find(1); foreach ($post->tags as $tag) { //
}
  • hoặc là ngược lại:
$tag = Tag::find(1); foreach ($tag->videos as $video) { //
}

5. Kết luận

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

Ví dụ CRUD với Laravel và Vuejs.

1. Cài đặt Laravel. composer create-project --prefer-dist laravel/laravel vuelaravelcrud. .

0 0 160

- vừa được xem lúc

Một số tips khi dùng laravel (Part 1)

1. Show database query in raw SQL format. DB::enableQueryLog(); // Bật tính năng query logging. DB::table('users')->get(); // Chạy truy vấn bạn muốn ghi log.

0 0 84

- vừa được xem lúc

Inertiajs - Xây dựng Single Page App không cần API

Tiêu đề là mình lấy từ trang chủ của https://inertiajs.com/ chứ không phải mình tự nghĩ ra đâu nhé :v. Lâu lâu rồi chưa động tới Laravel (dự án cuối cùng mình code là ở ver 5.8), thế nên một ngày đẹp trời lượn vào đọc docs ver 8.

0 0 242