- vừa được xem lúc

Singly Linked List

0 0 164

Người đăng: Hiếu Đỗ

Theo Viblo Asia

Tổng quan

Hai bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Array và Hash Table. Và chúng ta thấy cả hai loại cấu trúc dữ liệu đều có những nhược điểm của mình.
Với Array : Chúng ta thường gặp phải vấn đề là chèn hoặc xoá một phần tử chậm và mỗi khi thêm phần tử đến giới hạn, ta lại phải sao chép toàn bộ data sang một vùng nhớ có kích thước lớn gấp đôi.
Với Hash Table : Hàm băm khá là tuyệt, nó sẽ lo cho chúng ta việc lưu bộ nhớ, nhưng tiếc là mảng băm không có thứ tự và bộ nhớ sẽ được lưu rải rác.
Để giải quyết những vấn đề trên chúng ta có thể sử dụng một loại CTDL mới là Linked List.
Nói vậy không có nghĩa Linked List là tốt nhất và ta sẽ luôn sử dụng Linked List, chúng ta luôn có những sự đánh đổi khi dùng một loại CTDL.

Linked List là gì?

Như tên gọi của nó, đó là một loại danh sách có liên kết. Có hai loại Linked List đó là Singly Linked ListDoubly Linked List. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Singly Linked List trước.

Singly Linked List


Như hình vẽ ta có thể thấy mỗi một khối xanh-xanh lá là một Node, mỗi Node chứa một giá trị (value) và một con trỏ (pointer) trỏ đến Node tiếp theo. Node đầu được gọi là Head, nốt cuối gọi là Tail.
Khi một phần tử mà con trỏ trỏ đến Node tiếp theo là Null, ta biết đó là phần tử cuối cùng và là Tail.
Bạn có thể thấy Linked List là một CTDL khá đơn giản, nó là một phần tử liên kết với phần tử tiếp theo với phần tử tiếp theo và giữ cho đến khi phần tử cuối cùng trỏ đến Null.

Con trỏ (Pointer)

Chắc hẳn các bạn cũng đã từng nhiều lần nghe đến khái niệm con trỏ và cũng nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm này.
Hiểu đơ giản thì con trỏ là một tham chiếu đến một vị trí khác, một bộ nhớ khác hoặc một đối tượng khác, ở đây là một Node khác.
Chúng ta cùng xem qua một ví dụ:

 final obj1 = {'value': 1}; final obj2 = obj1; obj1['value'] = 2; print(obj2);

Và kết quả nhận được:

dart implement.dart
{value: 2}

Kết quả xảy ra như vậy là ở đây tôi đã tạo ra một con trỏ ở đây nói rằng đối tượng obj2 sẽ tham chiếu đến obj1 và cả 2 đối tượng sẽ cùng trỏ đến một vị trí bộ nhớ, con trỏ ở đây đơn giản là một vị trí trong bộ nhớ.

Cách implement và các hàm cơ bản

Chúng ta cùng xem qua một cách implement từ đầu một Linked List

class Node<E> { final E value; Node? next; Node(this.value, this.next);
} class MyLinkedList<E> { Node? head; Node? tail; var length = 0; MyLinkedList(E value) { head = Node(value, null); tail = head; length = 1; } Node append(value) { final newNode = Node(value, null); tail!.next = newNode; tail = newNode; length++; return head!; } Node appendAll(List<E> values) { values.forEach((element) { append(element); }); return head!; } Node prepend(value) { final newNode = Node(value, head); head = newNode; length++; return head!; } Node insert(index, value) { if (index > length) { throw Exception("Out of index"); } else if (index == 0) { prepend(value); } else if (index == length) { append(value); } else { final leadNode = traverseToIndex(index - 1); final newNode = Node(value, leadNode!.next); leadNode.next = newNode; } length++; return head!; } Node? remove(index) { if (index >= length) { throw Exception("Out of index"); } else if (index == 0) { head = head!.next; } else { final leadNode = traverseToIndex(index - 1); final removeNode = leadNode!.next; leadNode.next = removeNode!.next; removeNode.next = null; } length--; return head; } Node? traverseToIndex(int index) { var count = 0; var temp = head; while (count != index) { temp = temp!.next; count++; } return temp; } Node? reverse() { if (length == 1) { return head; } var first = head; var second = first!.next; while (second != null) { var temp = second.next; second.next = first; first = second; second = temp; } head!.next = null; head = first; return head; }
}

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn vào các hàm cơ bản của Linked List.

Append

final newNode = Node(value, null);
tail!.next = newNode;
tail = newNode;
length++;

Qua đoạn code trên, chúng ta có thể thấy việc thêm một Node mới vào cuối của Linked List là khá đơn giản, chỉ cần update lại con trỏ của phần tử cuối cùng(tail) trỏ vào Node mới và update Node mới là phần tử cuối cùng.
Chúng ta có thể thấy độ phức tạp hàm này là O(1).

Prepend

final newNode = Node(value, head);
head = newNode;
length++;

Tương tự, việc thêm vào đầu Linked List cũng khá đơn giản và có độ phức tạp là O(1), chỉ cần update Node mới trỏ và head và update node mới là head.

Get

 Node? get(int index) { var count = 0; var temp = head; while (count != index) { temp = temp!.next; count++; } return temp; }

Việc look up phần tử của Linked List bắt buộc cần di chuyển tuần tự từ Head và đi tới vị trí cần lấy, nên việc tìm kiếm phần tử theo chỉ mục của Linked List sẽ có độ phức tạp là O(n).

Insert

if (index > length) { throw Exception("Out of index"); } else if (index == 0) { prepend(value); } else if (index == length) { append(value); } else { final leadNode = traverseToIndex(index - 1); final newNode = Node(value, leadNode!.next); leadNode.next = newNode; } length++;

Việc insert như chúng ta thấy nếu insert vào đầu hoặc cuối thì sẽ tương tự với việc append hoặc prepend.
Nhưng nếu chèn một phần tử vào giữa thì sẽ phức tạp hơn, chúng ta sẽ cần tìm Node tại vị trí index-1, sau đó cập nhật con trỏ của Node mới vào Node(index) và cập nhật con trỏ next của Node(index-1) vào Node mới tạo.
Vì muốn thêm một phần tử vào vị trí index, ta cần tìm phần từ tại vị trí index-1 nên việc chèn một phần tử vào LinkedList sẽ là O(n).

Remove

Node? remove(index) { if (index >= length) { throw Exception("Out of index"); } else if (index == 0) { head = head!.next; } else { final leadNode = get(index - 1); final removeNode = leadNode!.next; leadNode.next = removeNode!.next; removeNode.next = null; } length--; return head; }

Tương tự, việc xoá một phần tử ở giữa LinkedList thì ta cũng cần tìm phần tử ở vị trí index-1 và cập nhật lại con trỏ của vị trí index-1 sẽ trỏ đến vị trí index+1. nên độ phức tạp cũng là O(n).

Tạm kết

Chúng ta vừa đi qua một lượt về Singly Linked List, trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Doubly LinkedList và đánh giá cách sử dụng chúng.
Cảm ơn các bạn.

Link Github

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Lập trình và tư duy thuật toán sáng tạo (Kì 2) - Tóm lược kiến thức đại số tổ hợp

Trong phần đầu Lập trình và tư duy thuật toán sáng tạo (Kì 1) Mình đã giới thiệu về khái niệm, lý do bạn cần sử dụng thuật toán và những điều cơ bản đề giải quyết một bài toán. Và giờ thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu xem thế giới "diệu kỳ" này có gì nhé.

0 0 188

- vừa được xem lúc

Process (Máy tính) và những điều có thể chưa biết - Phần II - Multitasking

Tiếp nối phần I mình đã tìm hiểu Process như thế nào, các component của 1 Process, và cách Process hoạt động. Phần tiếp theo này chúng ta cùng xem liệu Multitasking có phải là bến đỗ hạnh phúc khi muốn optimize thời gian chạy của 1 chương trình.

0 0 5.2k

- vừa được xem lúc

Process (Máy tính) và những điều có thể chưa biết - Phần I

Chào anh em một buổi sáng đầy năng lượng. Lý do mình viết bài chia sẻ này vì có 2 vấn đề mình thấy rất nhiều bạn gặp phải.

0 0 174

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu khái niệm Hash Table

Có lẽ khái niệm này cũng không quá xa lạ gì với các anh em Engineer và bản thân mình sau 2 năm đầu đi làm và lần đầu tiên nghe về khái niệm này cũng hiểu một cách rất là mơ hồ . Yeah và dĩ nhiên không để nỗi đau thêm dài (thật ra mình tò mò là chính) nên mình cũng tìm hiểu về cách làm việc của Hash

0 0 147

- vừa được xem lúc

Thuật toán Apriori khai phá luật kết hợp trong Data Mining

Bài toán khai thác tập phổ biến (frequent itemset) là bài toán rất quan trọng trong lĩnh vực data mining. Bài toán khai thác tập phổ biến là bài toán tìm tất cả tập các hạng mục (itemset) S có độ phổ

0 0 523

- vừa được xem lúc

Series Data structures and algorithms

Giới thiệu. Xin chào các bạn. Tổng quan. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng các cấu trúc dữ liệu như Array,Map.

0 0 155