- vừa được xem lúc

Sử dụng WordPress.com như một headless CMS

0 0 8

Người đăng: AlexX

Theo Viblo Asia

Với nhu cầu thêm một blog đơn giản vào trang web có sẵn mà không phải tốn thời gian code và deploy thêm phần CMS, mình quyết định sử dụng Wordpress.com như một Headless CMS.

Headless CMS là gì?

Một headless CMS là một hệ thống quản lý nội dung mà không có giao diện người dùng trực tiếp. Thay vào đó, nó cung cấp dữ liệu thông qua API để các ứng dụng khác (chẳng hạn như ứng dụng web, ứng dụng di động) có thể truy cập và hiển thị nội dung.

WordPress.com

WordPress.com là một dịch vụ cung cấp sẵn các trang web và các công cụ tạo trang web dựa trên nền tảng WordPress.

Khác với WordPress.org, nơi bạn cần tự cài đặt và tự quản lý trang web của mình, WordPress.com cung cấp một giải pháp trọn gói, cho phép người dùng tạo và quản lý trang web mà không cần phải lo lắng về việc quản lý hosting, cập nhật phần mềm hoặc bảo trì.

WordPress.com có nhiều plan với giá khác nhau, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng không lớn mình sẽ chỉ sử dụng gói free. Gói free chỉ được cấp 1GB storage, và không cài được plugin 😅

Sử dụng WordPress.com như một headless CMS

1.Tạo nội dung trên WordPress.com

Sau khi đăng ký một tài khoản, bắt đầu bằng cách viết bài viết, tạo trang, hoặc thêm bất kỳ loại nội dung nào bạn muốn trình bày trên trang web của mình.

Việc soạn thảo bằng block editor của Wordpress khá là trực quan và thú vị.

2. Sử dụng REST API

WordPress.com cung cấp một REST API cho phép bạn truy xuất dữ liệu từ trang web của mình. Bạn có thể sử dụng API này để lấy thông tin về bài viết, trang, danh mục, hình ảnh, và nhiều nội dung khác.

Để lấy danh sách các bài viết đã đăng, có thể dùng API GET https://public-api.wordpress.com/rest/v1.1/sites/{$site}/posts/

Ví dụ, trang web mình đã đăng ký là https://giarevnn.wordpress.com thì API để get danh sách bài viết là https://public-api.wordpress.com/rest/v1.1/sites/giarevnn.wordpress.com/posts/

Bạn có thể xem đầy đủ danh sách các API được hỗ trợ tại trang WordPress.com REST API

3. Xây dụng frontend

Sau khi đã có REST API, bạn có thể xây dụng trang frontend bằng React, Vue hoặc bất kỳ framework nào và hiển thị các bài đăng đã viết bằng các API đã được cấp.

Lưu ý

Vì chỉ sử dụng như một Headless CMS, có nghĩa là chúng ta sẽ không sử dụng phần frontend của Wordpress nên chúng ta sẽ cần phải disable nó đi để tránh trùng lặp nội dung với trang web chính của bạn.

Để làm việc này, hãy truy cập Settings > General trên CMS của bạn, chọn Coming Soon ở mục Privacy và lưu lại. Bây giờ trang frontend tạo bởi wordpress.com chỉ hiển thị trang Comming Soon

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WordPress trên localhost bằng XAMPP (Ubuntu 18.04)

Mở đầu. Ngày nay, khi thương mại điện tử đang phát triển mạnh thì mỗi doanh nghiệp hay cá nhân đều muốn sở hữu cho mình một trang web riêng.

0 0 24

- vừa được xem lúc

Cách sử dụng Composer, Laravel Mix với Wordpress

MÌnh code Laravel cũng khá lâu nên cũng quen với cách tổ chức code PHP theo dạng OOP, Namespace, autoload theo chuẩn PSR-4 và cài cắm thêm nhiều các packages/library qua Composer. Và mình cũng áp dụng

0 0 40

- vừa được xem lúc

Cách dùng Docker để phát triển ứng dụng Wordpress

Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn cách dựng môi trường phát triển cho ứng dụng Wordpress một cách nhanh chóng bằng Docker thông qua một boilerplate có sẵn đó là sun-asterisk-research/docker-php-develop

0 0 59

- vừa được xem lúc

15 Phút Để Tạo Một Trang Blog Cá Nhân Miễn Phí

Chào mọi người, hôm nay mình sẽ chia sẻ cách tạo một trang blog hoàn toàn miễn phí, vô cùng đơn giản với Wordpress. Có thể tuỳ ý điều chỉnh theo sở thích, cũng như nâng cấp mở rộng khi có nhu cầu cao

0 0 41

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn tìm bug wordpress plugin (phần 1)

Viblo May Fest 2021 là sự kiện nhằm thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức, chung tay phát triển cộng đồng IT Việt Nam. Những người tham gia sự kiện sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn đến từ ban tổ chức.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn tìm bug wordpress plugin (phần 3)

Tiếp tục với loạt bài hướng dẫn tìm bug wodpress plugin thì trong phần 3 này mình sẽ chia sẻ cách mình tìm lỗi SQL injection. Ngoài lỗi này ra mình còn tìm các lỗi khác nữa và sẽ viết bài chia sẻ nếu

0 0 24