Khi phát triển phần mềm, việc kiểm thử (testing) là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm. Tuy nhiên, test web và test app lại có những đặc điểm và yêu cầu khác biệt rõ rệt. Mặc dù cả hai đều nhằm mục đích cuối cùng là mang đến một trải nghiệm mượt mà mà ko gặp sự cố. Nhưng do sự khác biệt về môi trường hoạt động, tính năng và cách thức tương tác, quy trình kiểm thử ko hoàn toàn giống nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh và phân tích sự khác biệt giữa test app và test web.
1. Môi trường kiểm thử
- Test Web: Web chủ yếu được kiểm thử trên các trình duyệt web phổ biến. Việc kiểm thử cần xét đến khả năng tương thích với các trình duyệt khác nhau (Chrome, Firefox, Safari, Edge), các yếu tố hệ điều hành, độ phân giải màn hình và phiên bản trình duyệt.
- Test App: Đối với ứng dụng di động, môi trường kiểm thử bao gồm nhiều loại thiết bị như: smartphone, tablet từ các thương hiệu lớn (Samsung, Apple, Google) và trên các nền tảng hệ điều hành khác nhau (iOS, Android, Windows).
2. Kích thước màn hình
- Test Web: Web thường được kiểm tra trên các thiết bị có màn hình lớn, chẳng hạn như máy tính để bàn và laptop.
- Test App: App phải tương thích với các kích thước màn hình nhỏ và màn hình cảm ứng. Các ứng dụng cần đảm bảo giao diện người dùng (UI) phù hợp với màn hình của smartphone, tablet, hoặc phablet.
3. Tương tác người dùng
- Test Web: Web chủ yếu yêu cầu người dùng tương tác qua chuột và bàn phím trên máy tính, điều này không yêu cầu thiết bị phần cứng đặc biệt.
- Test App: Người dùng tương tác qua màn hình cảm ứng. Các thao tác như: chạm, vuốt, kéo đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.
4. Lưu trữ và RAM
- Test Web: Máy tính có bộ nhớ và lưu trữ lớn hơn nhiều so với thiết bị di động. Các ứng dụng web không yêu cầu bộ nhớ thiết bị quá lớn.
- Test App: Thiết bị di động có dung lượng RAM và bộ nhớ hạn chế, Các ứng dụng di động có thể dễ dàng chiếm dụng hết bộ nhớ của thiết bị.
5. Truy cập Internet
- Test Web: Đối với web, kết nối mạng thường được giả định là ổn định và liên tục. Việc kiểm thử chủ yếu diễn ra khi có kết nối mạng thành công.
- Test App: Với App cần kiểm tra khả năng hoạt động trong các tình huống kết nối mạng khác nhau, bao gồm: 3G, 4G, Wi-Fi, tín hiệu yếu và cả khi mất kết nối.
6. Khi bị gián đoạn
- Test Web: Trong quá trình test web, việc gián đoạn do các yếu tố bên ngoài như cuộc gọi đến, tin nhắn, thông báo hệ thống hiếm khi xảy ra.
- Test App: Đối với app việc gián đoạn rất dễ xảy ra. Các ứng dụng mobile có thể bị gián đoạn bởi nhiều yếu tố như cuộc gọi đến, tin nhắn SMS, thông báo từ các ứng dụng khác, hoặc sự thay đổi về kết nối mạng (Wi-Fi → 3G/4G)
7. Cài đặt, gỡ bỏ và cập nhật
- Test Web: Không cần cài websize, người dùng chỉ cần truy cập vào trang web thông qua trình duyệt. Websize có thể được cập nhật trực tiếp trên máy chủ mà không cần người dùng thực hiện bất cứ hành động nào.
- Test App: App cần được cài đặt từ các cửa hàng ứng dụng (App Store, Google Play), và có thể gỡ bỏ hoặc cập nhật từ đó.
Kết Luận
-
Test Web: Tập trung vào tính tương thích với các trình duyệt và thiết bị khác nhau, không cần quan tâm đến gián đoạn do cuộc gọi hay tin nhắn. Các test case chủ yếu kiểm tra tính năng của web (đăng nhập, thanh toán, tải file) trên nền tảng máy tính.
-
Test App: Cần chú ý đến khả năng tương tác cảm ứng, gián đoạn ứng dụng, và tính ổn định khi thay đổi kết nối mạng hoặc khi cài đặt/ cập nhật ứng dụng. Kiểm thử các tình huống mất tín hiệu, tín hiệu yếu, và các thay đổi khi cập nhật ứng dụng di động rất quan trọng.