- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa Props và State trong ReactJS

0 0 9

Người đăng: Zizou

Theo Viblo Asia

Gần đây mình có tìm hiểu về ReactJS, trong quá trình tìm hiểu thì mình thấy PropsState được dùng khá là nhiều. Vậy chúng là gì và chúng khác nhau như thế nào, ở bài viết này thì mình sẽ trình bày cho các bạn về những phần đó.

1.Props

  • Khái niệm : là 1 từ viết ngắn gọn của properties , nhưng lại là 1 khái niệm trong ReactJS. props là 1 đối tượng, nó lưu trữ các giá trị của các attribute (thuộc tính) của một thẻ (Tag).Là cách mà component có thể nhận được các giá trị của thuộc tính truyền vào từ bên ngoài vào, và là cách mà các component có thể nói chuyện với nhau.

Ví dụ :

function Welcome(props) { return <h1>Hello, {props.name}</h1>;
} const element = <Welcome name="ReactJS" />;
ReactDOM.render( element, document.getElementById('root')
);

Trong đó, name{props.name} là property, Welcome là Component. Mỗi property của Component sẽ tương ứng với 1 attribute của thẻ, giá trị của attribute sẽ được truyền vào property của Component.

  • Chúng ta sử dụng props để truyền gửi dữ liệu đến các component.
  • Mọi component được gọi là hàm javascript thuần khiết (pure function).
  • props tương ứng với tham số của pure function javascript .
  • Không thể thay đổi dữ liệu của props .

Với ví dụ trên, dòng <Welcome name="ReactJS" /> tạo ra một Component Welcomeattribute có value là ReactJS, ở bên trên chúng ta có 1 function component trả về Hello, {props.name} và như vậy, {props.name} sẽ cho chúng ta giá trị là ReactJS mà Component Welcome truyền vào, và cuối cùng thì khi render sẽ ra đoạn : Hello, ReactJS. Giống như là 1 cách gọi hàm trong javascript đúng không nhỉ ?

  • Không nên thay đổi props: bạn có thể thay đổi props bằng cách sử dụng setProps hay replaceProps nhưng không được React khuyến khích ( Props are Read-Only) - React tuân theo 1 rule đó là pure function: không làm thay đổi giá trị đầu vào và luôn trả về 1 kiểu định dạng.

Chúng ta hãy cùng thử xem ví dụ (mình lấy từ trang chủ của React):

function Clock(props) { return ( <div> <h1>Hello, world!</h1> <h2>It is {props.date.toLocaleTimeString()}.</h2> </div> );
} function tick() { ReactDOM.render( <Clock date={new Date()} />, document.getElementById('root') );
} setInterval(tick, 1000);

Có thể thấy Clock component vẫn phải phụ thuộc vào function tick() để update data.Để Clock component sẽ hoạt động độc lập và tự update chính nó thì chúng ta sẽ sử dụng State.

2. State

  • Khái niệm: Cũng giống như props , state cũng lưu trữ thông tin về component, nhưng là lưu trữ dữ liệu động của một component.
  • State là dữ liệu động , nó cho phép một component theo dõi thông tin thay đổi giữa các kết xuất (render) và làm cho nó có thể tương tác.
  • State chỉ có thể được sử dụng ở trong một component sinh ra nó.
  • Nếu dự đoán được một component cần quản lý state, thì nó nên được tạo ở trong một class component chứ không phải là một function component.

Và với ví dụ trên thì chúng ta bắt đầu thử sử dụng state thay cho props xem sao nhé ?

1. Thay thế this.props.date bằng this.state.date ở render() method.

class Clock extends React.Component { render() { return ( <div> <h1>Hello, world!</h1> <h2>It is {this.state.date.toLocaleTimeString()}.</h2> </div> ); }
}

2. Thêm class contructor().

class Clock extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = {date: new Date()}; } render() { return ( <div> <h1>Hello, world!</h1> <h2>It is {this.state.date.toLocaleTimeString()}.</h2> </div> ); }
}

3. Xóa date prop từ <Clock /> element.

ReactDOM.render( <Clock />, document.getElementById('root')
);

Có vẻ như vẫn đang thấy hơi sai sai vì Clock chỉ update khi F5, để giải quyết được bài toán đó thì chúng ta cần thêm các method đặc biệt gọi là lifecycle methods, và ở ví dụ này chúng ta thêm 2 function:

  • componentDidMount(): đây là nơi chúng ta khởi tạo Timer

  • componentWillUnmount(): đây là nơi chúng ta clear Timer

Và cuối cùng để update state chúng ta sử dụng this.setState(), full code :

class Clock extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = {date: new Date()}; } componentDidMount() { this.timerID = setInterval( () => this.tick(), 1000 ); } componentWillUnmount() { clearInterval(this.timerID); } tick() { this.setState({ date: new Date() }); } render() { return ( <div> <h1>Hello, world!</h1> <h2>It is {this.state.date.toLocaleTimeString()}.</h2> </div> ); }
} ReactDOM.render( <Clock />, document.getElementById('root')
);

Đoạn code sẽ hoạt động như sau:

  • Component khởi tạo và khởi tạo luôn State với date = current time
  • Sau khi Compnent khởi tạo với giá trị state được khởi tạo thì componentDidMount sẽ chạy và khởi tạo interval và gán nó cho this.Timer
  • Sau khi interval chạy thì sẽ update State mỗi giây bằng method this.setState()
  • State thay đổi sẽ raise sự kiện change và render sẽ update UI mới nhất.
  • Trước khi chúng ta rời khởi page thì function componentWillUnmount() sẽ chạy và clear interval

Và chúng ta có một chút so sánh giữa stateprops

Props State
Có thể nhận giá trị ban đầu từ component cha Yes Yes
Có thể thay đổi bởi component cha Yes No
Có thể set giá trị mặc định bên trong component Yes Yes
Có thể thay đổi bên trong component No Yes
Có thể set giá trị ban đầu cho các component con Yes Yes
Có thể thay đổi trong các component con Yes No

Chốt tộ

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về propsstate và có gì chưa đúng mong các bạn góp ý ?

Tham khảo :

https://reactjs.org/docs/components-and-props.html

https://reactjs.org/docs/state-and-lifecycle.html

https://lucybain.com/blog/2016/react-state-vs-pros/

https://www.agiliq.com/blog/2018/05/understanding-react-state-and-props/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 502

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 378

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 702

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 336

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 424

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 415